a. Ông Trần Xuân Trường, sinh năm 1975 và bà Phạm Thị Lệ Ngân,
2.2.2. Bình luận kết quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng từ thực tiễn tại toà án
thực tiễn tại toà án
Từ thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng nói chung và việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tồ án nhân dân nói riêng trong thời gian qua, có thể nhận thấy, trong q trình giải quyết các tranh chấp về HĐTD, hệ thống Toà án nhân dân các cấp đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể là:
Thứ nhất, các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tồ án hiện nay
đa phần là tranh chấp giữa ngân hàng và cá nhân, tổ chức đi vay, các tình tiết trong vụ việc còn đơn giản, vụ việc tranh chấp xảy ra ít, nên thuận lợi cho việc giải quyết vụ án phù hợp với trình độ chun mơn của Thẩm phán ở Tịa án cấp quận, dễ dàng đưa ra đường lối giải quyết và ra bản án phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ sở để giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng hiện nay cũng khá thuận lợi với hệ thống pháp luật có liên quan để giải quyết các tranh chấp được quy định tương đối rõ ràng, đầy đủ và cụ thể, rõ trong các văn bản luật và dưới luật về hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng như là Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung 2017 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố dụng dân sự 2015 và các văn bản dưới luật khác quy định về điều kiện cho vay, quy chế đảm bảo tiền vay, pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm. Với hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ tín dụng ngân hàng tương đối đầy đủ, đã tạo cơ sở pháp lý vững vàng cho các thẩm phán ở Tòa án huyện dễ dàng tìm ra đường lối giải quyết cũng như việc ra quyết định hoặc bản án một cách chính xác.
Thứ hai, thực tế cho thấy trong quá trình giải quyết tranh chấp về hợp
56
dân sự theo quy định của pháp luật. Quá trình giải quyết tranh chấp được tiến hành đúng trình tự từ giai đoạn thụ lý vụ án, xác định tư cách đương sự đầy đủ, giai đoạn hòa giải và chuẩn bị xét xử đến giai đoạn mở phiên tịa xét xử sơ thẩm. Nhìn chung các vụ tranh chấp HĐTD do Tòa án thụ lý trong thời gian qua đều tuân thủ đúng quy định, chỉ một vài vụ đưa ra xét xử quá hạn luật định vì lý do đương sự cố tình chây ì hoặc do vụ án phức tạp cần phải có kết quả giám định.
Thứ ba, hệ thống Tồ án nhân dân đã khơng ngừng nâng cao chất lượng
xét xử, làm rõ những yêu cầu của đương sự trong vụ án, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để giải quyết vụ án. Công tác giải quyết tranh chấp về cơ bản được thực hiện đúng các quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Hầu hết các phiên tòa đã diễn ra đều bảo đảm được yêu cầu: Hội đồng xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng; Tôn trọng quyền con người; Hội đồng xét xử đã thực hiện hết thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật, các phiên tòa được tổ chức tốt hơn. Những phán quyết của Hội đồng xét xử đưa ra đều trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa, được dư luận xã hội ủng hộ và đánh giá cao.
Thứ tư, Đảng ủy, ban lãnh đạo TAND các cấp hiện nay luôn sát sao
trong công tác chỉ đạo, điều hành, đề ra nhiều chủ trương đúng đắn nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải quyết án và các công tác khác của đơn vị; Cán bộ cơng chức có nhiều cải tiến, sáng kiến trong cơng tác, thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm cao nhất, cố gắng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua của ngành, đặc biệt là trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các bên chủ thể.
Thứ năm, hệ thống Tòa án hiện nay đã thực hiện việc trao đổi báo cáo,
thống kê quá trình giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại trên phần mềm, gửi báo cáo, văn bản qua email cho lãnh đạo duyệt, chỉnh sửa, tiết kiệm
57
được việc in ấn, thời gian chờ đợi, tiết kiệm về mặt tài chính cho đơn vị. Đặc biệt đối với một số máy tính của nhiều đơn vị hiện nay làm công tác báo cáo thống kê đã nối mạng LAN để truy cập, trao đổi và lấy thông tin một cách dễ dàng, đảm bảo thụ lý các vụ án nói chung và vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng đến đâu, giải quyết dứt điểm ln đến đó. Cũng nhờ áp dụng công nghệ thông tin nên đã hạn chế lần hỗn phiên tồ, nhằm nâng cao chất lượng và tiến độ giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, tiết kiệm được thời gian, tiền của đi lại của các đương sự cũng như thời gian, kinh phí mở phiên tồ. Việc giao bản án ngay sau khi xét xử đã có thể thực hiện được nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự. Các tổ chức và hoạt động khác trong cơ quan cũng được quan tâm và phát triển tạo điều kiện phát triển chung một cách đồng bộ, tạo điều kiện về tinh thần cho cán bộ công chức trong đơn vị yên tâm cơng tác hồn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Việc áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án đã và đang được hệ thống Tòa án các cấp áp dụng một cách hiệu quả. Chất lượng xét xử được đảm bảo, tỉ lệ kháng cáo kháng nghị sau khi xét xử thấp.
Về phương diện hoạt động, có thể nói việc giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng tại Toà án hiện nay đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án đã góp phần phân định tính đúng đắn, hợp pháp trong hành vi của các chủ thể, rút ngắn thời gian giải quyết vụ án cũng như góp phần ổn định mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa các bên. Hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các bên được đúc kết đã trở thành những bài học kinh nghiệm quý báu góp phần nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả giải quyết các tranh chấp nói chung và tranh chấp về hợp đồng tín dụng nói riêng được dự báo sẽ gia tăng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường kinh tế trong những năm tới.
58