Giọng điệu triết lý, thương cảm

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết thư gửi mina của nhà văn thuận (Trang 84 - 97)

6. Bố cục luận văn

3.3. Giọng điệu trần thuật

3.3.2. Giọng điệu triết lý, thương cảm

Giọng điệu triết lý

Nếu giọng điệu giễu nhại, hoài nghi đem đến sự liên tưởng nhiều chiều cho tác phẩm văn học, thì giọng điệu triết lý lại tạo nên chiều sâu cho tư tưởng của nhà văn. Tính

triết lý chỉ có được với những nhà văn có trình độ văn hóa cao, sự trải nghiệm khắc nghiệt và một thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc. Giọng điệu triết lý trong tiểu thuyết của Thuận là những suy tư sâu lắng về con người, về các vấn đề của đời sống, thể hiện cái nhìn sắc sảo và nhân văn về nhân sinh. Chất giọng này bắt nguồn từ cảm quan sâu sắc của nhà văn về thực tại và trách nhiệm của của người viết đối với độc giả.

Trong Thư gửi Mina, các nhân vật thường hay triết lý, thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về tất cả những gì nằm trong tầm quan sát, suy nghĩ của họ. Trước những vấn đề của cuộc sống, mỗi nhân vật của Thuận đều có một cách nhìn nhận riêng và quan điểm riêng. Ở tác phẩm này, tính triết lý chủ yếu tập trung ở nhân vật trung tâm “tao”, người thường xuyên ln hồi nghi, tranh biện để tìm ra cái cốt lõi của đối tượng nhận biết. Số phận đẩy “tao” lấy một người chồng Do Thái, vào làm dâu một gia đình Do Thái, sinh ra đứa con trai bố Do Thái mẹ Việt Nam nhưng lại khơng lưu được tý dấu tích nào của người Việt. Cơ phải buộc nhường quyền chăm sóc thằng bé cho bà nội để nó được giáo dục theo truyền thống Do Thái giữa đất Pháp. Và để đổi lại sự hy sinh này, cô được mẹ chồng và chồng cho một quyền tự do, đó là cơ được đến căn phịng áp mái ở phố Pigalle trong những ngày gia đình chồng và đứa con của cơ đi nghỉ mát. “Tao” đã chua chát kể với Mina: “Kết quả là để được hưởng đôi chút tự do, tao đã chấp nhận thằng Viktor con trai tao bị giáo dục theo truyền thống Do Thái. Mỗi khi được ra sống một mình ở căn phịng áp mái của khu Pigalle này, giữa Paris nơi mà người ta coi tự do như cơm ăn nước uống hàng ngày, tao lại thầm nhắc lại câu nói nhuốm màu cải lương: Cái gì cũng có giá của nó và tự do có lẽ phải trả bằng giá đắt nhất” [64, tr.46]. “Tao” đã phải vượt qua hàng vạn cây số để có tự do, và đó là tự do cơ đã có. Nghịch lý là ở chỗ: Tự do là khơng bị lệ thuộc, nhưng “tao” chấp nhận lệ thuộc để có được một chút tự do, nơi căn phòng áp mái, mà nếu cơ muốn thì ở Hà Nội có vơ số, khơng cần phải đi xa đến vậy để tìm. Giữa Paris, quê hương của Đại cách mạng tư sản Pháp, cơ đã thấm thía về sự ích kỷ của con người: “Chủ nghĩa cá nhân biến mỗi chúng ta thành một ốc đảo mà ngay từ đầu cái chết đã lãnh nhiệm vụ một ngày nào đấy sẽ mang đi nguyên vẹn” [64, tr.351].

Giọng điệu triết lý trong Thư gửi Mina không phải là những triết lý sách vở, triết lý “suông”, các vấn đề được đề cập đến gần gũi với đời thường, sinh động và mạnh bạo,

quyết liệt. Sâu thẳm trong các triết lý của nhân vật là ý thức đi tìm ngun nhân của những đổi thay có tính tiêu cực ở người Việt, và theo nhà văn, đó là chiến tranh: “Chiến tranh đã làm hỏng tất cả, ngay cả khi người ta vô can” [64, tr.354]. Trong bức thư thứ tám (Paris, ngày 24 tháng 10 năm 2016), nhân vật “tao” đã mượn lời đối thoại với Mina để nói ra những suy nghĩ của mình về sự thay đổi của người Việt, không phải ở trong nước mà ở nước ngồi, trong một khơng gian mà con người dễ bộc lộ bản tính một cách “hết mình”. Đoạn đối thoại này có thể tách ra các ý: - Thế hệ người Việt là lưu học sinh thời Liên Xô: “Mày chỉ biết người Việt qua một nhóm thanh niên ngây ngơ, dễ bảo, cần cù, thức đêm học thuộc lòng bảy thập kỷ lịch sử Đảng cộng sản Xô viết, là lũ sinh viên bọn tao ở Đại học sư phạm Ngoại ngữ Pyatigorsk hơn hai mươi năm về trước” [64, tr.70]; - Thế hệ người Việt đầu thế kỷ XXI ở Pháp: “Làm sao mày có thể tưởng tượng được đầu thế kỷ 21, phụ nữ Việt, và cả đàn ông Việt, lại gửi đại diện đến phố đèn đỏ Pigalle?... Và mày hẳn sẽ băn khoăn tự hỏi điều gì đã đẩy họ đến chỗ phải làm việc ấy, những con người luôn được giáo dục là phải chống lại chủ nghĩa tư bản “đồi trụy” và “hưởng thụ”?” [64, tr.70]; - Suy nghĩ của “tao” về hiện tượng này: “Mina, giữa khơng tiền nước mình và làm tiền nước ngồi thì người Việt thế kỷ 21, sau ngần ấy năm chiến tranh và cơ hàn, lấy sức đâu, dựa vào niềm tin nào, để có thể vỗ ngực kiêu hãnh như người Việt thế kỷ 13 “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” [64, tr.70-71]. Tám thế kỷ sau: “Cứ xem con số phụ nữ Việt bị bán và tự bán sang Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa thì mày biết khơng ít đồng hương của tao ngày nay vẫn khơng thèm làm vương đất Bắc vì họ lỡ chấp nhận làm ơ sin đất Bắc mất rồi” [64, tr.71]. Và khơng chỉ Trung Hoa, người Việt vì mưu sinh đã rải bước chân của mình khắp thế giới: từ châu Á sang châu Âu, châu Mỹ, châu Đại dương; thích nghi với các tơn giáo: từ đạo Hồi đến đạo Cơ Đốc, đạo Tin Lành, đạo Do Thái, đạo Ấn Độ; thích nghi với mơi trường sống: từ vùng lạnh giá như Nga, Bắc Âu đến vùng nóng bức như Trung Đơng, Trung Á… Thậm chí cả những vùng đất đang diễn ra chiến tranh, người Việt cũng sẵn sàng chi viện “nhân lực”: “… và nếu Afghanistan hay Syria láng giềng chúng mày ngày nào đó mà cần nhân lực nấu hạt kê, rửa đĩa, giặt thảm, trơng em thì dân tao cũng sẵn sàng đầu qn, nhằm nhị gì chiến tranh. Từ bé, chúng tao đã được dạy: “Chiến tranh có thể kéo

dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phịng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song người Việt Nam quyết khơng sợ” [64, tr.71].

Giọng điệu triết lý mang tính suy tư, tự vấn trong tiểu thuyết của Thuận gắn với cảm quan của nhà văn cũng như các nhân vật trong tác phẩm. Chính giọng điệu này đã góp phần quan trọng tạo nên chiều sâu tư tưởng của thế giới nghệ thuật mà chị đã xây dựng, dẫn người đọc đến những miền cảm thức mà chị đã khám phá. Cuộc sống ngày hôm nay đầy rẫy những bất công, hiểm họa, dối trá, chính cách đặt vấn đề và quan niệm của chị trong tác phẩm đã đem đến cho văn học sự trung thực khi viết về cuộc sống, cho người đọc những nhận thức tỉnh táo về cuộc đời.

Giọng điệu thương cảm

Giọng điệu thương cảm tan chảy, thấm đượm trong Thư gửi Mina, qua số phận của từng nhân vật, từ Mina, Pema, ông Chắt, cô Chiến, những người Việt đồng hương, những người nhập cư ở… Tất cả các nhân vật của Thuận đều khơng một ai có được hạnh phúc.

Giọng điệu thương cảm thường nằm ở câu chuyện về “tao” hay do cô kể lại. Đó là những suy nghĩ miên man của nhân vật về cuộc đời mình, từ quá khứ đến hiện tại. Trong nhiều bức thư mà “tao” gửi cho Mina luôn phảng phất nỗi buồn thương thân, nhưng nhức nhối hơn cả là khi cơ nói về con trai, mối liên hệ duy nhất của cơ với gia đình bên chồng, với lồi người ở thành phố Paris. Cơ ít khi nói về tình mẫu tử, chỉ kể về cảm xúc và biểu hiện tình thương giữa người mẹ với đứa con với một chất giọng đều đều, che dấu thái độ thực của mình. Về điều này, nhà văn Thuận đã từng nói; “Tơi rất sợ nước mắt, đặc biệt là trong văn chương. Tơi muốn độc giả, thay vì khóc, phải phá lên cười, để sau đó trầm tĩnh trở lại và suy nghĩ”. Trong tác phẩm, phải đọc kỹ từng câu chữ, qua đó người đọc mới thấy được sự sâu sắc của nỗi đau mà “tao” phải chịu đựng. Cô viết cho Mina: “Trước khi đi nghỉ với bố nó, tối nào thằng Viktor cũng cầm tay tao hơn từng ngón một rồi từng đốt một, nhắc đi nhắc lại một cách khó nhọc là nó sẽ nhớ tao lắm, nhất là lúc lên giường trước khi đi ngủ và rằng vì mặt trời mùa thu lặn sớm hơn nhiều so với mùa hè, nên nó sẽ càng có thêm thời gian để nhớ tao” [64, tr.89]. Thằng Viktor biết rằng nó có một người mẹ, nhưng người mẹ đó như thế nào, q hương, người thân và vơ vàn

những cái khác nữa liên quan đến mẹ nó, thì nó khơng hề biết. Người mẹ hiểu rõ điều này và cũng che dấu điều này, bới đây là nỗi đau sâu thẳm nhất của cơ và cơ khơng thể làm gì để thay đổi được hồn cảnh.

Trong tiểu thuyết, giọng điệu thương cảm ở nhân vật “tao” không chỉ “thương thân” mà cịn giàu lịng thương người. Đó là tình cảm của cơ giành cho Mina, cho Pema, cho những người Việt tha phương và cho những người nhập cư xa lạ. Trong bức thư thứ mười bảy (Paris, ngày 27 tháng 10 năm 2016), qua những lời kể của “tao” với Mina người đọc cảm nhận được thân phận đau khổ, nhục nhã của những thanh niên Việt phải bán thân trong các quán bar ở xứ người. Bốn đứa người Việt (hai nữ quê Cà Mau, hai nam q Móng Cái) nhờ “tao” gặp ơng chủ của chúng để thương lượng quyền lợi: “- Chị nói với ổng nến khơng tăng lương, tụi em sẽ qua làm cho ba khác. Tao gật đầu, lấy giấy bút ra ghi, bên cạnh đánh số 1. - Chị nói với ổng là giờ Việt đang mốt, Thái qua rồi, Hoa còn lâu mới tới, Lào và Miên thì khơng bao giờ” [64, tr.169]. Cứ như thế, có đến 6 yêu cầu về quyền lợi, được đánh theo số thứ tự: tăng lương, hợp đồng làm việc, phiếu trả lương và bảo hiểm xã hội, không được bắt nhân viên làm việc 12 tiếng mỗi ngày, tiền bo lấy năm chục phần trăm là quá đáng. Việc đánh số thứ tự để đi đàm phán này mà “tao” là người đại diện cho bên bị thua thiệt ẩn chứa một sự giễu nhại, tựa như vai trị của các nghiệp đồn đại diện cho quyền lợi của người lao động trong xã hội tư sản. Nhưng đó là ẩn ý từ góc độ lịch sử đấu tranh giai cấp, còn trên bề mặt của câu chữ mà “tao” đã thống kê trên giấy thể hiện một nỗi xót xa về thân phận “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, chạy trốn nghèo đói lại gặp bóc lột: “Tại sao người Việt đi đâu cũng khổ? Hai mươi năm trước một nhân vật của tao từng hỏi, bây giờ chẳng lẽ tao hỏi lại mày, Mina” [64, tr.349].

Trong các bức thư, sự thương cảm của “tao” đối với Mina được che dấu qua những lời hỏi thăm, những ý kiến, trao đổi có tính chất thăm dị. Đây là dụng ý của người viết, bởi vì qua lời của “tao”, người đọc biết Mina là cơ gái cá tính, trung thực và rất tốt bụng, nhưng khơng thích những lời mềm mỏng, dịu dàng, khơng trùm khăn che mặt như phụ nữ Hồi giáo khác: “Tao tưởng tượng mày một tay ôm túi, một tay ôm bị, miệng phì phèo thuốc lá. Mày có thể trơng rất hồn cảnh, mặt mũi rúm ró, áo váy nhàu nhĩ như tất cả những phụ nữ đang ngồi trong lều nhựa ngó mưa rơi, nhưng khơng có

chuyện mày trùm khăn, khơng bao giờ mày chấp nhận trùm khăn… [64, tr.7]. Mina có cá tính mạnh mẽ, cơ khơng sợ bị hành hạ, bị vùi dập, nhưng cô cũng không thể nào chống lại được số phận, cũng như đồng bào cô ở Afghanistan, khơng ai chống lại được số phận. Vì số phận, đất nước cơ tan hoang trong bom đạn, hàng chục vạn người bị giết, hàng triệu người bị thương và hàng chục triệu người mất nhà cửa, tài sản phải tha hương. Số phận đau khổ đó khơng phải trên trời rơi xuống, đưới đất chui lên, số phận đó do con người gây nên. Đó là những kẻ nắm quyền lực ở đất nước Afghanistan, những kẻ nắm quyền lực ở những nước lớn, bọn họ vì quyền lợi kinh tế, chính trị, tơn giáo… mà đẩy một quốc gia có hàng nghìn năm văn hóa vào chỗ chết. Đất nước Afghanistan bất hạnh, đó là điều mà người đọc càng nhận thấy sâu sắc hơn khi đọc cuốn sách của nhà văn Thuận.

Dưới ngòi bút của Thuận, số phận người nhập cư ở Paris được soi chiếu từ nhiều góc độ: đời sống vật chất, những đau khổ về tinh thần, thể xác, và đặc biệt, chị thường nhấn mạnh đến sự sụp đổ ước mơ của họ về một thế giới mà họ có quyền được nhìn ngắm, được tận hưởng bằng chính đơi mắt của mình về biểu tượng của cái đẹp, của tự do và bác ái. Nhưng khi đến được nước Pháp, giấc mơ để thỏa thích ngắm nhìn Paris hoa lệ của họ giờ chỉ là: “… hé mắt ngó Paris qua những ơ cửa sổ lít nhít bởi cứ bước chân xuống mặt đất là vấp ngay phải những sân xi măng ngập rác, những ghế đá sứt sẹo, những bãi để xe vô hồn, những trung tâm thương mại vỏn vẹn một hiệu bánh mỳ, một quầy thịt halal, một cửa hàng tạp hóa 99 xu, tất cả như vừa nhập thẳng từ thế giới thứ ba” [64, tr.229]. Những số phận hẩm hiu, bị lãng quên trong một khơng gian tồi tàn cịn hơn nhà tù, với điều kiện sống chỉ để cầm hơi của những con người bị nghèo đói, chiến tranh xua đuổi hiện lên một cách bi thảm.

Giọng điệu thương cảm trong tiểu thuyết của Thuận chứa đầy nỗi khắc khoải, ưu tư về con người, nó khiến người đọc phải trải lịng để cùng trăn trở, băn khoăn và chia sẻ. Với giọng điệu này, mỗi độc giả dường như cũng tìm được sự đồng cảm về cảnh ngộ, về những thăng trầm và khổ đau cay đắng của kiếp người tha hương.

Điểm nhìn, ngơn ngữ và giọng điệu nghệ thuật có ý nghĩa quyết định đến thành cơng của tác phẩm tự sự. Tiểu thuyết Thư gửi Mina được trần thuật qua hai điểm nhìn ngơi thứ nhất. Đặt câu chuyện luân chuyển qua hai điểm nhìn khác nhau, vai trị kể chuyện của tác giả khơng cịn ở vị trí độc tơn dẫn dắt câu chuyện mà ranh giới giữa người kể chuyện và nhân vật đơi khi bị xóa nhịa, có sự chuyển hóa lẫn nhau, nhân vật tham gia với vai trị người kể chuyện. Chính cách trần thuật này giúp câu chuyện được xoay chuyển nhiều chiều, nhà văn có thể miêu tả, phân tích tâm lí, tính cách nhân vật dưới nhiều góc độ, khiến nhân vật trở nên đa dạng, sinh động hơn. Sự luân phiên điểm nhìn cùng với sự sử dụng ngơn ngữ đa sắc thái và linh hoạt trong giọng điệu tạo nên sự phức hợp và đa thanh cho tiểu thuyết Thư gửi Mina. Ngôn ngữ trong tác phẩm phong phú về các lớp từ vựng và giàu tình biểu cảm, kết hợp giữa sự tinh tế, sâu sắc với sự suồng sã, gai góc. Giọng điệu thể hiện chiều sâu trong cách nhìn, thái độ, tình cảm của nhà văn về cuộc đời và con người. Giọng điệu đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng của tác phẩm và dấu ấn tài năng của nhà văn Thuận.

KẾT LUẬN

1. Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 đến nay đã xuất hiện nhiều nhà văn với nhiều tác phẩm xuất sắc, đánh dấu một bước phát triển mới của thể loại này trong tiến trình văn học dân tộc. Là thể loại chủ lực của văn học hiện đại, tiểu thuyết đã đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của người đọc, cả về tư tưởng nghệ thuật và hình thức nghệ thuật, được đánh giá cao khơng chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài. Trong số các nhà văn đã góp phần đổi mới tiểu thuyết Việt Nam có Thuận (Đồn Ánh Thuận), nhà văn đang định cư ở Pháp. Với tám cuốn tiểu thuyết đã xuất bản trong hơn mười năm, tạo được sự chú ý cao độ đối với người đọc và các nhà phê bình, Thuận đã khẳng định tài

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết thư gửi mina của nhà văn thuận (Trang 84 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w