chấp hợp đồng tín dụng tại tồ án
Theo quy định của pháp luật, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự nói chung và vụ án tranh chấp về HĐTD nói riêng khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Do vậy, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Trong quá trình giải quyết, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội, điều đó cũng là cơ sở để hình thành nên tư cách tố tụng của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong vụ án tranh chấp về hợp đồng tín dụng nói riêng và vụ án dân sự nói chung.
Theo đó, đối với nguyên đơn trong vụ án dân sự nói chung và vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do BLTTD quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án để u cầu Tịa án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của các đương sự quy định tại Điều 70 của BLTTD năm 2015 thì nguyên đơn cũng được pháp luật ghi nhận các quyền và nghĩa vụ riêng quy định tại Điều 71 của Bộ luật này. Cụ thể nguyên đơn có quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
33
Pháp luật cũng không ghi nhận quyền yêu cầu của nguyên đơn đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Bởi lẽ, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 73 BLTTD năm 2015 thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn. Trường hợp quyền yêu cầu độc lập này của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là nghĩa vụ mà nguyên đơn phải thực hiện và nguyên đơn cũng có yêu cầu ngược lại với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì BLTTD hiện hành chưa ghi nhận [15].
Đối với bị đơn trong vụ án dân sự nói chung và vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng là người bị ngun đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. Căn cứ theo điều 72 BLTTD 2015, bị đơn sẽ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đặc biệt, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tại khoản 4 Điều 72 BLTTD 2015 quy định “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn,
nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn”. Theo đó, căn cứ vào Điều 200 của BLTTD năm 2015
thì phạm vi yêu cầu phản tố của bị đơn không chỉ dừng lại đối với nguyên đơn, mà cịn có thể u cầu phản tố đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nói cách khác, phạm vi yêu cầu phản tố của bị đơn bị giới hạn trong 03 trường hợp. Cụ thể như sau:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
34
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Đối với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, theo quy định tại Điều 73 BLTTD năm 2015 thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này hoặc nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 72 của Bộ luật này. Quy định trên thể hiện trong một số trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng có quyền lợi hay nghĩa vụ như của nguyên đơn, bị đơn. Tuy nhiên, xét trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự thì nguyên đơn, bị đơn là chủ thể đặc biệt được pháp luật ghi nhận có quyền, nghĩa vụ đặc trưng so với những chủ thể tham gia tố tụng tụng khác. Do vậy, chỉ nguyên đơn, bị đơn mới được pháp luật trao cho các quyền và thực hiện các nghĩa vụ nhất định khi tham gia tố tụng. Cịn việc người có quyền, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bị đơn thì chỉ liên quan đến quyền lợi hoặc nghĩa vụ nhất định trong vụ án dân sự nói chung và vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng [15].