Không gian tâm trạng

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết thư gửi mina của nhà văn thuận (Trang 51 - 54)

6. Bố cục luận văn

2.2. Không gian nghệ thuật

2.2.2. Không gian tâm trạng

Bên cạnh không gian hiện thực là không gian tâm trạng. Không gian tâm trạng thể hiện thế giới thứ hai (thế giới tâm lý) của con người, mô tả các trạng thái tâm hồn, giãi bày tâm trạng, hồi ức, suy nghĩ và thường gắn với đời tư nhân vật hoặc với một cộng đồng. Nếu không gian hiện thức là không gian xã hội, thì khơng gian tâm trạng là khơng gian bên trong, được bộc lộ qua diễn tả của người kể chuyện, qua độc thoại của nhân vật…

Ở Thư gửi Mina không gian tâm trạng gắn với tâm lý của “tôi” - người phụ nữ tha hương. Vì vậy, có thể nói cái ám ảnh trong không gian tâm trạng trong các tiểu thuyết của Thuận chính là khơng gian tha hương. Ở đây, không gian thực và ảo, quen và lạ đan quyện vào nhau: Không gian thực là Paris nhưng lại xa lạ, ảo là không gian hồi tưởng về quê hương, về thời đại học, về vùng đất chưa hề đặt chân đến là Afganistan nhưng lại

quen thuộc. Điều này vừa diễn tả cảm giác tha hương, vừa diễn tả tâm trạng khó thích nghi của con người.

Thái độ ứng xử với khơng gian sống thực và không gian hồi ức qua nhân vật “tôi” nhằm hé lộ không gian nội tâm của con người trong sự “xoắn kép”, đan xen và đồng hiện của ý thức, tiềm thức và vô thức.

Bức thư thứ năm (Paris, ngày 22 tháng 10 năm 2016) mô tả khá đầy đủ về đời tư của nhân vật trung tâm - người kể chuyện xưng “tao”. Mở đầu là không gian Paris đang chìm trong mưa. Trên chiếc giường nhỏ ở căn phịng nhỏ áp mái, “tao” cảm nhận nỗi cơ đơn của mình giữa Paris, và tâm trạng đó được chuyển sang nỗi lo âu khi nghe bản tin từ đài phát thanh về dịng người tỵ nạn: “Họ nói rằng khơng chỉ người Syria mà cả các đồng hương Afghanistan của mày cũng phải chạy trốn chiến tranh”. Rồi từ lo âu đến thơng cảm, thương xót. Đối với “tao” mưa là cơ đơn, nhưng đối với những người tỵ nạn, mưa là nỗi thống khổ: “Tao chợt nghĩ biết đâu mày cũng đang ở Paris, bọn mình đang dưới cùng một bầu trời sũng nước, nhưng tao cịn có căn phịng áp mái này, chứ mày vạ vật tại một cửa ơ nào đó của đường vành đai...” [64, tr.6-7].

Khơng gian tâm trạng cịn được thể hiện qua các giấc mơ, thể hiện sự ám ảnh về vong thân, về quê hương, về cái chết, về sự phi lý và sự hư vô, về niềm tin và hy vọng: “Mina, tao bắt đầu hy vọng rằng bên cạnh những điều khủng khiếp này, dù thế nào vẫn tồn tại những thứ đẹp đẽ, rằng vẫn có những phép màu lẫn dấu đâu đó trong cuộc sống trần thịt của chúng ta, và nếu Thượng đế có thật thì Ngài cũng sẽ khơng q bất công. Tao bắt đầu hy vọng. Hy vọng đến độ đêm hơm đó tao lại mơ thấy mày, mày cũng một tay ơm túi, một tay ơm bị, miệng phì phèo thuốc lá, nhưng khơng phải đang ngồi ngó mưa rơi từ lều nhựa ở một góc nào đó của cửa ơ La Chapelle nơi người Paris chỉ ghé để đổ rác. Không phải thế. Lần này tao mơ thấy mày đang đi dạo trong khuôn viên một công sở ở ngay Kabul thành phố quê hương mày. Xung quanh, từ những hố bom vài bụi sim đã mọc lại, màu xanh non của lá, màu tím lịm của hoa nổi bật trên nền đất bạc thếch… Và trong giấc mơ của tao, mày khơng đi dạo một mình, Mina. Một thằng bé giống mày và giống cả Viktor con trai tao...” [64, tr.26].

Đất nước Afghanistan khốn khổ và bất hạnh hiện ra trong giấc mơ của “tôi” như một lời nguyện cầu cho Mina, cho người dân, cho đất nước Mina. Nhưng giấc mơ tươi đẹp đó vẫn chưa thể thành hiện thực, đất nước và người dân Afghanistan vẫn đang bị tàn phá bởi vì số phận đã như vậy, ở đâu đó trên thế gian này phải có vùng đất (nghèo nàn, lạc hậu) rơi vào thảm họa, để những vùng đất khác (giàu có và quyền lực) được sống thung dung. Sự vơ lý này đã được nhà văn diễn tả: “Tao không hiểu lý do gì đã khiến tao mơ thấy Bakir-Al-Olum mấy chục tiếng trước khi bị tấn cơng? Tao từng nhìn thấy nó đâu đó trên mạng khi tìm hiểu về Shiite và Hồi giáo ở đất nước của mày? Hay đó khơng phải là thần giao cách cảm mà chỉ là kết quả tất yếu của bạo lực: Một thánh đường của giáo phái đứng thứ nhì đạo Hồi khơng thể nào khơng bị tấn cơng, khơng bởi phiến qn này thì bởi loạn qn khác, khơng hơm nay thì ngày mai, khơng vào lễ Ashura thì lễ Ramadan hoặc chẳng cần lễ nào? Mina, chưa hết tháng Mười mà người ta đã dự đoán năm nay là năm chết chóc nhất với dân Afghanistan” [64, tr.28]. Đoạn văn nói về sự phi lý, về cái ác mà con người không thể tưởng tượng được. Hàng ngàn năm đã trôi qua, bao nhiêu tuyên ngôn về tự do, bình đẳng và bác ái đã được tuyên cáo, nhưng mọi sự vẫn không thay đổi, con người vẫn không thay đổi, cái ác vẫn hoành hành, mặc dù con người nhận thấy sự vơ lý của nó.

Số phận của người dân và đất nước Afghanistan đã khiến cho nhà văn cảm thấy bất lực, khơng lý giải nổi vì sao lại như vậy, cũng như chị đã bất lực khơng hiểu nổi vì sao các biên tập viên của các nhà xuất bản lớn ở Paris lại thích hành hạ (một cách lịch sự) các nhà văn thuộc địa cũ. Có quá nhiều nỗi bất hạnh và đau khổ đè nặng lên tinh thần nhân vật “tao”, từ nỗi thống khổ của lồi người mà cơ cảm nhận được cho đến cuộc đấu tranh sinh tồn mà hàng ngày cô phải trải qua. Giấc mơ về mụ Jenny biên tập suốt nhiều năm hành hạ “tôi”, ám ảnh đến nỗi mụ ta đã biến thành phù thủy: “Kết quả: Sau khi tìm được ảnh của mụ Jenny trong vài buổi ra mắt sách, tao cũng có tí trằn trọc và giữa cơn mơ ngắn ngủi gần sáng dường như có cảnh tao đang vật nhau với một mụ phù thủy và bị cây chổi của mụ ta vụt cho một nhát đau điếng” [64, tr.57].

Có một nguyên nhân sâu xa nào đó kết nối giữa hai vấn đề: vấn đề các nước giàu bàng quan về chiến tranh Afghanistan và vấn đề những biên tập viên chính quốc ghẻ

lạnh với các nhà văn thuộc địa cũ. Suy cho cùng, thân phận một con người cũng như một quốc gia, dân tộc được quyết định bởi quyền lực, quyền lực của những kẻ có quyền quyết định đến số phận của những kẻ yếu thế hơn.////// - Không gian tâm trạng được thể hiện rõ nhất qua cảm xúc của “tôi”, được tập trung nhấn mạnh ấn tượng vào thế giới của màu sắc, hình khối…

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết thư gửi mina của nhà văn thuận (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w