6. Bố cục luận văn
2.2. Không gian nghệ thuật
2.2.1. Không gian đa tầng, đối lập
Nổi bật trong tiểu thuyết của Thuận là không gian truyện kể, một không gian mênh mông từ Tây sang Đông, vừa xác định vừa vô định, vừa thực tại vừa ảo ảnh. Có thể nói, ngồi Hồ Anh Thái ra, thì khơng gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Thuận là điển hình cho ý thức vươn ra thế giới của nhà văn Việt Nam đương đại. Trong tiểu thuyết của Thuận tập trung nhất vẫn là không gian Pháp - Việt.
Trong Thư gửi Mina, không gian nghệ thuật trải rộng, đa tầng, chứa đựng những mảng màu khác nhau của cuộc sống con người. Những câu chuyện về nước Việt (thường gắn với quá khứ) và những câu chuyện về nước Pháp (thường gắn với hiện tại) được kể đan xen với nhau. Cái đọng lại trong ký ức của Thuận về Việt Nam, về Hà Nội là những năm tháng tuổi thơ sống với chế độ bao cấp. Sự sinh tồn của con người gắn với sổ gạo, với các bìa tem phiếu thâu tóm tồn bộ nhu cầu của con người trong nhiều thập niên đã trở thành nỗi ám ảnh các thế hệ. Rời xa đất nước vào giữa những năm 90 (thế kỷ XX), vào lúc ấy, hình bóng nghèo đói của nhân dân đồng nghĩa với chế độ bao cấp. Thuận viết: “Cho đến năm 17 tuổi, cuộc sống của tôi gắn liền với bao cấp. Tôi tự an ủi trong cái rủi lại có cái may: đó là một trong mấy chìa khóa giúp tôi hiểu xã hội Việt Nam đương đại. Trên thực tế, chế độ tem phiếu đã bị hủy bỏ nhưng tinh thần bao cấp vẫn trụ lại khá mạnh mẽ trong suy nghĩ và hành động của người Việt Nam, cả vô thức lẫn ý thức” [52].
Việt Nam, Hà Nội, sau này là Sài Gòn và nhưng vùng đất khác của nước Việt ln thường trực trong tâm trí và trong tác phẩm của Thuận. Bên cạnh đó, khơng gian nước Pháp và những xứ sở khác như Nga, Afghanistan, Sirya đan xen trong không gian
truyện kể tiểu thuyết của Thuận đã tạo nên một thế giới nghệ thuật đa dạng, phản ánh dáng hình của xã hội lồi người thời tồn cầu hóa với những sự phân cực, sự đa chiều và sự nghịch lý về tồn tại. Đằng sau cái không gian sinh tồn đó là tâm trạng nhiều khi hụt hẫng, vơ định của nhà văn: “Những mảnh thân phận được chị lồng ghép, dẫn dắt vào truyện của mình dường như có bóng dáng đời thực của Thuận và cô cũng là một trong số ít nhà văn nước ngồi viết về xã hội Pháp đương đại. Thuận viết về xã hội Pháp đương đại vừa với tư cách người sống trong đó, vừa với tư cách một kẻ bên lề; viết về Hà Nội với tư cách là người xa quê nên mang tính khách quan cao. Đan xen hai khơng gian văn hóa, nhân vật đi về giữa hai bờ thực ảo để càng đắng cay cho số phận mang dấu ấn của thời đại” [18, tr.6-7].
Trong bức thư đầu tiên của “tao” gửi cho Mina, nhà văn đã giới thiệu khá đầy đủ về các lớp không gian được đề cập đến trong tác phẩm [64, tr.6-7]. Không gian trần thuật bắt đầu với câu: “Khi tao viết những chữ này thì tao đang nằm trên giường”. Cái giường này đặt trong căn phịng áp mái, “thiếu buồng tắm”, “cửa sổ nhỏ”, “nóng rẫy mùa hè, lạnh buốt mùa đông”, tại khu phố đèn đỏ Pigalle, nằm gần như giữa trung tâm Paris. Căn phòng này còn được nhắc đến nhiều trong tiểu thuyết, để khởi đầu cho một mảnh truyện kể hay diễn giải một cảm xúc, thể hiện một trạng thái tâm lý của nhân vật “tôi” - người kể chuyện.
Từ căn phịng áp mái, khơng gian được mở rộng về nước Nga, nơi “tôi” và Mina theo học đại học. Ký ức về người bạn gái Afghanistan hiện về, với một tính cách dữ dội, hồn tồn khác biệt với quan niệm về người phụ nữ Hồi giáo. Tiếp theo, không gian trở lại Paris, ra vùng ngoại ô thủ đô, với những con đường vành đai, nơi dân thủ đô thường dừng xe để đổ rác, nhưng giờ đây chen chúc những căn lều của người tỵ nạn. Không gian lại được tiếp tục mở rộng, vượt qua thì hiện tại của truyện kể để đến Kabul: “Kabul, thủ đơ của Afghanistan, có gương mặt sầu não của một đô thị bị đánh bom tơi bời và mịn mỏi vì những năm tháng chiến tranh. Bảo tàng thành phố nơi trưng bày một trong những bộ sưu tập đồ cổ châu Á quý giá nhất đã hàng trăm lần bị đập phá tan tành. Ngày hơm nay, Kabul khơng cịn vườn hoa, cũng hết cả công viên. Vườn Babur từng một thời nổi danh giờ chỉ còn là mảnh đất hoang, cịn thành cổ thì trở thành khu vực cực kỳ nguy
hiểm, miếng mồi ngon của mìn khủng bố” [64, tr.27]. Ở đây, nhà văn đã tạo nên sự đối lập giữa hai không gian: Paris với cuộc sống thường nhật, con người với bản năng cá nhân và bầy đàn vào thời đại văn minh, được nhà văn nhấn mạnh ở sự ích kỷ và bàng quan; Kabul với chiến tranh triền miên, vắng bóng con người, trở về thời kỳ đồ đá, những dấu vết văn minh chỉ cịn sót lại qua ký ức của con người.
Khơng gian truyện kể trong tiểu thuyết của Thuận đem đến những cảm xúc nhiều chiều đối với người đọc, với chủ âm là sự buồn thương, day dứt, xót xa qua mn nẻo đường đời của số phận người phụ nứ Á Đông nhỏ bé giữa mênh mông tồn tại. ghé để đổ rác, cịn dân khơng Paris chỉ ghé để cất tạm những chiếc xe tải xấu xí, thay một bộ cách đẹp, trước khi bước chân vào thành phố ánh sáng làm Chị đã viết: “Khi tao viết những chữ này thì tao đang nằm trên giường. Mùa thu đã gõ cửa Paris bằng những trận mưa liên miên. Bên cạnh tao đài phát thanh đưa tin mới nhất về làn sóng tị nạn từ Trung Cận Đơng. Họ nói rằng khơng chỉ người Syria mà cả các đồng hương Afghanistan của mày cũng phải chạy trốn chiến tranh chẳng khác gì những năm chín mươi của thế kỷ trước. Tao chợt nghĩ biết đâu mày cũng đang ở Paris, bọn mình đang dưới cùng một bầu trời sũng nước, nhưng tao cịn có căn phịng áp mài này, chứ mày thì vạ vật tại một cửa ơ nào đó của đường vành đai, nơi dân Paris chỉ vài ly rượu vang đỏ ở chân đồi Montmartre với khoai tây chiên và đùi gà công nghiệp: sâm banh, gan ngỗng béo hay chim trĩ nhồi hạt dẻ chỉ có trong tiểu thuyết thế kỷ 19 thơi Mina…” [64, tr.6-7]. Việc nhà văn chú ý đối chiếu hai cảnh đời trong một không gian đã làm dấy lên sự nhức nhối từ quá khứ đến hiện tại. Đã nhiều năm trơi qua, nhưng thời thế chẳng có gì thay đổi, hậu duệ của thực dân, đế quốc vẫn sống trong sự thoải mài dư thừa so với con dân của các thuộc địa cũ. Các quốc gia lạc hậu vẫn phải sống trong thế giới nghèo đói của họ, cịn các quốc gia giàu có vẫn ung dung sống trong thế giới của riêng mình. Ngoại ơ Paris, nơi “dân Paris chỉ ghé để đổ rác” giờ đây trở thành nơi cư trú của dân tỵ nạn. Nhưng họ cũng khơng được n thân, chỉ cần có sự phàn nàn của “dân Paris” là cảnh sát sẽ dọn dẹp đám dân này ngay: “Có tin thành phố Paris vừa giải tán đám lều nhựa cắm ở cửa ô Sain-Ouen. Người ta bảo cách đây một tháng kiểm kê được hơn năm trăm đàn ông, đàn bà và trẻ em, vậy mà hôm nay lúc cảnh sát lái xe bt tới thì chỉ cịn năm chục…” [64, tr.11].
Paris là một địa danh đặc biệt trong các tiểu thuyết của Thuận, từ Chinatown,
Paris 11 tháng 8, T mất tích… và đến Thư gửi Mina. Trong Thư gửi Mina, Paris trong
cái nhìn của Thuận có hai phần, hai khơng gian đối lập như chị đã từng viết ở những tiểu thuyết trước đó: một Paris hoa lệ và giàu có và một Paris tồi tàn và nghèo khổ. Nhưng ở tác phẩm này, Thuận không lặp lại việc mô tả những người khốn khổ ở Paris như những nhà văn lãng mạn và hiện thực Pháp thế kỷ XIX, điều mà chị cũng đã từng viết trong
Paris 11 tháng 8, về những ngôi nhà xập xệ, tồi tàn ở ngoại ô, với hệ thống nhà dưỡng
lão, bệnh viện xuống cấp một cách thảm hại, đến mức chỉ cần một trận nắng nóng bất thường thổi qua cũng đủ cướp đi sinh mạng hàng nghìn người. Có lẽ những con người đó vẫn chưa biến mất hết ở thủ đô nước Pháp vào năm 2016, khi Thuận viết Thư gửi
Mina. Cịn giờ đây, trong tiểu thuyết này, Thuận mơ tả một đối tượng mà vào thế kỷ XIX
chưa có ở Pháp: người nhập cư và người tỵ nạn, mà đặc biệt là về người tỵ nạn. Vấn đề người tỵ nạn được phản ánh trong rất nhiều tác phẩm của các nhà văn nước ngồi, đến tiểu thuyết của Thuận lại có một tiếng nói mới, sinh động và ấn tượng vơ cùng. Bởi vấn đề này được viết từ chính cuộc đời của một người Việt định cư hợp pháp, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn vẫn vương mặc cảm tỵ nạn mà khơng thể nào xóa đi được. Số phận của người tỵ nạn được Thuận thể hiện từ nhiều góc độ nghệ thuật khác nhau, nhưng đặc sắc hơn cả vẫn từ không gian nghệ thuật. Đây là đoạn văn mô tả một khu chung cư của người nhập cư: “… Người từ xa mới tới đều được dân ở đây khuyên nên sắm sẵn một lọ xịt nước thơm để có thể chịu đựng thang máy trong vịng mười giây. Nhưng lần ấy, Mina, lọ xịt nước thơm hương huệ tây mua ở siêu thị Carrefour đã không đủ giúp tao khỏi xây xẩm mặt mày khi mới chỉ đẩy cửa bước vào một trong những tòa nhà của khu chung cư 4000: Mùi tanh hãi hùng, để hình dung được, có lẽ mày nên nghĩ đến mùi của máu, máu trộn đờm dãi, nôn mửa, nước tiểu, mồ hôi, rác rưởi, thực phẩm rẻ tiền quá hạn…” [64, tr.229]. Sống chui rúc trong tòa chung cư khổng lồ này là hàng nghìn con người đến từ châu Phi, châu Á, những vùng đất đang có chiến tranh, khơng bị các nước phương Tây đánh chiếm thì cũng chiến tranh nội chiến do phương Tây xúi dục. Đó là một sự thật, bởi vì từ những năm 90 của thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI đâu cịn Liên Xơ, để có thể trút sự nghi ngờ. Những người nhập cư hy vọng họ sẽ có được cuộc sống
tốt hơn ở các nước văn minh nơi họ tìm đến, nhưng niềm hy vọng đã đổi thành thất vọng: “Đâu rồi giấc mơ về thủ đô ánh sáng với tháp Eiffel và đồi Montmartre, sông Seine và bảo tàng Louvre?” [64, tr.229]. Chốn định cư mới mà đất nước văn minh, bác ái giành cho họ cũng chẳng khác gì nơi họ đã rời đi, cũng nhếch nhác, thê thảm, cũng vô hồn, kinh hãi như vừa trải qua chiến tranh, dịch bệnh: “… các tổ ong khổng lồ, tổ nào cũng y sì một sân xi măng ngập rác cùng một bãi đổ xe vô hồn, một vườn hoa khơng có hoa nở và những ghế đá khơng có người ngồi…” [64, tr.234].
Những cửa ô, những con đường vành đai của Paris cũng thường được nhắc đến trong tiểu thuyết, trong sự so sánh chua chát: “Mina. Có tin thành phố Paris vừa giải tán đám lều nhựa cắm ở cửa ô Saint-Ouen… Rằng dân cư quanh vùng kêu ca lều nhựa cản trở giao thông, ảnh hưởng đến mỹ quan và vệ sinh chung, đặc biệt là thành phố đã phát hiện trong đó nhiều trường hợp mắc bệnh ghẻ, “căn bệnh nguy hiểm rất dễ lây lan” [64, tr.12]. Từ một thông tin thuần báo chí, nhà văn chuyển sang giọng mỉa mai: “Phần bình luận dưới các bài báo đầy những câu cảm thán thế này: “Hãy tưởng tượng vi trùng ghẻ lan khắp các nhà trẻ của Paris”, “Tôi thề là tin kia mà lộ ra thì hè tới Paris sẽ mất một phần ba khách du lịch”, “Ôi, các thiếu nữ Paris mà phải len lén gãi một chỗ nào đó trên cơ thể thì cũng ít nhiều nguy hại đến danh tiếng thanh lịch!”… [64, tr.12]. Bệnh ghẻ nếu không ngăn ngừa sẽ trở thành thảm họa cho Paris và nguyên nhân của nó là từ người tỵ nạn. Nhưng vì sao người tỵ nạn bị bệnh ghẻ, vì sao họ phải từ bỏ quê hương để đến một vùng đất xa lạ, nguyên nhân này lại chẳng một ai quan tâm.
Không gian đa tầng được xây dựng qua không gian điểm và diện, gắn với sự đối lập trong đời sống, từ đời sống của cá nhân đến đời sống một cộng đồng. Trong tiểu thuyết, một khía cạnh quan trọng để nhà văn nói về người kể chuyện - nhân vật “tao” là sử dụng hình thức biểu đạt của dạng khơng gian này để từng bước làm rõ về cuộc đời cô: “Tao đang viết cho mày từ một quán cà phê nhỏ xíu ngay cạnh bến tàu điện ngầm Guy Moquet…” (Bức thư thứ ba, “Paris, ngày 21 tháng 10 năm 2016) [64, tr.17]. Từ không gian này, câu chuyện được hướng về mối tình giữa “tao” với Vĩnh, khơng gian hẹn hị của hai người ln ở khách sạn. Quan hệ của họ vừa là tình yêu, vừa là chuyện ngoại tình, vì “tao” đã có chồng. Tao vẫn khao khát đi tìm một đời sống đích thực, phù hợp với
mình. Nhưng mọi chuyện khơng như cơ muốn: “Vĩnh bảo nếu li dị được vợ, Vĩnh sẽ sống một mình. Vĩnh bảo “tự do muôn năm” và “Vĩnh không bao giờ tính đến chuyện sống cạnh tao. Bốn năm rồi, bọn tao chỉ biết những căn phòng khách sạn…” [64, tr.18]. Đến bức thư thứ năm (Paris, ngày 22 tháng 19 năm 2016), không gian được mở rộng, “tao” dần hé lộ rõ hơn về đời tư của cơ, khi cơ nói về những người trong gia đình: “Mina, Paris vẫn mưa như trút. Mấy ngày rồi tao khơng bước chân ra ngồi, tai ù đi bởi tiếng nước rơi trên nóc nhà. Khơng ai gọi điện cho tao. Artur cũng khơng. Gia đình tao có thỏa thuận là tất cả các kỳ nghỉ anh ấy được quyền mang thằng Viktor đi cùng bà nội nó, cịn tao sẽ được ra sống ở căn phịng áp mái này, hai bên khơng cần liên lạc…” [64, tr.41]. Nhân vật “tao” có một gia đình, có chồng, có con, có cuộc sống riêng tư (ở căn phòng áp mái thuê riêng, nhưng bằng tiền của chồng). Nhìn trên bề mặt người đọ thấy cuộc sống của cô khá ổn, nhưng đọc kỹ sẽ thấy nhiều điều không hợp lý: không ai gọi điện cho cô (cảm giác bị lãng quên), thỏa thuận về đứa con (sự lệ thuộc)… Với nhiều lý do giành cho một người phụ nữ tha hương, cơ cần có một gia đình, nhưng lại khơng có tình u, mọi cái đều là “thỏa thuận”: “Tao và Artur, chúng tao hiểu nhau và chúng tao chấp nhận diễn cùng nhau. “Một cặp đơi hồn hảo”, như từ thời thượng ở Việt Nam hiện nay” [64, tr.43]. Sự cay đắng của cuộc đời cô được tiếp tục làm rõ qua mối quan hệ với mẹ chồng, một phụ nữ Do Thái cũng đã trải qua nhiều đau khổ, di cư đến Pháp từ Tiệp Khắc. Người phụ nữ này thẳng thắn, lạnh lùng, kiên quyết bảo vệ đức tin và lối sống của người Do Thái: “Mina, nhưng mẹ anh ấy thì khơng diễn… Mẹ chồng tao khơng lý luận dài dịng, khơng diễn và không chấp nhận để tao diễn [64, tr.44]. Bà đồng ý cho Artur lấy “tao”, vì theo ý bà, thà lấy một kẻ vơ thần cịn hơn lấy phải một đứa Hồi giáo: “Giờ thì tao hiểu, bà đã suy tính hơn thiệt, bà đặt tao lên bàn cân cùng những đứa bạn gái trước đây của con trai bà, rồi bà tặc lưỡi, dù sao thì gái Á châu cũng thuần, lại còn biết mùi xã hội chủ nghĩa thì cịn thuần nữa, nếu có lý luận thì cũng loanh quanh, nếu có diễn thì cũng chon mặt chọn người mà diễn” [64, tr.45]. “Tao” đã đầu hàng bà mẹ chồng, người phụ nữ Do Thái kiên định, không khoan nhượng. Suy cho cùng, ý thức sinh tồn của người Do Thái đâu có thua gì người Việt, nếu khơng muốn nói là có chỗ cịn mạnh mẽ hơn. “Tao” có thể nói bằng tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp nhưng lại không
biết tiếng Hebrewé của người Do Thái. Mối liên hệ duy nhất của cơ với gia đình xa lạ này là thằng Viktor do cơ sinh ra, nhưng nó lại khơng hề có tý liên hệ nào với cô về