6. Bố cục luận văn
1.2. Quan niệm nghệ thuật của nhà văn Thuận
1.2.2. Quan niệm về sáng tạo nghệ thuật
Thuận là nhà văn sống và sáng tác ở hải ngoại, vì vậy câu hỏi viết cho ai và viết về cái gì là yêu cầu đặt ra đầu tiên. Vấn đề này sẽ là vô lý khi nêu ra với nhà văn trong nước, nhưng với những nhà văn như Thuận lại là quan trọng. Khi nói về mục đích cơng việc cầm bút viết văn của mình, Thuận đã tâm sự về người đọc mà chị hướng đến: “Tôi luôn hướng đến độc giả người Việt ở Việt Nam. Nói cho cùng, viết văn không phải để giải sầu! Nhiệm vụ của văn học không phải để kháng cự lại những cơn buồn chán. Buồn và cô đơn không đủ cho người ta thành một nhà văn. Nhiệm vụ của một nhà văn không phải là mua vui cho độc giả…” [57]. Văn học không phải để mua vui, để giải sầu. Qua những tác phẩm của mình, chị muốn những ai đọc sách của chị hiểu thêm, hiểu rõ hơn về những phận người như chị, và qua đó hiểu về cái thế giới mà mình đang sống, để có sự cảm thơng, thấu hiểu và mở tấm lòng bao dung đối với đồng loại.
Cái mới của tiểu thuyết chính là nghệ thuật viết. Hiện thực khơi nguồn sáng tạo, nhà văn nhìn thấy từ hiện thực đối tượng nhận thức và phản ánh của mình, suy nghĩ và lựa chọn đề tài và chủ đề phù hợp để triển khai nội dung tác phẩm. Nhưng để tác phẩm được đón đọc, được tồn tại, nhà văn phải có tài, và tài năng của nhà văn chính là ở kỹ thuật viết. Thuận quan niệm: “Với tôi viết không phải là kể chuyện, viết cũng không phải là tâm sự, nên vốn sống không phải là quan trọng lắm. Nghệ thuật viết mới là điều tôi quan tâm hơn cả. Nghệ thuật viết thì dù có ở Việt Nam hay ở Pháp, vẫn phải lao động ngang nhau. Càng viết là càng khám phá nghệ thuật viết, càng viết càng tạo được kỹ thuật viết. Tơi cho rằng người ta nói “mài bút” là thế. Và theo tơi hiểu thì những tác giả thực thụ thường sẵn sàng viết lại tác phẩm do chính tay mình viết ra, bằng một nghệ thuật viết khác” [57]. Trong Thư gửi Mina, Thuận đã thể hiện những cách tân nghệ thuật như, lựa chọn cách viết phù hợp là lối viết tối giản, cơ đọng, súc tích; xây dựng các nhân vật bị mờ hóa, mất tích gắn với số phận con người trước những bất ổn trong đời sống, trong dịng xốy lịch sử; kết hợp nhiều thể loại trong văn học và ngoài văn học vào tiểu thuyết; chú trọng đặc biệt đến cấu trúc tác phẩm, vừa để thể hiện quan niệm sáng tạo trong kỹ thuật viết vừa phản ánh một thực tại bất ổn về chính trị, kinh tế, văn hóa và hỗn loạn thơng tin… Thư gửi Mina là bản hợp âm nhiều bè, nhiều giọng mà ở đó nhà văn độc giả đều có thể cùng tham gia đối thoại với tinh thần dân chủ, cởi mở.
Với một quan niệm nghệ thuật đầy bản lĩnh như vậy, Thuận đã mạnh dạn vạch cho mình một lối đi riêng, và chị đã rất thành công trên con đường sáng tạo. Nhà văn không tự thõa mãn với những cái đã đạt được, ln đặt sự sáng tạo trong q trình vận động, kể cả những tác phẩm đã được cơng bố, bởi vì cịn có người đọc hiện đang tiếp cận, đọc và mổ xẻ tác phẩm của mình. Nhà văn phải có lịng tin vào chính mình, vào khả năng của mình thì mới có thể sáng tạo, nhưng đồng thời cũng phải biết hồi nghi về giới hạn của những cái mình viết ra. Bởi vì, “hồi nghi là động lực thúc đẩy sự tiến bộ”. Trong Thư gửi Mina, Thuận đã viết: “Mina, chỗ này có lẽ tao phải mở một cái ngoặc để nói với mày rằng dường như sau ngần ấy năm ngồi viết, tao có cảm giác chẳng thu được gì ngồi tính hồi nghi. Hồi nghi có thể khơng tốt, thậm chí có hại, cho các con chiên và các đảng viên, nhưng rất cần cho cá nhân tao bởi vì tao, Th bạn của mày, là một đứa cả
tin. Cả tin khơng sao sửa được. Nếu phải tìm hai tính từ để chỉ bản thân tao, tao sẽ không mất giây nào mà nói với mày rằng tao vừa cả tin vừa hồi nghi. Nghe thì mâu thuẫn, nhưng dường như là cả tin nằm trong máu của tao, cịn hồi nghi là chất kháng thể mà tao tự sản xuất để chống lại” [64, tr.347]. Mỗi lần viết xong một quyển sách, cái chờ đợi nhà văn là “Sách in xong, được độc giả và giới chun mơn đánh giá thế nào, tất cả nằm ngồi tầm tay tác giả. Tuy thế, tôi dần dần chấp nhận stress. Tơi tự động viên rằng đó là đặc điểm của mọi ngành nghề trong xã hội hiện đại, chẳng lẽ viết lại thoát, nên coi mỏi mệt và sức ép là những trải nghiệm thú vị, có thể giúp ta trở nên bền bỉ, gan lì hơn và hiểu đời thêm. Tơi khơng viết để làm hài lịng, nhưng tác phẩm mà thuyết phục được ai đó thì cũng chẳng hại gì, thậm chí là có lợi. Khi bạn đủ mạnh thì khơng gì có thể khiến bạn chệch đường” [56].
Thuận đã ý thức được rằng chính có sự mâu thuẫn giữa cả tin và hồi nghi nên quá trình đi tìm sự thật, đi tìm bản chất của bất cứ điều gì, dù nhỏ đến đâu cũng làm cho nhà văn mất nhiều cơng sức hơn người khác. Bởi vì sự thật, cái đúng đắn, hợp lý thì chỉ có một, cịn giả thuyết về sự vật và hiện tượng thì nhiều vơ kể. Chị đã viết: “Giá trị lớn nhất của văn chương là đi tìm bản chất. Cuộc sống khơng hồn tồn là cái mà ta nhìn thấy hàng ngày, với đơi mắt trần trụi. Chỉ nhà văn, bằng tác phẩm của mình, mới có khả năng chạm đến tính đa chiều, phức hợp trong mỗi con người” [46].
Nhà văn thời hiện đại, thời của cơng nghệ thơng tin có đặc thù so với các nhà văn thế hệ trước, đó là phải quan tâm đến thơng tin và phải biết xử lý thông tin. Người đọc hơm nay khơng cịn tin một chiều điều mà nhà văn viết ra. Những quan điểm xa sự thật, khác với sự thật đều dễ bị lật tẩy, khi đó nhà văn sẽ bị người đọc quay lưng. Viết văn gắn với cảm xúc, nhưng điều nhà văn viết ra khơng phải là cảm tính hay sự vội vàng, thiếu suy xét. Thuận đã viết về q trình “xử lý thơng tin” của chị như sau: “Mina, mày hãy hình dung thế này: Tin tức rơi vào đầu tao như những hạt mầm mà ngay lập tức tao hý hửng nghĩ rằng tất cả đều chắc mẩy hiện thực, và mặc sức tưới vào các tưởng tượng, phân tích, dự đốn. Nhưng được cái là hồi nghi cũng nhanh chóng xuất hiện kéo chân tao chạm đất, để tao nhìn lại đống hạt mầm hóa ra nhiều phần lỏng lẻo, rồi nhanh chóng tưới vào đó một loạt tưởng tượng, phân tích, dự đốn khác. Q trình sàng lọc lặp
đi lặp lại khơng ngừng. Có vẻ như đầu tao, Mina, lâu ngày trở thành cái nia nhiều lớp. Nhưng tao cũng không bảo đảm được rằng từ những hạt mầm lọt qua lớp nia cuối, sau khi đã được tưới tắm và sang lọc, có mọc ra được chút gì đáng tin cậy. Nói cho cùng thì tao là người trần mắt thịt chứ không phải Thượng đế, tao viết chứ khơng dọn cỗ, và độc giả ai cũng có, theo cách riêng của họ, một bộ óc với năng lực lập luận và phán xét” [64, tr.347-348].
Trong Thư gửi Mina và một số tác phẩm khác của Thuận, người đọc nhìn thấy ở chị một ý thức vươn lên, trước hết là đi tìm giá trị đích thực của mình và sau đó là vì một nền văn học dân tộc. Tuy định cư ở nước ngoài, nhưng chưa bao giờ nhà văn Thuận lại nghĩ mình là người ngồi. Ngược lại, trong chi ln có một khát khao cháy bỏng là Việt Nam không chỉ được biết đến bởi chiến tranh, bởi thiên tai. Thuận, cũng như những người Việt Nam yêu nước khác, mong muốn dân tộc và con người Việt Nam được kính trọng bởi các giá trị văn hóa, bởi khả năng sáng tạo của mình. Để có được điều đó, người Việt Nam cần phải biết mình là ai, phải xác định được vị thế hiện tại của mình trong mắt kẻ khác, để vượt qua tự ti, mặc cảm, chiến đấu cho lịng tự tơn dân tộc.
Về vấn đề này, Thuận ít khi phát biểu trực tiếp, mà thường để cho các nhân vật tự nói, tự bộc bạch. Lấy nghề văn của mình ra làm dẫn chứng, ra phân tích, Thuận đã đem đến cho người đọc nhiều suy nghĩ sâu sắc, tâm huyết: “Mười năm sau ở Paris, tôi được biết những người cầm bút khác được ủng hộ đằng sau bởi những nền nghệ thuật lớn, còn nhà văn Việt Nam, Lào, Campuchia thì chỉ được làm đại diện cho đơng đảo các vết thương chiến tranh và đói nghèo” [58. tr.116]. Lời của T, của nhân vật chính - người kể chuyện trong Chinatown là sự thật cay đắng về một nền văn hóa, văn học Việt Nam trong con mắt của những kẻ tự cho mình là văn minh khi nhận xét về các nền văn hóa “nhược tiểu”.
Trong Thư gửi Mina, nhà văn, người kể chuyện xưng “tao” cũng đã nói về nỗi cay đắng và sự bất lực khi đối diện với cách hành xử của giới xuất bản Paris đối với những nhà văn đến từ những xứ sở nghèo hèn đã được Thuận kể lại: “Mina, tao đã đến nhà xuất bản F, nhà xuất bản L, nhà xuất bản D, nhà xuất bản S, nhà xuất bản P, đã rùng mình và đưa bản thảo cho con oắt cằm đầy mụn đỏ ngồi cong lưng tìm nhà giá rẻ trên
mạng và mấy đứa nữa da phẳng phiu hơn đang ngả người trên ghế bành đọc báo People tìm gì tao cũng chẳng biết nữa. Tao đã nhanh chóng nhận được năm lá thư trả lời có kèm năm tiểu xảo đương đại liểu Pháp “nhưng thật đáng tiếc”. Ấy thế mà như các sinh vật yếu đuối, tao lại nhanh chóng quên đi tất cả và tìm mọi cớ để bấu víu những hy vọng hão huyền” [64, tr.196]. Và tệ hơn nữa, họ còn trở thành trò tiêu khiển của các biên tập viên. Trong tiểu thuyết, nhà văn đã nhiều lần mô tả việc đến gặp “mụ Jenny”, một biên tập viên ác đến móc mắt người ta ra, nhưng hành xử một cách lịch thiệp “theo kiểu Pháp”. Sau năm năm, kể từ lần gặp đầu tiên, nhà văn vẫn tiếp tục “rùng mình” khiến “trái tim khốn khổ của tao khơng ngừng loạn nhịp”: “Cứ nhìn tính cách qi đản của mụ Jenny thì tao đồ là mụ ấy đã chắc như đinh đóng cột một kịch bản trong đó cơn ác mộng sẽ lặp lại lần thứ ba, thậm chí lần thứ tư, lần thứ năm, để chứng minh cho tao biết sự bất lực của tao là bất biến, hoặc cũng chẳng cần phải chứng minh cho tao vì tao đã quá rõ. Mụ biên tập viên phù thủy này chỉ muốn mua vui mà thơi, bởi ngắm nhìn các nhà văn khổ sở thì cuộc đời dài dằng dặc của mụ cũng đỡ dằng dặc. Tao tưởng tượng mụ Jenny không những làm thế với tao, mà với hàng trăm tác giả khác và tất cả những con người khốn khổ này đã thể hiện sự bất lực của mình theo những cách khác nhau, rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau…” [64, tr.197].
Nhưng Thuận là người khơng nản chí. Vượt lên tất cả những điều vướng bận, Thuận kiên trì lao động để sáng tạo nên những giá trị mới, để khẳng định giá trị của mình. Trong Chinatown, nhà văn đã để cho nhân vật nói lên con đường sáng tạo đó: “Tơi đã gửi đăng báo. Người ta đã đọc nó như một truyện ngắn. Tơi cũng đã coi nó như một truyện ngắn. Tôi muốn chấm dứt ở đấy. Tôi biết tơi phải chấm dứt ở đấy thì mới bắt đầu được những cái khác. Như người ta đã khép lại một đoạn trong cuộc đời, mười năm, hai mươi năm. Hoặc mười tháng, hai mươi tháng. Cũng là một đoạn trong cuộc đời. Đủ để khép lại. Nhưng tôi cũng biết một lúc nào đấy tơi sẽ bỏ nó ra viết tiếp. Nó có thể là chương đầu tiên cũng có thể là chương cuối cùng. Nó khơng thể là một truyện ngắn. Nó khơng thể kết thúc ở đấy. Tơi cũng biết kiểu kết thúc khó khăn như thế nào. Khó khăn như người ta khép lại một phần của cuộc đời. Một phần của cuộc đời không thể là một
truyện ngắn. Tơi biết có lúc tơi sẽ bỏ nó ra viết tiếp. Viết tiếp để mà kết thúc. Viết tiếp để mà khép lại” [58, tr.69].
Tiểu thuyết của Thuận không chỉ là khúc ca bi thương về số phận nhân dân, dân tộc và bản thân trong cuộc đấu tranh hàng thế kỷ với các thế lực ngoại bang để sinh tồn. Cuộc đấu tranh đó đã giết chết, đã làm tàn lụi biết bao tài năng, cuộc đấu tranh đó đã kìm hãm bao nhiêu điều kiện cho sự phát triển văn hóa dân tộc. Cái đáng trân trọng là ở chỗ, dù định cư ở nước ngoài, dù phải mang thân phận lưu vong, nhưng Thuận vẫn một lòng hướng về dân tộc, vẫn mong mỏi cho một sự tiến hóa mà suốt thế kỷ XX rất nhiều nhà văn, nhà văn hóa Việt Nam đã phấn đấu. Sự gian nan trong sáng tạo, sự tranh đấu để vượt qua những rào cản thị phi của ngoại bang để khẳng định giá trị đích thực của người Việt Nam ở Thuận thật đáng để chúng ta trân trọng và khâm phục.
Tiểu kết
Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, nhà văn Thuận đã chứng minh được chị là một con người đa tài, một nhà văn đa phong cách. Với nhiều quan niệm mới mẻ về nghề văn, cũng như về lương tâm trách nhiệm của người cầm bút, Thuận ln có ý thức trong việc đổi mới quan niệm nghệ thuật của mình. Với chị, nghệ thuật phải vận động như chính cuộc sống, nhà văn phải khơng ngừng sáng tạo ra cái mới. Vì thế, Thuận ln tìm kiếm, thể nghiệm trên hành trình sáng tạo khiến mỗi tiểu thuyết của chị đều xứng đáng được coi là một sự thể nghiệm mới mang lại cho người đọc những cảm xúc, những bài học mới về cõi nhân sinh qua tác phẩm văn chương. Lựa chọn một hình thức diễn ngơn chưa bao giờ được các nhà văn Việt Nam sử dụng, Thuận đã xây dựng nên một cuốn tiểu thuyết mới lạ về cấu trúc, với hệ thống nhân vật và biểu tượng nghệ thuật độc đáo không lẫn với ai. Trong Thư gửi Mina, Thuận vẫn tiếp tục viết về đề tài tha hương, với những phận người đau khổ. Đó là những nhân vật đã được tạo nên từ chính sự trải nghiệm của cuộc đời chị. Thơng qua cuộc vật lộn, trăn trở, nỗ lực sinh tồn của con người, Thuận đã thể hiện một cách sâu sắc quan niệm nhân sinh của mình qua một thế giới nhân vật và biểu tượng giàu tính biểu cảm, ám ảnh mạnh đến người đọc.
Chương 2
KẾT CẤU, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT THƯ GỬI MINA