Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết thư gửi mina của nhà văn thuận (Trang 73 - 78)

6. Bố cục luận văn

3.2. Ngôn ngữ trần thuật

3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại

Ngôn ngữ đối thoại trong Thư gửi Mina chủ yếu gắn với vai trị người kể chuyện. Ngơn ngữ của người kể với tư cách vừa là kẻ đứng ngoài quan sát và kể lại câu chuyện, vừa là kẻ trong cuộc, hiểu rõ câu chuyện. Qua lời kể của người kể chuyện (nhà văn Th, nhân vật “tao”), dấu mốc và nội dung các sự kiện, năm tháng, địa danh, nội dung truyện kể, các nhân vật… được thể hiện. Mặt khác, ngôn từ của lời kể từ ngôi thứ nhất này có khả năng thể hiện một cách linh hoạt lời thoại: có khi như những lời tâm tình, có khi như sự phản biện, nhà văn sử dụng đối thoại để kín đáo thể hiện quan điểm của mình về lịch sử, chiến tranh, chính trị, văn hóa, phong tục, tơn giáo…

Trong Thư gửi Mina, hình thức đối thoại được thực hiện ở nhiều dạng thức khác nhau, trong đó có hình thức đối thoại trực tiếp. Trong giao tiếp, lời đối thoại là hình thức sử dụng ngơn ngữ trực tiếp giữa người nói và người nghe. Tuy được sử dụng khơng nhiều, nhưng những đoạn đối thoại dạng này vẫn được sử dụng như một phương tiện biểu đạt hữu ích, vừa làm thay đổi cách thức biểu đạt, vừa trực tiếp chuyển tải nội dung thông tin giao tiếp. Ngôn ngữ đối thoại trực tiếp trong Thư gửi Mina mang đậm tính tranh luận, tính triết lý, và cịn được sử dụng để thu nhận và cung cấp thông tin. Đoạn đối thoại giữa “tao” với thằng Lùn ở bức thư “Paris, ngày 2 tháng 11 năm 2016” đã làm cho “tao” bị sốc nặng khi hình dung về thân phận mẹ con chị Chiến:

- Ừ, mười năm có lẻ.

- Trí nhớ của anh đáng tin chứ?

- Khi bà Vera dẫn về, ông ta còn chưa biết cách mở hào sống. - Hai đứa con gái lúc ấy học lớp mấy?

- Sao lại lớp mấy?

- Sao lại khơng lớp mấy?

- Có đến trường bao giờ đâu. Nhưng hãy nói cho tơi hay tại sao cơ lại quan tâm tới tất cả bọn họ?

- Tôi cần tin tức về ma-đam Chiến, gia đình ma-đam ở Sài Gịn sốt ruột, lâu khơng có thư hay điện thoại từ Pháp” [64, tr.322].

Những thông tin từ thằng Lùn, cùng với sự linh cảm, những suy diễn của cô đã khiến cô cảm thấy sững sờ, cay đắng vơ cùng: “Đầu óc tao đờ đẫn. Có lẽ nào hai đứa con gái chị Chiến bị giam lỏng bởi cha dượng?”. Trong đầu “tao” hình dung về Balasko, về cách mà lão ứng phó với luật bảo vệ trẻ em của Pháp: “... Khi mà phương Tây đã kịp thiết lập một bộ luật đâu vào đấy để bảo vệ trẻ vị thành niên, ngoài ra cịn phải giữ miệng khơng phải một đứa mà cả hai chị em, và cũng chẳng đủ phương tiện tài chính để cha dượng và con vợ du hí nay đây mai đó, tránh cái nhìn soi mói của thiên hạ. Chẳng có gì ngạc nhiên lắm đâu. Tao tự nhủ và tao rùng mình. Thằng Lùn im lặng, nhìn những ngón tay tao nắm chặt hai đầu gối” [64, tr. 322].

Một trong những yếu tố quan trọng để thể hiện hình thức đối thoại trực tiếp trong Thư gửi Mina là sự giản lược ngôn ngữ. Cuộc sống hiện đại và sự lấn át của ngôn ngữ đời thường vào văn chương đã dẫn tới những biến đổi trong cấu trúc câu, cấu trúc ngữ pháp của tiểu thuyết. Xu hướng giản lược ngôn ngữ xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết của Thuận. Điều này thể hiện trong việc nhà văn đã lược bỏ các hư từ, liên từ, tính từ, mỹ từ và làm gọn câu văn nhiều khi dẫn tới lệch chuẩn bằng việc rút cả chủ ngữ, vị ngữ khỏi câu, đặc biệt ở những câu đối thoại với nhiều điểm trống. Những đoạn đối thoại ngắn giữa “tao” với thằng Lùn có thể xem là tiêu biểu của hình thức này:

“- Balasko và hai đứa con gái ở đâu? - Tầng áp mái.

- Ông ta và đứa lớn thế nào? - Thế nào là thế nào?

- Có ngủ chung một giường? - Chịu.

- Anh đã lên chỗ ở của họ?

- Tơi nhìn từ mái xuống, lúc đảo ngói. - Thế nào? Có mấy giường?

- Hai. Nhưng như thế khơng nói lên điều gì. - Ừ nhỉ [64, tr.327].

Đối thoại giữa “tao” và thằng Lùn ngắn gọn, có nhiều điểm trống với những ẩn ý mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu. Qua đoạn đối thoại, mối quan hệ của hai đứa con gái chị Chiến với người cha dượng từng bước được “tao” làm sáng tỏ, và cũng qua đó, thấy được sự bất hạnh của hai đứa trẻ. Đoạn đối thoại tiếp theo đã làm rõ vấn đề này:

“…

- Vợ Balasko thuê luật sư? - Lâu rồi chứ.

- Anh có biết lý do?

- Quan hệ cha dượng con vợ. Một thám tử đã đến đây điều tra. - Và đã đề nghị anh giúp một tay?

- Vâng.

- Và anh đã trèo lên mái chụp ảnh căn hộ của Balasko? [64, tr.332-333].

Như vậy, người chồng cao thượng của chị Chiến thực ra là một kẻ lừa đảo, loạn luân và chị Chiến đã che dấu sự thật về cuộc sống của mình và hai đứa con ở Pháp. “Thám tử Tao” đã tìm rõ chân tướng sự thật, và cay đắng cho cơ là ở chỗ cơ chẳng làm được gì để giúp họ.

Trong Thư gửi Mina có lúc lời đối thoại lại xen lẫn độc thoại hay lời người dẫn chuyện, làm cho cuộc đối thoại trở nên sinh động và có chiều sâu hơn. Trong bức thư “Paris, ngày 25 tháng 10 năm 2016”, có một cảnh đối thoại rất đa nghĩa về tồn tại, về sự có lý và vơ lý của cuộc sống con người. Khi Afghanistan đang bị chiến tranh tàn phá, thì

ở Paris, nhân vật “tao” và Vĩnh đang trong phòng khách sạn, ở thành phố Marseille. Ở họ cũng đang có một cuộc chiến tranh. “Tao” thì muốn thốt khỏi tình trạng hiện tại, tình trạng tình nhân, muốn Vĩnh có một quyết định dứt khốt về mối tình của họ; cịn Vĩnh thì im lặng. “Tao” liên tục chất vấn, cịn Vĩnh thì như một “tượng sáp”, một “thây ma”. Câu duy nhất mà Vĩnh đáp lại, cũng chính là câu của “tao”: “Anh không quyết định được cuộc sống của anh”. Thay cho những lời biện giải dài dịng có thể có của Vĩnh, nhà văn đã mơ tả bức tranh về bể cá với những con cá vàng: “… ngay trên đầu Vĩnh - những con cá vàng bơi lội trong chiếc bình thủy tinh, bên ngồi là hoa tím và lá xanh lung la lung linh, rồi tao nghĩ bốn thành viên của gia đình Vĩnh, hai vợ chồng và hai đứa con, chẳng khác gì những con cá vàng kia, bị nhốt trong ngơi nhà của chính họ, giữa những ảo mộng đẹp đẽ khơng bao giờ chạm vào được, và chiếc bình thủy tinh đã là quá chật cho bốn con cá, cớ sao tao còn muốn chui vào?” [64, tr.81]. Bức tranh của danh họa Matisse được vẽ từ một thế kỷ trước “đã vơ tình gửi thơng điệp về sự mất tự do cho tất cả đàn ơng có gia đình”, rằng thân phận họ cũng chỉ là một con cá vàng trong bình thủy tinh, bơi lượn cạnh những con cá vàng khác, và “tự do với họ chỉ là một trong những ảo mộng đẹp đẽ bao giờ cũng đứng ngồi ngơi nhà đang giữ chân họ” [64, tr.82]. Trần thuật kiểu nước đơi này tạo nên tính đa chức năng của tác phẩm, vừa có tính giãi bày, tâm sự vừa có tính phản biện. Hình thức này diễn tả tâm lý hồi nghi, bất an, thất vọng, không tự tin về cuộc sống của nhân vật, nói lên cảm giác mong manh, phập phù của sinh tồn.

Đối thoại với người đọc giả tưởng là một cách thức mới đã được Thuận sử dụng trong tiểu thuyết. Ngay từ bức thư đầu tiên, nhân vật “tao” đã giãi bày cảm xúc với Mina qua việc nói lý do vì sao viết thư cho cơ ấy, nhưng cái chính là để thơng báo cho người đọc về hình thức diễn ngôn mà nhà văn sử dụng trong tiểu thuyết:

“Paris, ngày 19 tháng 10 năm 2016 Mina,

Đây là lần đầu tiên tao viết về mày. Trong các câu chuyện về nước Nga Xô viết tao đã viết về con Ludmila, về căn phịng của ba đứa bọn mình, về cái ban cơng nhìn xng rừng hạt óc chó, về góc bếp ban ngày cũng phải bật đèn, về những tuần tuyết rơi khơng dứt, và về những gì những gì tao cũng chẳng nhớ… Nhưng về mày thì chưa bao

giờ. Tao thường xếp quá khứ vào những ngăn nhỏ rồi thỉnh thoảng mở xem có thể sử dụng vào đau. Và hơm nay, cái ngăn mang tên “Mina” đã chính thức được kéo ra. Chào mày, bạn hiền của tao!” [64, tr.5].

Một đoạn văn rất ngắn, nhưng có đến ba ý tác giả nhắc nhở cho người đọc biết đây là tiểu thuyết bằng thư, chứ không phải là thư: 1. “Đây là lần đầu tiên tao viết về mày”, viết về chứ không phải “tao” viết cho “mày”; 2. “Trong các câu chuyện về nước Nga Xô viết, tao đã viết về con Ludmila…”, như vậy, Ludmila, người bạn cùng phòng của hai người thời đại học là nhân vật đã xuất hiện trong các tác phẩm trước đó; 3. “Và hơm nay, cái ngăn mang tên “Mina” đã chính thức được kéo ra”, như vậy, giờ đã đến lúc Mina trở thành nhân vật chính của tác phẩm Thư gửi Mina.

Trong tác phẩm, nhà văn đã để cho nhân vật triết lý như một hình thức giãi bày, chia sẻ, đối thoại với người đọc những suy nghĩ của mình về ý nghĩa cuộc sống. Nhân vật “Tao” đã lập luận về quan niệm của chữ “nhẫn” ở người Việt, nhưng lại thêm vào chữ “nhục” đầy tính triết lý: “Tao cứ tưởng đàn ông đàn bà nước tao ghét nhau, khinh nhau, khơng thích làm tình mà thích làm tội. Tao cứ tưởng đàn ông đàn bà nước tao là những cặp đơi hồn hảo, hồn hảo nhất ở chỗ khi đầu đã bạc răng đã long thì cả vợ lẫn chồng đều đạt đến đỉnh cao của nhẫn nhục” [64, tr.19].

Trong thư của Pema gửi cho anh phóng viên chiến trường, từ câu chuện về mưa khơng dứt ở sài Gịn, về việc cơ không thể đi nhờ thuyền của bà hàng cá để đến tịa báo, cuối cùng, cơ đã dùng “một chiếc chậu nhôm to và chéo từ sáng đến trưa thì qua được quãng đường chưa đến một cây số”, có đoạn đối thoại với người đọc khá sâu sắc về sự ứng xử của người Việt: “Mất thời gian nhưng cũng là một trải nghiệm thú vị, giờ thì em hiểu câu nói đùa của một chị đồng nghiệp thân quen “nên lấy thuyền thúng làm biểu tượng của dân tộc ta: nó khơng lướt về phía trước mà chỉ quay vịng vịng” [64, tr.199].

Ngơn ngữ đối thoại và độc thoại trong Thư gửi Mina được sử dụng với một cách linh hoạt, hiệu quả, có vai trị quan trọng trong việc thực hiện giao tiếp giữa người kể chuyện với các nhân vật, người kể chuyện với người đọc, trong việc biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm, tâm lý của nhân vật trong tác phẩm. Bên cạnh đó, ngơn ngữ đối thoại và độc thoại còn trực tiếp thể hiện thái độ của nhà văn về nhiều vấn đề về số phận con

người, số phận các dân tộc bị chiến tranh tàn phá, về những vấn đề văn hóa, nhân quyền, tự do…

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết thư gửi mina của nhà văn thuận (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w