Giải pháp góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đương sự là cá nhân trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín

Một phần của tài liệu Đương sự là cá nhân trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án nhân dân (Trang 77 - 82)

a. Ông Trần Xuân Trường, sinh năm 1975 và bà Phạm Thị Lệ Ngân,

3.2. Giải pháp góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đương sự là cá nhân trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín

pháp luật về đương sự là cá nhân trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tồ án

3.2.1. Giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật về đương sự là cá

nhân trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tịa án

Thứ nhất, cần có sự tách bạch các quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự thành những điều khoản riêng

Mặc dù đã có sự sửa đổi, bổ sung về nội dung nghĩa vụ của đương sự nhưng về kết cấu điều luật vẫn khơng có gì thay đổi so với BLTTD năm 2004 sửa đổi, bổ sung 2011. Tại điều 70 BLTTD 2015 vẫn quy định gộp cả về quyền và nghĩa vụ của đương sự mà khơng có sự phân tách ra từ khoản nào đến khoản nào là quy định về quyền, từ khoản nào đến khoản nào quy định về nghĩa vụ. Như vậy, cách liệt kê quyền và nghĩa vụ từ khoản 1 đến khoản 26 Điều 70 BLTTD 2015 là không khoa học, rất dễ dẫn đến sự không rõ ràng gây hiểu nhầm như theo khoản 5 Điều 70 quy định việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, theo quy định trên thì có thể hiểu việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh chỉ là quyền của đương sự mà không phải nghĩa vụ. Hay là việc tham gia phiên tòa, phiên họp của đương sự quy định tại khoản 15 Điều 70 BLTTD 2015 chỉ là quyền hay vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của đương sự.

Chính vì vậy, các nhà làm luật nên tách Điều 70 của BLTTD 2015 ra làm hai khoản, trong đó khoản 1 bao gồm quy định về các quyền của đương sự và khoản 2 quy định những nghĩa vụ của đương sự, để cho đương sự cũng như chủ thể khác biết được đương sự có những quyền gì và có những nghĩa vụ gì khi đương sự tham gia tố tụng tại Tòa án.

72

Thứ hai, về thủ tục tố tụng trong trường hợp các đương sự vắng mặt hoặc đến muộn

Xử lý nghiêm đối với các trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa là để tăng cường kỉ cương, kỷ luật trong tố tụng, phòng ngừa những vi phạm có thể xảy ra, bảo đảm sự tơn nghiêm của Tịa án, ảnh hưởng đến uy tín của Tòa án cũng như chất lượng, hiệu quả giải quyết các vụ việc của Tòa án. Với quy định của BLTTD hiện hành thì đã bỏ quy định xử lý bằng hình thức Tịa án phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khơng có u cầu độc lập trong trường hợp đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn khơng có mặt tại Tịa án hoặc khơng có mặt tại phiên tịa khơng có lý do chính đáng như quy định tại Điều 384 BLTTD 2004, sửa đổi 2011 trước đây. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì ngồi việc họ sẽ bị Tịa án xét xử vắng mặt mà còn bị xử phạt vi phạm hành chính mới có tác dụng răn đe đương sự có ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ tố tụng. Do đó, BLTTD 2015 cần sửa đổi, bổ sung theo hướng: “Bị đơn khơng có u cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khơng có u cầu độc lập đã được Tịa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt tại phiên tịa thì Tịa án ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét xử vắng mặt họ”. Đối với hành vi khơng có mặt theo triệu tập hợp lệ của Tòa án lần thứ nhất mà khơng có lý do chính đáng sẽ bị cảnh cáo; Lần thứ hại mà khơng có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Theo đó, tiến hành sửa cụm từ “Đình chỉ giải quyết vụ án” tại điểm a khoản 2 Điều 227 BLTTD thành “Đình chỉ giải quyết yêu cầu” vì đình chỉ giải quyết vụ án là không xem xét, giải quyết bất cứ yêu cầu nào nữa. Mà trong một vụ án có nhiều u cầu thì chỉ được đình chỉ giải quyết u cầu đó chứ trong trường hợp này khơng thể đình chỉ giải quyết vụ án đối với tất cả yêu cầu được.

73

Đồng thời, để nâng cao tính kỉ cương trong hoạt động tố tụng của Tòa án cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự khi tham gia tố tụng tại Tịa án thì tại Điều 245 BLTTD 2015 nên bổ sung thêm trường hợp để thay đổi địa vị tố tụng, cụ thể như sau: ửa Điều 245 BLTTD :

1. Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc Tòa án đã triệu tập hợp lệ nguyên đơn đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khơng có lý do nhưng bị đơn vẫn giữ ngun yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.

2. Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố hoặc Tòa án đã triệu tập hợp lệ nguyên đơn, bị đơn đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khơng có lý do nhưng người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.

BLTTD cần bổ sung thêm quy định trường hợp đương sự, người đại diện hợp pháp của họ đến muộn tại phiên tịa thì HĐXX xem xét vào lý do đến muộn, thời điểm đến muộn của họ mà quyết định tiếp tục xét xử coi như họ vắng mặt hay cho họ tham gia phiên tòa từ phần thủ tục nào .

PLTTD không quy định phải mở bao nhiêu phiên hòa giải, tuy nhiên trên thực tế, để giải quyết vụ án dân sự, Tịa án có thể tiến hành nhiều phiên hịa giải ít nhất là 2 lần (nếu thời hạn chuẩn bị xét xử cịn). Vì vậy, BLTTD 2015 cần quy định rõ bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải cuối cùng .

Thứ ba, về việc xử lý các hành vi không thực hiện nghĩa vụ của các đương sự là cá nhân trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng

74

Đương sự khơng thực hiện nghĩa vụ, có các hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, vi phạm nội quy, trật tự phiên tịa, phiên họp khơng thi hành quyết định của tòa về việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án được coi là các hành vi cản trở hoạt động TTD tại Chương XL BLTTD . Hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt hành chính đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan (Điều 498 BLTTD 2015). Ủy ban thường vụ Quốc hội cần sớm ban hành Pháp lệnh Xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tịa án nhân dân, trong đó có quy định cụ thể về việc xử lý hành vi vi phạm NVTT của đương sự trong TTD là hết sức cần thiết, tạo cơ sở pháp lý cụ thể về các vấn đề về thủ tục, thẩm quyền xử phạt, hình thức, mức xử lý, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý đối với các hành vi cản trở hoạt động TTD để xử lý nghiêm minh những hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong tố tụng, giáo dục mọi người chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, phịng ngừa những vi phạm có thể xảy ra, nâng cao uy tín của Tịa án, bảo đảm sự tôn nghiêm của Tịa án, sự tơn trọng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với Tòa án, tạo điều kiện để Tòa án giải quyết các vụ việc nói chung và vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại nói riêng nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật.

Thứ tư, cần có quy định thống nhất về thời hiệu khởi kiện cho đương sự

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hiện hành thì tranh chấp phát sinh từ HĐTD là loại tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu nên sẽ không áp dụng thời hiệu. Tuy nhiên, với quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất của BLTTD sửa đổi bổ sung 2011 thì chỉ khơng áp dụng thời hiệu đối với việc địi nợ gốc, cịn việc địi nợ lãi thì

75

vẫn áp dụng thời hiệu. Việc quy định như vậy dẫn đến hiện nay việc xác định thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp HĐTD của Tòa án cịn gặp nhiều khó khăn bởi quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện như hiện tại có thể dẫn đến có nhiều cách hiểu khách nhau trên thực tế về thời hiệu khởi kiện.

Theo quy định tại Điều 84 BLTTD 2015 thì thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo quy định của BLD 2015. Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu theo nguyên tắc: Cá nhân người khởi kiện phải yêu cầu Tòa án, trọng tài giải quyết vụ, việc dân sự trong thời hạn luật định, hết thời hạn đó mà cá nhân, pháp nhân mới có u cầu thì thay vì từ chối giải quyết yêu cầu của cá nhân, pháp nhân như quy định hiện hành, Tòa án hoặc trọng tài vẫn thụ lý, giải quyết và tuyên bố chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc được miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Người được hưởng quyền dân sự có quyền từ chối việc hưởng quyền, người được miễn trừ nghĩa vụ dân sự có quyền từ chối việc miễn trừ nghĩa vụ, trừ trường hợp việc từ chối đó có mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội.

Đối với thời hiệu thì thời điểm bắt đầu thời hiệu và thời điểm kết thúc thời hiệu là hai yếu tố có sự tác động và ảnh hưởng mang tính quyết định. Nhưng để xác định thời điểm người có quyền buộc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm như quy định của BLTTD 2015 hay thời điểm phát sinh quyền u cầu thì khơng phải là việc dễ, nhất là trong trường hợp chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào hướng dẫn những nội dung này. Vì thế để tránh trường hợp chủ thể cho rằng mình khơng thể biết để hưởng lợi về thời hiệu, để có cách hiểu thống nhất và tạo điều kiện để tịa án, bị đơn có thể suy đốn bằng những căn cứ rõ ràng ngun đơn khơng thể biết thì TANDTC cần có văn bản hướng dẫn về nội dung này, nhất là trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Thứ năm, áp dụng các quy định về thủ tục rút gọn của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng

76

Hiện nay trong thủ tục tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp HĐTD còn chưa linh hoạt trong xử lý vấn đề, còn mất rất nhiều thời gian. Nên cần áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn nhằm rút ngắn thời gian giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐTD mà chứng cứ rõ ràng, bị đơn có địa chỉ, lai lịch cụ thể, họ thừa nhận nghĩa vụ của mình trước nguyên đơn, nguyên đơn xuất trình được chứng cứ bằng văn bản để chứng minh cho yêu cầu của mình và nếu như bị đơn cùng tất cả những người liên quan khác trong vụ tranh chấp khơng có sự phản đối về sự giả mạo của bằng chứng đó thì Tồ án có thể khẳng định được tính xác thực và độ tin cậy của các thông tin trong các văn bản đó. Do vậy, Tồ án khơng phải mất nhiều thời gian để điều tra, xác minh mà vẫn có thể giải quyết đúng pháp luật vụ tranh chấp đó, đảm bảo giải quyết nhanh gọn, hiệu quả giảm chi phí xử lý tài sản bảo đảm, đồng thời giảm thiểu nguy cơ rủi ro thanh khoản do nợ xấu tăng cao.

Một phần của tài liệu Đương sự là cá nhân trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án nhân dân (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)