Sự phối hợp điểm nhìn

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết thư gửi mina của nhà văn thuận (Trang 66 - 69)

6. Bố cục luận văn

3.1. Điểm nhìn trần thuật

3.1.2. Sự phối hợp điểm nhìn

Mặc dù Thư gửi Mina được kể ở ngôi thứ nhất, nhưng trong tiểu thuyết điểm nhìn trần thuật được sử dụng một cách linh hoạt, đa chiều. Có khi điểm nhìn được di chuyển từ chủ thể trần thuật này sang chủ thể trần thuật khác, từ tác giả sang nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác… Cũng có khi các điểm nhìn này hịa trộn vào nhau, tạo sự đan xen trong trần thuật. Đặc điểm này đã tạo nên sự phức tạp trong việc theo dõi câu chuyện, nhưng nó có khả năng tạo nên những cái mới, bất ngờ trong nghệ thuật của Thuận.

Trong Thư gửi Mina, có sự kết hợp, tương tác rõ rệt trong vai trò trần thuật giữa tác giả (nhà văn Thuận) với người kể chuyện và nhân vật xưng “tao”. Điều này được thể hiện qua sự nhắc lại tiểu sử nhà văn; sự nhắc đến các sáng tác trước đó của nhà văn. Yếu tố tự thuật (trong Thư gửi Mina và những tiểu thuyết trước đó) và yếu tố hư cấu đan xen

vào nhau qua các giọng kể tạo nên tính liên văn bản trong các sáng tác, gợi ý về một chỉnh thể văn học trong toàn bộ văn bản mà nhà văn đã xây dựng: “Chính tại phương diện này, có thể thấy Thuận khá nhuyễn trong thực hành kỹ thuật mà các nhà tự sự học gọi là trò chơi “mặt nạ tác giả”, khi chị tạo ra một “tác giả hiển thị”, một “người kể chuyện không đáng tin”, một cái “Tao” đang kéo cái “Mày” - cơ bạn gốc Afganistan - và độc giả nói chung vào tâm thế “bất tín nhận thức”. Có tiếng nói ngầm, tựa như một khuyễn cáo cất lên ở đây: đừng tin rằng những chuyện này có thật, nhưng cũng đừng không tin rằng những chuyện này chưa từng hoặc sẽ không bao giờ diễn ra trong cuộc đời này - một dấu hiệu đặc trưng của văn chương hậu hiện đại” [54]. Tính chỉnh thể này là bức tranh tồn cảnh về thế giới đương đại, mặc dù được lắp ghép từ các mảnh vỡ, nhưng được thống nhất bởi một tư tưởng nghệ thuật xuyên suốt: thân phận con người tha hương và số phận dân tộc thời tao loạn.

Để mở rộng điểm nhìn, tác giả đã chuyển điểm nhìn trần thuật cho nhân vật, để cho “tao” được tồn quyền kể, mơ tả, nhận xét về những nội dung có tính hư cấu. “Tao” trong 30 bức thư đã dệt nên một thế giới đa chiều và xoắn kép, mà ở đó người đọc vẫn có thể bắt đầu đọc từ bức thư nào cũng được (nhưng buộc phải đọc hết) để tùy vào sự cảm nhận của mình mà tái tạo lại văn bản theo cách hiểu của mình. Từ điểm nhìn của “tao” mà các nhân vật được xuất hiện trong tiểu thuyết.

Sự phối hợp điểm nhìn cịn được thức hiện qua việc ln chuyển điểm nhìn. Việc điểm nhìn được chuyển đổi từ nhân vật này sang nhân vật khác tạo nên những góc nhìn khác nhau, vừa cụ thể hóa vấn đề được soi chiếu, vừa tạo tính khách quan cho văn bản, và đặc biệt là tạo cho người đọc khả năng lựa chọn điểm nhìn để tiếp cận vấn đề. Trong

Thư gửi Mina, đó là sự chuyển đổi từ nhân vật “tao” sang Pema. Ở đây, nhà văn đã thực

hiện thủ pháp hoán dụ dể tái hiện lời nói của nhân vật về chính mình, về hiện thực xung quanh và đặc biệt là những tưởng tượng của nhân vật về khơng gian Afganistan đang có chiến tranh, qua sự giết hại trẻ em và phụ nữ, sự tàn phá các giá trị văn hóa, nghệ thuật mà nhân vật hình dung được.

Hai nhân vật có cùng một giọng điệu về Afghanistan. Sự cảm nhận của họ vừa từ góc độ con người nói chung, vừa từ góc độ của người phụ nữ, đã tạo nên sự đồng

thuận về mặt nhận thức và tạo nên tính linh hoạt trong nghệ thuật trần thuật. Trong tiểu thuyết, khi đề cập đến chủ đề về chiến tranh Afghanistan, mặc dù tác giả không trực tiếp viết về chiến tranh và chiến tranh chỉ được thể hiện qua điểm nhìn của “tao” và Pema, nhưng sự phối hợp hai điểm nhìn này đã tạo nên tính đa nghĩa trong cách nhìn nhận về chiến tranh: từ tình u, từ văn hóa, từ tơn giáo, từ bản năng, từ sinh tồn (hai mặt: sử dụng chiến tranh và bị hủy hoại bởi chiến tranh).

Trong Thư gửi Mina, cả hai nhân vật đều nhắc nhiều đến mưa trong các bức thư của họ, thể hiện tâm trạng cô đơn giữa cuộc đời. Những bức thư của “tao” viết về mưa ở Paris, cịn Pema thì về Sài Gịn, dù có một khoảng cách khơng gian rất xa, nhưng hiện tượng tự nhiên này lại được cảm nhận giống nhau giữa hai người phụ nữ. Mưa đã trở thành biểu tượng của sự cô đơn, sự chờ đợi vô vọng của con người trong cuộc đời. Biểu tượng mưa cịn được sử dụng để nói về thân phận con người. Trong những bức thưc của ”tao” gửi Mina, từ mưa mà nhân vật liên hệ đến số phận của người nhập cư đang cắm lều ở ngoại ô Paris, sự ướt át, bẩn thỉu và bệnh dịch mà họ phải chịu đựng. Trong thư của Pema gửi anh người yêu, từ mưa mà cô nói về số phận những người tha phương ở Sài Gịn, “họ đã phải rời bỏ q qn và nghề nơng. Cả gia đình chui vào một phịng trọ tí hon khơng cửa sổ”. Thân phận nghèo hèn của họ “chìm lỉm trong biển người lên tới hàng chục triệu của một thành phố thuộc loại đông dân nhất khu vực” [64, tr.315].

Trong Thư gửi Mina, nhà văn đã chú trọng phối hợp điểm nhìn bên ngồi và bên trong để thể hiện nhân vật và các vấn đề vể tư tưởng. Điểm nhìn trần thuật bên ngồi gắn với người kể chuyện, trong tác phẩm là lời của “tao”. Nhân vật ngôi thứ nhất xưng “tao” kể về mọi chuyện trong các bức thư của cơ. Ngồi ra cịn có lời của nhân vật kể về nhân vật, như trường hợp của “thi sĩ Nam Định” kể về chú Chắt, thằng Lùn kể về các mối quan hệ trong gia đình chị Chiến…

Điểm nhìn bên trong gắn với lời kể của những người trong chuyện, trong tác phẩm là cô gái “đại diện” cho bốn thanh niên Việt làm nghề “bán thịt tươi” ở Pháp, thằng Lùn, chị Chiến… Khi kể cho Mina về mụ Jenny, bắt đầu từ chỗ làm việc, các nhân viên giúp việc của mụ cho đến ngoại hình, hành vi, ngữ điệu… của mụ, “tao” đứng ở điểm nhìn bên ngồi để quan sát, nhận xét, đánh giá về mọi việc. Để phát triển tiếp chủ đề về

mụ Jenny, không phải qua các cuộc gặp mặt mà nói về sự ám ảnh của mụ trong đời sống tinh thần của mình, “tao” đã chuyển sang điểm nhìn bên trong, đó là việc cơ nằm mơ thấy mụ Jenny trong diện mạo của một phù thủy, dùng chổi quất vào lưng cơ. Sự phối hợp điểm nhìn dạng này ở “tao” cũng được áp dụng trong một số đoạn văn về các nhân vật Mina, Vĩnh và con trai cô là Viktor.

Có nhiều khi hai điểm nhìn này liên tục đan cài vào nhau qua lời nhân vật “tao”. Lời kể của “tao” về cuộc gặp với hai nữ Cà Mau và hai nam Móng Cái ở phố đèn đỏ Pigalle có một sự dàn cảnh khá chu đáo. Bắt đầu là từ điểm nhìn bên ngồi: việc “tao” mơ tả hoạt động của Pigalle trong ngày, nhân sự đại diện cho các quốc gia ở đây, những hình thức dịch vụ… Tiếp đến là việc “tao” gặp bốn ma nơ canh gồm hai nữ hai nam ở thang máy mà “tao” cứ ngỡ là người Thái, đến khi biết họ là người Việt thì cơ bị sốc. Cuộc giao tiếp diễn ra với những lời thoại hết sức đơn giản, ngắn gọn và đan xen giữa những lời thoại đó là thái độ đau khổ của “tao” về thân phận người Việt tha hương cầu thực, nhưng tâm trạng đó được che dấu bởi điểm nhìn bên trong. Hai điểm nhìn này liên tục thay đổi, đảo chiều, tạo nên những cảm xúc lẫn lộn đối với người đọc. Như vậy, nếu việc sử dụng điểm nhìn bên ngồi góp phần chỉ ra sự thảm hại đáng thương của bốn nhân vật này, thì điểm nhìn bên trong gợi nên những suy tư, những câu hỏi về số phận con người có tính phổ qt hơn.

Một phần của tài liệu Thi pháp tiểu thuyết thư gửi mina của nhà văn thuận (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w