6. Bố cục luận văn
2.1. Nghệ thuật kết cấu
2.1.2. Kết cấu đan xen, dung hợp
Sự dung hợp thể loại được xem như sự biến thể của thủ pháp mảnh vỡ, lắp ghép, là sự phức hợp, đan cài nhiều mạch truyện, pha trộn nhiều thể loại, tạo nên tính đa diện của hình thức nghệ thuật tiểu thuyết đương đại. M. Bakhtin đã nhận định: “Nó (tiểu thuyết) lấn át thể loại này, thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình, biện giải lại
và sắp xếp lại trọng tâm cho chúng” [5, tr.27]. Đây là một đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Kết cấu đan xen (lồng truyện) các mạch truyện
Thư gửi Mina không chỉ là sự lắp ghép những câu chuyện, những mảnh hồi ức,
suy nghĩ của nhân vật mà còn là sự lắp ghép các mạch truyện về các nhân vật tồn tại ở những không gian cách biệt.
Trong tiểu thuyết, nhà văn đã thực hiện nhiều nhiều mạch truyện đan xen với nhau: mạch truyện về “tao” và gia đình của cơ, mạch truyện về Mina, mạch truyện về Pema, mạch truyện về Vĩnh, chị Chiến, bác Chắt, thằng Lùn, mạch truyện về người nhập cư… Các mạch truyện này đã tạo nên một bức tranh đa dạng, sinh động về cuộc sống đương đại.
Kết cấu đan xen được khai thác sâu hơn khi nhà văn sử dụng kết hợp giữa các yếu tố ý thức và vô thức để thể hiện nỗi ám ảnh về sinh tồn, sự khắc khoải giữa sống và chết, giữa tình yêu con người và chiến tranh hủy diệt của các nhân vật, được thể hiện qua cảm nhận trực tiếp và qua các giấc mơ.
Ngồi ra, kết cấu đan xen cịn được thực hiện qua việc xáo trộn không - thời gian (quá khứ và hiện tại). Không thời gian trong Thư gửi Mina luôn biến đổi, khơng có tính chỉnh thể rõ rệt. Khơng gian nhảy cóc từ Paris đến Leningrad, về Sài Gịn rồi mở rộng sang Afganistan. Lấy không gian Paris ở thời hiện tại làm tiêu điểm, các khơng gian khác lống thoáng lướt qua, chập chờn, mờ ảo. Thời gian từ hiện tại trở về quá khứ, khi còn học đại học ở Nga, thời thơ ấu ở Hà Nội, những ngày đầu di cư… liên tục thay đổi, xáo trộn.
Kết cấu dung hợp (lai ghép) các thể loại văn học và ngoài văn học
Tính chất dung hợp và tương tác thể loại trở thành một điều kiện nghệ thuật và đem đến một hiệu ứng nghệ thuật phổ biến trong sáng tác của Thuận, từ tiểu thuyết đầu tiên Made in Việt Nam đến Thư gửi Mina. Đây là một mô thức nghệ thuật đã mở ra những biên độ mới cho sáng tác của chị, trong nỗ lực làm mới tiểu thuyết của mình. Kết hợp giữa yếu tố hư cấu và yếu tố tự truyện là dấu ấn đầu tiên về sự dung hợp và tương tác thể loại trong Thư gửi Mina.
Dung hợp giữa hư cấu và tự truyện: Văn xi tự truyện là hình thức mà nhà văn tự kể chuyện về cuộc đời của mình trong tác phẩm, với yêu cầu cao về tính chân thực, khách quan. Những yếu tố của cốt truyện tự truyện được xây dựng trên cơ sở sự kiện chính về cuộc đời, về con người tác giả, có chức năng dựng lại một đoạn đời tác giả. Trong các sáng tác của mình, nhà văn Thuận đã sử dụng khá nhiều hình thức tự truyện, như Chinatown, Paris 11 tháng 8, Thư gửi Mina.
Ở Thư gửi Mina, nhà văn đã sử dụng ngôi thứ nhất để kể về cuộc đời mình. Ngay từ đầu, tên của nhân vật - người kể chuyện xưng “tao” đã được giới thiệu khéo léo qua sự quan tâm của Mina khi hai người mới gặp nhau: “Tao đẩy va li bước vào, mày đứng bật dậy,… mày hỏi Th có khỏe khơng, mày đánh vần tên tao rất chuẩn như thể đã nói nó hàng trăm lần rồi, mày nói giường này cho Th, bàn học này cho Th, giá sách này cho Th, góc tủ này cho Th…” [64, tr.6]. Qua ngơi kể này, người đọc có thể nhận thấy hình bóng cuộc đời nhà văn ở nhân vật “tao”: một phụ nữ Việt, học đại học ở Nga, định cư ở Pháp, sống bằng nghề dạy học và đam mê viết văn. Tuy vậy, “trong sáng tác của Thuận, nhân vật mang bóng dáng của nhà văn nhưng khơng hồn tồn trùng khít với tác giả. Mặc dù thế, độc giả vẫn nhận ra trong tác phẩm Thuận có một người kể chuyện đóng vai tác giả là nhà văn, nhà giáo. Người ấy biết nghe ngóng, quan sát, suy ngẫm, biết tự thú, biết những thói hư tật xấu cũng như những điểm khả thủ của chính mình. Nhân vật ấy đã góp phần tạo ra giọng điệu tự nhiên, đáng tin cậy mà vẫn cởi mở, phóng khống trên từng trang viết” [18, tr.65].
Dung hợp giữa văn xuôi, thơ và kịch: Trong Thư gửi Mina nhà văn đã đưa vào kết cấu của tác phẩm là những văn bản văn xi, thơ và hình thức kịch. Tác phẩm văn xi và thơ mang ở đây mang tính tính liên văn bản. Có rất nhiều tiểu thuyết đã được nhà văn nhắc đến: Nghìn lẻ một đêm, Người Mỹ trầm lặng của Graham Green, Ngôn từ của Jean-Paul Sartre, Đồi gió hú của E. Bronte, Xạ thủ nằm bắn của Jean-Patrick Manchette và cả Mật mã Da Vinci, Harry Potter, Năm mươi sắc thái…
Những cuốn tiểu thuyết này không phải được đưa vào một cách ngẫu nhiên, mà thường được gắn kết với một cảm xúc, một triết lý hoặc có vai trị dẫn chuyện, triển khai một tư tưởng. Nghìn lẻ một đêm là tác phẩm của người Hồi giáo, phụ nữ trong đó đều
đẹp, được “tao” nhắc đến để so sánh với Mina, không phải đọ về nhan sắc mà diễu Mina “môi mày tái, má mày nhọn, mắt mày bé và lông mi mày không cong”. Ngôn từ là cuốn tiểu thuyết tự truyện, ở đó Sartre đã kể về thời thơ ấu của mình với sự khơn khéo, “vừa nhiệt tình vừa tinh tế, lượn lờ cạnh người lớn và giương ra bộ mặt một đứa trẻ lúc thì ngoan ngỗn, đáng yêu, lúc lại thần đồng, kiêu hãnh”. “Tao” nhắc đến Ngôn từ để so sánh con trai cô với “thần đồng” Sartre. Cô nhận thấy khả năng “diễn” của thằng Viktor vụng về hơn Sartre thơ ấu rất nhiều: “Thằng Viktor khơng thể có được sự tinh tế lẫn nhiệt tình của Sartre, con trai tao vụng về hơn ông ấy rất nhiều, tiếp xúc với bạn cùng lớp mà nó cịn khó khăn. Mina, mày hãy tưởng tượng đi, bất đắc dĩ phải xem nhau diễn đã chán rồi, mà lại diễn vụng nữa thì khác gì tra tấn” [64, tr.92]. Cách thể hiện như vậy vừa mang tính nghệ thuật cao, vừa có khả năng gợi ra nhiều nghĩa từ một đoạn văn. Thằng Viktor có một hồn cảnh gia đình khác, mơi trường của nó dù rất thuận lợi trong việc giáo dục nhưng vẫn khác, và đặc biệt mẹ nó là người phụ nữ Việt vừa khơng được tham gia vào việc giáo dục nó vừa khơng biết “diễn”, nên nó khơng kế thừa hưởng được khả năng “diễn” từ người mẹ, đó được xem là một thiệt thịi của trẻ em ở xã hội văn minh.
Xạ thủ nằm bắn là cuốn tiểu thuyết trinh thám/ giả trinh thám, nói về Martin, một kẻ giết
thuê, đi tù rồi ra tù và đi đòi lại người yêu của hắn (Anne) giờ đã lấy chồng. Martin đến nhà chồng của Anne, “hắn giơ súng yêu cầu chồng con Anne trả vợ cho hắn’. Câu chuyện có vẻ bình thường và rẻ tiền. Nhưng đây là tác phẩm nổi tiếng của J.P. Manchette. Nổi tiếng bắt đầu từ việc nhà văn tạo ra cấu trúc chuyển hướng bất ngờ, khi thằng chồng, “một thằng ngáo giống chín mươi phần trăm bọn đẹp trai con nhà giàu thì đều sĩ nặng, chết đến nơi rồi cịn ra vẻ tinh vi, mở miệng hỏi thằng giết người có hạng: “Thế mày thích loại âm nhạc nào?”. Xạ thủ nằm bắn là câu chuyện kể việc giết người đã trở thành bình thường, nhẹ nhàng như nghe một bản nhạc, là diễn ngôn về thời đại hỗn độn, phi lý và vô lý được kể với màu sắc trinh thám. Thuận đã sử dụng tác phẩm này để dẫn truyện, khi “tao” tình cờ phát hiện ra chị Chiến ở nhà bảo tàng sau mười lăm năm biệt tích và cuộc truy tìm này cũng chẳng khác gì chuyện trinh thám, với những bất ngờ, hồi hộp. Từ bức thư mười hai (Paris, ngày 25 tháng 10 năm 2016), “tao” lên kế hoạch lần tìm dấu vết về chị Chiến. Bắt từ đầu việc tìm cuốn sổ tay ghi số điện thoại, công việc
này chiếm nhiều thời gian và cũng khá rắc rối: “Xem xét số điện thoại được ghi trong sổ tay, tao thấy vấn đề đặt ra là do không nhớ họ (và cả tên) của bà chị chồng chị Chiến nên tao không thể suy ra họ của em trai bà ấy… Mina, mục đích của tao là với cái họ của chồng chị Chiến, tao có thể qua danh bạ điện thoại tìm ra địa chỉ mà đến rình vài ngày trước cửa nhà” [64, tr.116]. Qua việc đi truy tìm chị Chiến, tiểu thuyết được mở rộng sang những không gian, thời gian mới với nhiều số phận con người mới cùng những ngang trái, đau khổ và bi kịch mà họ gánh chịu, các vai “diễn” mà họ phải tham gia một cách bất đắc dĩ và người đọc sẽ hiểu vì sao họ phải dấu mặt, phải “mất tích” khi cịn sống.
Trong Thư gửi Mina, Thuận đã đưa vào một đoạn trích thơ như một chỉnh thể độc lập, nhằm bổ trợ nghĩa cho đoạn văn. Trong bức thư thứ tám (Paris, ngày 24 tháng 19 năm 2016) nhà văn đã trích hẳn một đoạn thơ về đất nước:
Học đi em
Học đi mà nhớ mãi Nước ta liền một dải Từ mũi Cà Mau
Đến địa đầu Móng Cái Quê hương ta
Đồng rượng phì nhiêu Đủ bốn mùa hoa trái Núi Trường Sơn vĩ đại Bờ biển rộng bao la
Có Việt Bắc mồ ma giặc Pháp
(Trích thơ Tố Hữu)
Nằm trong cấu trúc của đoạn văn, đoạn thơ như một điểm nhấn, tạo nên cảm giác bất ngờ đối với người đọc: những địa danh thân thương, những chiến tích lịch sử oai hùng, đất nước đẹp biết bao nhiêu và có vẻ no đủ (Đồng ruộng phì nhiêu/ Đủ bốn mùa
hoa trái), nhưng sao có nhiều thanh niên thuộc thế hệ người Việt sau này lại phải sang
xúc và mượt mà, nhưng lại nằm trong đoạn văn mô tả cuộc sống mại dâm ở xứ người đã tạo nên một sự đối lập về không gian sinh tồn, sự biến điệu trong cấu trúc tư tưởng nghệ thuật tác phẩm. Có một sự khác xa nhau giữa bài học thời thơ ấu và thực tế ở tuổi trưởng thành. Từ âm hưởng gốc của đoạn thơ là lòng tự hào, giờ đây chuyển sang nỗi đau khi đọc lại của người tha hương. Không phải nỗi đau bị lừa dối, mà nỗi đau của sự tuyệt vọng.
Hình thức kịch được sử dụng khá nhiều trong tiểu thuyết, đặc biệt nổi bật là ở bức thư thứ 9 (Paris, ngày 25 tháng 10 năm 2016), có một vở kịch hai màn.
Màn 1:
“Đây, Mina, mày xem nhé:
Nội - Phịng khách sạn - Khơng rõ ngày hay đêm vì cửa sổ duy nhất che rèm kín. Hai nhân vật nam và nữ cùng nằm trên giường. Nhân vật nam nằm thẳng, mắt nhắm, đắp chăn kín ngực. Nhân vật nữ nằm nghiêng, trần truồng, quay nửa người về phía nhân vật nam, một tay đỡ lấy đầu, một tay đặt trên đệm.
Nữ: Bao giờ bọn mình gặp nhau? Nam im lặng.
Nữ: Bao giờ bọn mình gặp nhau? Nam im lặng” [64, tr.75].
Màn kịch ngắn, lời thoại chỉ từ một phía là nhân vật nữ, với một câu hỏi duy nhất. Đó là màn thứ nhất. Có một khoảng lặng trong vở kịch giữa hai màn: “Cả hai cùng im lặng. Nhân vật nam vẫn tiếp tục nằm thẳng, mắt nhắm, chăn đắp kín ngực. Nhân vật nữ vẫn tiếp tục nằm nghiêng, trần truồng, quay nửa người về phía nhân vật nam, một tay đỡ lấy đầu, một tay đặt trên đệm” [64, tr.75]. Vở kịch này lại được lặp lại lần thứ hai, vẫn như vở thứ nhất, và lại được lặp lại lần thứ ba, lần này có sự thay đổi câu hỏi ở nữ và thêm một câu trả lời của nam:
“Nữ: Anh không quyết định được cuộc sống của anh. Nam im lặng.
Vẫn có một khoảng lặng giữa hai màn kịch: “Cả hai cùng im lặng… một tay đặt trên đệm”. Màn hai: “Nam: Anh không quyết định được cuộc sống của anh. Nữ im lặng” [64, tr.79]. Câu hỏi của người nữ trở thành câu trả lời của người nam. Mọi cái đều đã được hiểu rõ bởi hai người. Một vở kịch phi lý, ngắn, nói về sự vơ vọng, không chỉ cho người nữ mà cả cho người nam. Khơng có gì thay đổi trong tư thế của họ, cũng khơng có gì thay đổi trong cuộc đời của họ. “Tao” đã phân trần với Mina về sự lặp lại tẻ nhạt của cuộc sống này qua màn kịch: “Mina, mày thấy đấy, đó là một màn kịch nhàm chán vơ cùng, tồn những lặp đi lặp lại, khơng có động tác, khơng có cao trào, khơng có thơng điệp, khơng cần diễn xuất...” [64, tr.76]. Khơng có gì cả và cũng khơng tìm được gì cả trong cuộc đời “tao”: gia đình đích thực, tình u đích thực…
Dung hợp giữa văn học và điện ảnh, kiến trúc, hội họa, âm nhạc: Những kiến thức về điện ảnh, kiến trúc, hội họa, âm nhạc đã được nhà văn đưa vào tác phẩm, xuất hiện “đúng nơi đúng chỗ”, tạo nên sự đa dạng của văn bản về hình thức và mở rộng tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm.
Người đua diều là tác phẩm nổi tiếng của Kh. Hossein viết về đất nước
Afghanistan đau thương của ông trong chiến tranh, được xây dựng thành phim. Bộ phim này được dùng làm tiền đề cho “tao” khi bắt đầu hình dung, suy nghĩ và viết về Afghanistan: “Tao chỉ biết thành phố quê hương của mày qua phim Người đua diều. Từ khi viết thư cho mày, tao mới bắt đầu lên mạng tìm các bài báo và cưỡi ngựa xem hoa các di tích lịch sử Kabul. Đầu tiên là pháo đài cổ Bâlâ Hissar với 5 cây số công sự chạy ngoằn ngoèo qua các đỉnh núi, trong đó có đỉnh Koh-e Chir Darwâza cao 2.221 mét. Rồi công viên Babur mướt mát với cầu thang đá trắng mộng mơ xây từ thế kỷ 16 theo phong cách pha trộn giữa Mông Cổ và Hồi giáo là nơi lưu giữ thi thể Hoàng Đế Babur mang về từ Ấn Độ, 9 năm sau ngày băng hà. Rồi Bảo tàng Quốc gia trưng bày tượng Phật khổng lồ từng được tạc vào vách đá thung lũng Bamyian từ thế kỷ 3. Rồi mộ Hoàng Đế Châh Djahân là nhà thờ chỏm trịn màu ngọc bích lộng lẫy như cổ tích Nghìn lẻ một đêm. Rồi cung Darulaman do kiến trúc sư Đức thiết kế theo trường phái Tân-Cổ điển sừng sững đỉnh đồi…” [64, tr.25].