Giọng điệu giễu nhại, hoài nghi

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết thư gửi mina của nhà văn thuận (Trang 78 - 84)

6. Bố cục luận văn

3.3. Giọng điệu trần thuật

3.3.1. Giọng điệu giễu nhại, hoài nghi

Giọng điệu giễu nhại, hồi nghi khơng phải là hồn tồn mới trong sáng tác của nhà văn đương đại. Trong văn học Việt Nam, giọng điệu này đã xuất hiện trong tác phẩm của các nhà thời trung đại, các nhà văn những năm đầu thế kỷ XX, gắn với cảm hứng phê phán xã hội. Càng về sau, giọng điệu giễu nhại, hoài nghi càng được chú trọng đối với sáng tác văn học. Hiện nay, nó trở thành giọng điệu đặc thù trong văn xuôi Việt Nam.

Giọng điệu giễu nhại

Giọng điệu giễu nhại xuất hiện phổ biến trong sáng tác của các nhà văn đương đại, trở thành một thứ chất liệu không thể thiếu để thực hiện văn bản, cụ thể hóa chủ đích sáng tạo mà nhà văn hướng tới. Giọng điệu giễu nhại trước hết gắn với cảm quan nghệ thuật về thế giới và con người, trong tính hồi nghi và giải thiêng; thứ nữa là biểu đạt về một thế giới trở nên phì đại, vượt q tầm kiểm sốt của con người và thay cho thái độ bi quan về nó, thì người ta giễu nhại nó.

Tính chất giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận thể hiện quan niệm hậu hiện đại là không tin vào các đại tự sự, các biểu tượng, vào tiến bộ xã hội gắn với sự giáo dục và cải tạo con người, với việc ngăn chặn những thảm họa đối với môi trường, vào một lý thuyết chung về hịa bình và thịnh vượng cho tất cả các quốc gia, dân tộc… Sự giễu nhại này được thực hiện qua số phận, qua cách cảm nhận, đánh giá, ứng xử của các nhân vật.

Để mở đầu cho giọng điệu giễu nhại, trong Thư gửi Mina, từ bức thư thứ ba, Thuận đã dành một phần để bàn về “công việc trào phúng” của người Việt, mà chị cũng là thành phần trong đó: “Từ mn đời nay, trong số những cơng việc quen thuộc vẫn làm thì trào phúng có lẽ là cái mà dân nước tao làm giởi nhất, hơn cả nấu ăn và hơn đứt trồng lúa, đánh giặc, xây nhà. Một nền văn học chính thống nghiêm trang như duyệt binh, được hội nhà văn cấp đồng phục, nhưng truyện kể dân gian Việt Nam lại phá cách và vơ cùng hài hước, có lẽ đó là nơi mà người ta khơng bị kiểm duyệt và cũng không tự kiểm duyệt, nơi mà người ta tình cờ được tự do và vì thế mà sáng tạo, dù cũng chỉ tình cờ” [64, tr.21].

Đối tượng giễu nhại trong tác phẩm của chị là cuộc đời với thói đạo đức giả, sự ích kỷ, bàng quan đối với con người và cộng đồng, biểu hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ gia đình đến xã hội, từ con người cá nhân đến tầng lớp, giai cấp, từ tình u đến tình bạn, từ chính trị đến tơn giáo… Phạm vi giễu nhại không chỉ ở Việt Nam mà mở rộng đến cả Nga, Pháp, Trung Quốc…

Thuận đã trải qua cuộc sống đầy gian nan, trắc trở, tiếp xúc với đủ hạng người trên thế gian này, nên cách chị viết về mọi chuyện, từ đời thường đến chính trị đều mang đến cảm giác chân thực và rất ấn tượng. Viết về đời sống gia đình của người Việt, chị khơng kể chuyện mà chỉ thuật lại bằng tập hợp từ loại và sau đó đưa ra vài nhận xét triết lý: “Hôm nọ trong blog cá nhân, Pema bạn tao đang sống ở Sài Gòn kể buổi sáng tự nhiên ngọt ngào hẳn khi tình cờ bắt gặp một nam đồng nghiệp gọi điện cho vợ mà màn hình ghi hai chữ “vợ yêu”. Tình phu thê bây giờ là của hiếm, cứ đơi nào cịn ngọt ngào là tự nhiên cảm thấy vui hộ”, Pema lý giải. Những người khác ngay lập tức lao vào bảo sao đến tuổi này mà còn để bị lừa, rằng tất cả cánh đàn ơng có quan hệ ngồi luồng đều hào phóng tặng vợ những cái nick ngọt ngào nhất trần đời. Thế là đua nhau cho ví dụ, người thì “vợ ngoan” và “em yêu”, người thì “bé xinh” và “hiền thê”, người thì “first lady” và “darling”… Những người khác nữa thì bảo chưa hết đâu, cánh đàn ơng cịn có trị dấu bồ dưới những biệt hiệu duyên dáng lắm. Thế là lại đua nhau cho ví dự, người thì “xe ơm” và “cửu vạn”, người thì “bốc vác” và “xích lơ”, người thì “vú già” và “ơ sin”. Rồi “Cúc lác”, “Trúc vẩu”. “Mai đen”, “Lan ngắn”,… cứ gọi là loạn cào cào” [64, tr.20].

Những câu chuyện về những năm tháng học ở Nga của “tao” không chỉ là ký ức về thời lưu học sinh, mà còn gắn với biết bao chuyện về đất nước và con người Việt của thời bao cấp, hay thì ít mà dở thì nhiều. Câu chuyện về cái tủ lạnh Kharkov giống như câu chuyện cổ tích thần kỳ, có khả năng vơ tận về chức năng sử dụng: “… nhưng tao biết Kharkov thuộc Ukraina, từng nổi tiếng ở nước tao là mác tủ lạnh mà hầu như đồng hương nào, sinh viên đi học hay công nhân lao động ở Liên Xơ, cũng cố lót tay một ít rúp cho các mậu dịch viên nước bạn để mua được một chiếc xếp vào thùng hàng biển gửi về nhà. Với dân Việt Nam trong nước những năm ấy, tủ lạnh Kharkov thần kỳ khơng những vì tuy kêu to như máy cày nhưng lại làm ra đá mát lịm giải nhiệt cho cả mùa hè, mà cịn bởi mở nó ra, người nhận sẽ nhận thêm một cái lò nướng điện; mở tiếp lò nướng ra, người nhận sẽ nhận thêm dăm cái nồi hầm; mở tiếp dăm cái nồi hầm ra, người nhận sẽ nhận thêm dăm chục vịng bi ơ tơ; cịn thuốc kháng sinh thì nhiều khơng đếm xuể, được nhét ở đâu có thể nhét được trong chiếc tư lạnh thần kỳ” [64, tr.170]. Chiếc tủ lạnh Kharkov cũng như nồi cơm Thạch Sanh đã đi vào tâm thức người Việt, chỉ khác là một chuyện thì trở thành huyền thoại, trở thành niềm tự hào dân tộc, cịn một chuyện thì trở thành tiếu lâm, trở thành nỗi buồn của dân tộc.

Từ giễu nhại những chuyện đời tư, chuyện đời sống thường nhật, Thuận mở rộng sang chuyện chính trị, phân tích thực trạng cũng như hệ lụy của quan điểm, chính sách đối với người nhập cư. Trong bức thư “Paris, ngày 29 tháng 10 năm 2016”, sau khi mơ tả tình trạng khủng hoảng đời sống của người tỵ nạn, nhập cư, phần kết nhà văn đã thẳng thắn phê phán thái độ quan liêu, bàng quan của những người có trách nhiệm của chính quyền Paris. Họ có trách nhiệm nhưng chẳng làm gì với trách nhiệm: “Sau những trận tấn cơng vào nhà hát Bataclan, tịa soạn báo Charlie Hebdo và sân vận động SDF hai năm gần đây, báo chí bắt đầu nói về những “nhà máy sản xuất khủng bố”, nhiều vị thượng lưu và trung lưu tỏ ra kinh ngác như thể đang nghe chuyện lạ bốn phương. Còn tao, Mina, tao tự hỏi đến khi nào các vị ấy mới chấp nhận bỏ vài tiếng đồng hồ đến thăm các tổ ong khổng lồ của những ngoại ơ nóng, làm vài vịng thang máy tanh nồng từ tầng trệt lên tầng mười lăm, bước một mình trong những hành lang ngoằn ngoèo u tối tránh được vỏ dưa lại đạp phải vỏ dừa, vỏ nào cũng ruồi nhặng bu? Đến khi nào các vị ấy mới

nhận ra lý do đã khiến nơi đây trở thành nguồn cung cấp 90% chiến binh gốc Pháp cho IS và 99% nhân lực cho mạng lưới bán lẻ ma túy? Đến khi nào các vị ấy mới hiểu rằng tuyên bố nhận vài nghìn, vài chục nghìn hay vài trăm nghìn người tỵ nạn khơng khó, càng khơng khó nếu sau đó ném tất cả vào các chung cư khốn khổ kia, nhưng làm sao lo được tương lai cho họ mới là vấn đề, và thực ra đó mới là điều họ cần?” [64, tr.229-230].

Trong tiểu thuyết, Thuận đã chú trọng mô tả không gian đa tầng lớp của xã hội Paris trong tính đối lập, đồng thời mở rộng sang khơng gian văn hóa Paris, nhưng khơng phải trong chiều kích ngợi ca, tơn vinh mà cũng trong sự đối lập mang tính giễu nhại giữa Đơng và Tây (về xã hội, chính trị, tơn giáo, tín ngưỡng, tâm lý…), đối lập giữa quan niệm văn minh và đời sống văn minh (thân phận những người thuộc thế giới thứ ba bị áp lực của kinh tế, của chiến tranh chi phối).

Có một dạng văn hóa đối lập với văn hóa đích thực (chính thống) đã xuất hiện vào những thập niên cuối thế kỷ XX, tạm gọi là văn hóa thứ cấp. Văn hóa thứ cấp hình thành từ những biến động chính trị, những cuộc chiến tranh liên miên ở các nước nghèo do những lý do về kinh tế, chính trị, tơn giáo… Những kẻ nắm quyền lực ở các nước giàu thường đứng phía sau các cuộc chiến tranh này và tạo ra sự xung đột của hai thế lực (hoặc nhiều hơn), mà bên nào cũng nhận mình là chính nghĩa và chỉ có nhân dân là bất hạnh. Nhà văn đã chọn khu phố Pigalle, tập trung gái mại dâm từ các nước nghèo, đang có chiến tranh để thực hiện sự giễu nhại này: “Mày sẽ thấy Pigalle ban đêm sôi động thế nào. Và thân thiện thế nào. Những đứa con gái uốn tóc quăn, đi guốc cao gót, mặc váy lụa… Nếu mày đi qua, dù mày là nữ, nhất định sẽ có một đứa khẽ huýt sáo… Nếu rỗi rãi, những đứa con gái tóc quăn cũng có nhu cầu tâm tình, mày có thể trả lời bằng tiếng Nga, thậm chí tiếng Pashto mẹ đẻ” [64, tr.36]. Phố đèn đỏ với gái mại dâm được thuật lại từ đặc thù nghề nghiệp (hình dáng, ăn mặc, hành vi…), nhưng lại được nhấn mạnh đến ngơn ngữ của những phụ nữ này. Tính đa ngữ hay hợp chủng quốc ở họ khơng làm nên một trung tâm Paris đa văn hóa như truyền thơng vẫn ca ngợi. Nhưng họ cũng không phải dạng phản văn hóa hay phi văn hóa, vì họ khơng chống lại văn hóa. Nhưng họ cũng là một phần văn hóa Paris, vì họ tham gia vào đời sống xã hội Paris. Vì vậy, có thể gọi họ thuộc văn hóa thứ cấp của Paris hoa lệ thì thích hợp hơn?

Bổ sung cho văn hóa đa ngữ ở Paris là các ngơn ngữ Đơng Nam Á, và có cả Việt Nam: “Tao từng phải mất vài phút mới hiểu ra rằng trước mặt là một cựu công dân xứ Nghệ, chứ không phải Chiềng Mai hay Băng Cốc như dân Tây mặc định. Con bé tâm tình sau ngày phá tường Berlin vài năm, nó bỏ nhà máy dệt may Ba Lan chạy một mạch từ Đông sang Tây, vượt không biết bao nhiêu biên giới, bị hiếp không biết bao nhiêu lần, tốn khơng biết bao nhiêu tiền cho cảnh sát biên phịng và mafia bn người, tới đúng chân bên tháp Eiffel thì dừng, rồi ra đứng ở khu đèn đỏ Saint-Denis, tưởng đã tìm được chốn nương thân giữa vịng tay tư bản” [64, tr.36]. Từ việc gặp cô gái Việt “đứng đường” ở Pháp, giọng điệu giễu nhại lại chuyển sang một nghĩa khác và người kể chuyện cũng được chuyển vai: “Nhưng chị ạ, có đứng đường mới biết, trên đất Pháp này gái Hoa trong lĩnh vực tươi mát đông gấp mười tiếng Việt, đoàn kết gấp hai mươi lần người Việt hải ngoại”… Xung đột Việt-Trung hóa ra trên mọi trận tuyến, và ở khắp thế giới. Xung đột người Việt hải ngoại thì chủ yếu trên các trận tuyến phở và nail, nhưng cũng gần như ở khắp thế giới”[64, tr.36-37]. Giọng điệu giễu nhại từ Pháp chuyển sang Việt, có vẻ ngẫu nhiên nhưng linh hoạt vô cùng, đánh dấu một phong cách nghệ thuật đã trở nên già dặn, tự tin. Nhưng phía sau giọng giễu nhại đó, câu cuối cùng của đoạn văn lại thấm một nỗi buồn man mác, làm người đọc cảm động: “Lúc chia tay, nó cịn hứa hơm nào tao quay lại, sẽ hát tặng bài “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hị ví dặm” [64, tr.37]. Cơ gái Việt làm nghề mại dâm nơi xứ người, tưởng phải hận đời, hận mình ghê lắm, nhưng khơng, cơ vẫn là người Việt với nỗi lịng tha hương, biệt xứ không hẹn ngày được trở về, nhưng vẫn một lòng thương nhớ nơi quê nhà…

Giọng điệu hoài nghi

Trong văn học, giọng điệu hoài nghi gắn với tinh thần “nhận thức lại, đánh giá lại mọi giá trị” (M.Bakhtin). Khi ý thức cá nhân bừng tỉnh, khát vọng dân chủ được chú trọng, khi có nhiều giá trị phải được xem xét lại, giọng điệu hoài nghi sẽ xuất hiện. Giọng điệu này thể hiện ý thức tìm kiếm sự thật, lý giải những băn khoăn về cuộc sống, đồng thời cũng phản ánh những trạng thái băn khoăn, hoài nghi về những điều tưởng như là sự thật nhưng lại không phải là sự thật, những giá trị đã được định hình bỗng chốc thay đổi bởi thời cuộc.

Trong tiểu thuyết của Thuận, giọng điệu hoài nghi thường đi liền với giọng điệu tra vấn, phản biện, chứa đựng một nỗi niềm băn khoăn nhức nhối, nhiều khi hoang mang về con người và xã hội, mong tìm được lời giải đáp. Đồng thời nó cũng thể hiện tâm lý bất an trước sự khủng hoảng và biến đổi của thế giới. Nhân vật “tao” qua chính sự trải nghiệm của cuộc đời mình, đã cảm thấy thế giới này quá rộng lớn và con người quá phức tạp: “…tao thường xuyên phải sống trong hoài nghi, rằng hoài nghi là một cảm giác thật kinh khủng, nó có khả năng giết dần giết mịn một con người, từ bên trong, bằng cách lạnh lùng nhất, tàn nhẫn nhất…” [64, tr.80].

Khi đặt ra sự phản biện đối với lịch sử, đối với quan niệm về sự tiến bộ, tiểu thuyết của Thuận đã xem xét, phản biện và có khi là hồi nghi những giá trị, những tư tưởng quá khứ, với mong muốn là giúp cho độc giả nhìn thấy và suy ngẫm để có thể tránh lặp lại sai lầm đã qua. Những bức thư trong Thư gửi Mina của Thuận được viết ngay giữa trung tâm Paris, nơi mà vơ số tư tưởng về giải phóng con người được sản sinh, nơi mà vô số cuộc cách mạng các kiểu đã bùng nổ. Thời gian qua đi, những lời giảng thuyết hùng hồn về tự do, bình đẳng, bác ái cũng chìm lắng, “tiếng gào thét của các cuộc cách mạng” cũng tắt lặng và Paris vẫn thế. Tiểu thuyết của Thuận là sự hồi đáp lại ánh hào quang giả dối về sự tiến bộ, về bình đẳng và bác ái của tư tưởng tư sản và cả tư tưởng công bằng và hạnh phúc của chủ nhĩa xã hội, ở Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam… Trong tiểu thuyết, được sắp xếp một cách cố ý (qua dịng tâm tư có vẻ ngẫu nhiên) là hình ảnh nước Nga thời Xơ Viết, là nước Việt thời bao cấp. Những lát cắt của lịch sử các quốc gia sau Cách mạng Pháp 1789 như để minh chứng cho sự hoang mang của nhân vật về khái niệm tiến bộ: “Mina, về phần mày thế nào tao không rõ, chứ cuộc sống thật của người Nga, mặt kia của tấm huân chương, bản thân tao chỉ dần hiểu ra khơng phải trong lúc ở Nga mà chính là khi đã rời Nga sang Pháp. Có vẻ như đến Pháp rồi tao mới ý thức được rằng mình vừa trải qua năm năm trong thành trì lớn nhất của chủ nghĩa xã hội. So với những ai chưa đặt chân đến Nga, đây cũng có thể coi là một trải nghiệm, nhất là năm năm đó lại được đánh dấu bằng cuộc cải tổ Perestroika đặt dấu chấm hết cho cái gọi là “chiến tranh lạnh” từng chia nhân loại làm hai - Tư bản và Xã hội chủ nghĩa - mà một trong những hệ quả của nó có thể là cuộc chiến 1954 - 1975 của nước tao (…). Và tao

nghĩ rằng trong lúc đi tìm sự thật về nước Nga và người Nga những năm tháng ấy, tao đã vỡ thêm khơng ít điều về nước Việt và người Việt. Nhưng đấy có vẻ mới chỉ là lớp vỏ cứng trên bề mặt một cái mỏ” [64, tr.15-16].

Việc xem xét, đánh giá lại một vài đặc điểm có tính truyền thống của dân tộc cũng được nhà văn đặt ra trong sự hồi nghi. Có thể, khi ở xa đất nước, nhà văn nhìn thấy mọi cái rõ ràng hơn, khách quan hơn và điều này thể hiện tinh thần nhân văn trong tác phẩm của chị: “Ôi chữ nhẫn! Nước tao bao nhiêu năm nay, bao nhiêu thế hệ, từ vua quan đến thường dân, từ bác học đến thợ cày, từ trải đời đến ngốc nghếch, từ đàn

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết thư gửi mina của nhà văn thuận (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w