chấp hợp đồng tín dụng tại tồ án
(i) Về việc xác định nguyên đơn trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tồ án
Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tịa án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn”.
Như vậy, có thể thấy nguyên đơn trong vụ án dân sự nói chung và vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng khơng những chỉ là người khởi kiện hay người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm mà nguyên đơn trong vụ án dân sự còn là cơ quan, tổ chức khởi kiện để u cầu Tịa án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi
29
ích Nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách. Việc tham gia tố tụng của nguyên đơn mang tính chủ động hơn so với các đương sự khác. Hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng.
Theo đó, nguyên đơn được giả thiết có quyền lợi bị xâm hại hay có tranh chấp. Mặc dù nguyên đơn có quyền, lợi ích giả thiết bị xâm phạm nhưng vẫn có thể khởi kiện và được Tồ án thụ lý vì họ đã cung cấp các chứng cứ ban đầu cần thiết để chứng minh họ có quyền khởi kiện để u cầu Tịa án giải quyết. Về ngun tắc thì nguyên đơn phải là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung có tranh chấp, có quyền, lợi ích liên quan quan hệ pháp luật nội dung đó và cụ thể hơn trong trường hợp này, đó là tranh chấp trong quan hệ tín dụng.
Với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc cơ quan, tổ chức thông qua người đại điện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự và được Tịa án thụ lý thì cá nhân, cơ quan, tổ chức đó được xác định là nguyên đơn. Nếu cá nhân là người khơng có năng lực hành vi tố tụng dân sự mà được người đại điện khởi kiện thì người khơng có năng lực hành vi tố tụng dân sự được bảo vệ quyền lợi là nguyên đơn.
(ii) Về việc xác định bị đơn trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại toà án
Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, đương sự trong vụ việc dân sự với tư cách bị đơn: “Bị đơn trong vụ án dân sự là
người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”.
Theo đó, một cá nhân được xác định là bị đơn trong vụ án dân sự nói chung và trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng khi:
30
Thứ nhất, là người bị nguyên đơn hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự khởi kiện.
Thứ hai, bị đơn là người được giả thiết là có tranh chấp hay xâm phạm
đến quyền lợi của nguyên đơn.
Đối với việc xác định tư cách bị đơn trong các vụ án về quan hệ bảo lãnh, tín dụng thì trong quan hệ này, việc xác định tư cách của bị đơn phụ thuộc vào những điều kiện luật định. Chủ nợ có thể khởi kiện người có nghĩa vụ theo quan hệ hợp đồng tín dụng hoặc theo quan hệ bảo lãnh để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự. Bị đơn sẽ là người bảo lãnh nếu nghĩa vụ đến hạn phải thực hiện nhưng bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu khơng thuộc trường hợp này thì người bị kiện hay bị đơn chính là người có nghĩa vụ theo quan hệ hợp đồng.
(iii) Về việc xác định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tồ án
Theo quy định tại khoản 4 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, đương sự trong vụ việc dân sự với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy
không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự nói chung và vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà khơng có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tịa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
31
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể tham gia tố tụng độc lập hoặc đứng về phía nguyên đơn hay bị đơn. Một chủ thể được coi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi họ tự mình đề nghị được tham gia tố tụng, được các đương sự khác đề nghị Tòa án chấp nhận đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc họ sẽ tham gia tố tụng theo ý chí của Tịa án.
Như vậy, để xác định tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, trước hết ta căn cứ vào việc xác định tư cách của các đương sự trước đó của Tịa án. Việc xác định tư cách tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phụ thuộc vào việc thực hiện quyền khởi kiện của nguyên đơn và việc thụ lý vụ án dân sự của Tòa án.
Theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có hai loại: “Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn”.
Như vậy, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là người tham gia vào hoạt động tố tụng của vụ án có u cầu độc lập trước Tịa án. u cầu này là đối tượng mà Tòa án phải xem xét giải quyết cùng với yêu cầu của nguyên đơn. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cho rằng đối tượng, phần đối tượng tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn là thuộc về họ chứ không phải thuộc về nguyên đơn hay bị đơn. Do đó, yêu cầu của họ có thể chống lại nguyên đơn, bị đơn hoặc chống lại cả hai.
Bên cạnh đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía ngun đơn hoặc bị đơn hay có thể hiểu là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khơng có u cầu độc lập là người tham gia vào vụ án đã xảy ra giữa nguyên đơn, bị đơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, việc tham gia tố tụng của họ luôn phụ thuộc vào việc tham gia tố tụng của nguyên đơn hoặc bị đơn. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia
32
tố tụng đứng về phía ngun đơn hoặc bị đơn do có quyền, lợi ích của họ gắn liền với quyền, lợi ích của nguyên đơn hoặc bị đơn nên họ không thể đưa ra yêu cầu độc lập với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn.