a. Ông Trần Xuân Trường, sinh năm 1975 và bà Phạm Thị Lệ Ngân,
2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong pháp luật về đương sự là cá nhân trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tồ án
đương sự là cá nhân trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tồ án
(i) Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, hiện nay, pháp luật nói chung và pháp luật về đương sự là cá
nhân trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án nói riêng đã và đang ngày càng trở nên hồn thiện, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại rất nhiều các quy định của pháp luật khơng có tính ứng dụng trên thực tế, khi có tranh chấp xảy ra sẽ không thể áp dụng được các quy định đó một cách có hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề. Hệ thống văn bản dưới Luật quá nhiều, nhiều cơ quan ban hành, do vậy có khơng ít quy định của văn bản dưới luật chưa phù hợp với luật, còn chồng chéo hoặc chưa thống nhất, còn trùng lặp, mâu thuẫn giữa các quy định, nên gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình áp dụng pháp luật.
Thứ hai, trong điều kiện các quy phạm pháp luật được ban hành ngày
càng nhiều, nội dung đa dạng, điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội phục vụ quá trình phát triển thì hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật phải thật sự đáp ứng yêu cầu cần thiết trong tình hình mới. Phải thừa nhận một thực tế là công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về đương sự là cá nhân trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án nói riêng vẫn cịn mang tính phong trào, chưa đi sâu vào những nội dung pháp luật quan trọng thiết yếu. Đặc biệt là hình thức phổ biến giáo dục pháp luật mặc dù đã được áp dụng khá đa dạng, phong phú song chưa thật sự thu hút và tạo ra sự hiệu quả đối với nhiều đối tượng.
Thứ ba, điều kiện làm việc, cơ sở vật chất của TAND các cấp hiện nay
vẫn cịn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, ngành Tịa án đã được đầu tư kinh phí xây dựng trụ sở làm việc, trang bị những phương tiện cần thiết cho
64
việc thực hiện cơng tác nhiệm vụ như: Máy tính, máy in, photocopy… song, có thể thấy: ố lượng thì cịn thiếu, chất lượng thì chưa bảo đảm. Đơn cử, trong thời gian gần đây việc số hóa hồ sơ đang dần được đưa vào hoạt động, tuy nhiên các máy photocopy để sao, chụp tài liệu lập hồ sơ, vào máy vi tính thì khơng phải đơn vị nào cũng được trang bị những máy có chất lượng, khi chất lượng thiết bị đã lỗi thời không đáp ứng được nhu cầu làm việc. ự thiếu và yếu này đã làm ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động nghiệp vụ nói chung và hoạt động của cán bộ Tịa án nhân dân nói riêng.
Thứ tư, khi nhận được văn bản đề nghị phối hợp, hỗ trợ thu giữ và xử
lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng, cơ quan chính quyền địa phương và cơ quan công an chưa coi đây là nhiệm vụ, trách nhiệm của mình, muốn thu hồi nợ thì tổ chức tín dụng phải khởi kiện ra Tòa án, sau khi bản án hoặc quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật thì tổ chức tín dụng mới làm thủ tục thi hành án tại cơ quan thi hành án, hỗ trợ tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, đặc biệt là đối với cố tình vi phạm hợp đồng tín dụng bằng cách cố tình khơng trả nợ, lợi dụng sự khó khăn trên để buộc các tổ chức tín dụng cho gia hạn nợ, tranh thủ sử dụng vốn của tổ chức tín dụng khơng đúng như trong hợp đồng tín dụng. Việc khơng gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn được tổ chức tín dụng khởi kiện ra Tịa án tốn thời gian, cơng sức và chi phí.
(ii) Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, lãnh đạo của Tòa
án nhân dân các cấp còn coi nhẹ một số khâu trong công tác xác định tư cách đương sự, quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Điều đó dẫn đến việc xác minh, thu thập, nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong vụ án chưa được đầy đủ, ảnh hưởng đến tính khách quan, minh bạch của vụ án. Bên cạnh đó, một số lãnh đạo của TAND, đặc biệt là hệ thống các TAND cấp quận/huyện hiện nay phụ trách công tác giải quyết
65
tranh chấp về hợp đồng tín dụng cịn ít, thậm chí có lãnh đạo phụ trách việc giải quyết loại án này nhiều năm chỉ tham gia các vụ án hình sự, khơng tham gia tham gia các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại nói chung và vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng nên quy trình, kỹ năng về cơng tác này cịn hạn chế, thậm chí kiến thức cịn bị mai một.
Thứ hai, trình độ hiểu biết pháp luật cũng như ý thức của các bên khi
tham gia vào quan hệ vay và cho vay tín dụng cịn yếu kém. Trong quá trình giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng, các bên tranh chấp không thể thương lượng, khơng thế hịa giải được phần lớn là do chính các bên trong giao kết hợp đồng và ý chí chủ quan của các bên ngay từ lúc ký kết hợp đồng. Điển hình như những hợp đồng khơng chặt chẽ về cả nội dung và hình thức mà pháp luật quy định, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lỗi cố ý của một trong các bên, nhưng cũng có những lỗi do nhận thức cịn hạn hẹp trong q trình thương thảo, ký kết hợp đồng. Một số vụ việc tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải nhưng một trong các bên hay tất cả các bên cố tình trì hỗn việc thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung mình thỏa thuận hịa giải dẫn đến vụ việc ngày càng phức tạp, kéo dài gây hậu quả ngày một nghiêm trọng đặc biệt là về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ luật pháp các cá nhân khi tham gia vào hoạt động tín dụng hiện vẫn đang còn rất yếu kém dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhiều trường hợp lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để tiến hành tư lợi cho bản thân, từ đó dẫn đến việc xảy ra tranh chấp, để lại những hậu quả không chỉ cho các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng mà còn để lại những hậu quả đối với sự phát triển của kinh tế xã hội, sự quản lý trong lĩnh vực kinh tế trên phạm vi cả nước.
Thứ ba, trong quá trình giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tín dụng,
đội ngũ cán bộ TAND còn tồn tại tâm lý nể nang, coi nhẹ nên thiếu sự chủ động, chậm đổi mới trong việc tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ; chưa nêu cao tinh thần học tập, rèn luyện kỹ năng chun mơn, ít nghiên cứu văn
66
bản pháp luật, khơng nắm bắt kịp thời hướng dẫn của cấp trên cũng như sự thay đổi trong chính sách pháp luật nên năng lực và trình độ chuyên mơn cịn hạn chế, hiệu quả công tác chưa cao. Việc nghiên cứu hồ sơ, vẫn cịn chưa kỹ, bỏ sót hoặc khơng tn thủ đầy đủ quy trình nghiệp vụ, dẫn đến khơng phát hiện được vi phạm hoặc còn chủ quan khi nhận định về tính chất, mức độ của vi phạm khơng chính xác nên khơng đảm bảo được tính khách quan, tồn diện và đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong q trình hồ giải vụ án.
Kết luận Chương 2
Qua nghiên cứu thực trạng pháp luật về đương sự là cá nhân trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án nhân dân, luận văn đã nêu ra thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về đương sự là cá nhân trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tồ án, từ đó làm cơ sở để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng pháp luật về đương sự là cá nhân trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Toà án nhân dân ở Chương 3.
67