Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đề XUẤT GIẢI PHÁP cải THIỆN CHÍNH SÁCH hỗ TRỢ TIỀN sử DỤNG sản PHẨM DỊCH vụ CÔNG ÍCH THỦY lợi TRÊN địa bàn TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 46 - 64)

- Ban quản lý cơng trìnhthủy lợi Hợp tác xã Nông lâm nghiệp do UBND xã quyết định thành lập, trực thuộc UBND xã, tồn tỉnh hiện nay có 143 Ban Tổng diện tích tướ

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đơng bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tun Quang, phía Đơng giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đơ Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km², trong đó đất nơng nghiệp là 94.563 ha chiếm 26,54%.

Với vị trí rất thuận lợi về giao thơng, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Ngun cịn là điểm nút giao lưu thơng qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sơng hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn.

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công; Thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương; đơn vị hành chính cấp xã, gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, cịn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Dân số tỉnh Thái Nguyên hiện nay trên 1.124.786 người, trong đó có 847.993 nhân khẩu sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, thủy sản (chiếm 75,39 %).

Với vị trí rất thuận lợi về giao thơng, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Ngồi ra Thái Ngun cịn có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sơng hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường Quốc lộ 3, đường Cao tốc nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; kết nối với tỉnh Lạng Sơn thông quan Quốc lộ 1B, tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang thông qua hệ thống đường cao tốc, Quốc lộ 18, Quốc lộ 37; Hệ thống đường sông kết nối giữa cảng Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.

Do đặc thù là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, nằm trong lưu vực sơng Cầu thuộc hệ thống sông Hồng - Thái Bình. Trên địa bàn tỉnh Thái Ngun có 2 lưu vực sơng chính là sơng Cầu và sơng Cơng, sơng Cầu có chiều dài 288km (địa phận

thuộc tỉnh Thái Nguyên từ Văn Lăng đến ngã ba sông Cầu và sông Công tại xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên dài khoảng 110km), có diện tích lưu vực là: 3.480

km2; sông Công là phụ lưu lớn của sông Cầu dài 96km, có diện tích lưu vực là: 950 km2. Ngồi ra trên địa bàn tỉnh cịn có 11 phụ lưu của sơng Cầu như Chợ Chu, Nghinh Tường, sông Đu, Mo Linh...

Điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.500 mm đến 2.000 mm và phân bố không đều.

2.1.1.1. Tình hình kinh tế tỉnh Thái Nguyên *Về Sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản:

- Trồng trọt:

Cây hàng năm vụ mùa 2019: Thời tiết tháng 8/2019 có nhiều đợt nắng nóng và là mùa mưa bão đã làm mực nước các sông lớn như Sông Cầu, Sông Công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dâng lên nhanh, nước thốt chậm do nhiều dịng chảy bị tắc cục bộ khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bị ngập, úng cục bộ nên một số diện tích cây mầu bị ảnh hưởng phải trồng lại; tuy nhiên chưa gây thiệt hại nhiều đến ngành trồng trọt trên địa bàn tỉnh

Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy cây Lúa vụ Mùa năm 2019 đạt khoảng 40 nghìn ha, bằng 101,3% kế hoạch trong vụ, nhưng giảm 556 ha (giảm 1,4%) so với thực hiện vụ Mùa năm 2018. So với vụ Mùa 2018 hầu hết các địa phương đều

giảm diện tích và chỉ có 2 địa phương là huyện Đồng Hỷ và Phổ Yên tăng. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do một số diện tích đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hiện nay các trà lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt. Cây hàng năm khác: Diện tích gieo trồng một số cây hoa màu chính trong vụ Mùa sơ bộ đạt khoảng 12 nghìn ha, bằng 103,9% kế hoạch nhưng giảm 3% so cùng kỳ; trong đó, cây ngơ trồng được 4,6 nghìn ha, bằng 97,5% kế hoạch và giảm 4,1% cùng kỳ (cây ngô tập trung chủ yếu ở Võ Nhai với 2,1 nghìn ha, chiếm 47% tổng số; Phú Bình 600 ha; Đồng Hỷ 545 ha); cây rau đậu các loại gieo trồng được khoảng 3,6 nghìn ha, bằng 113,5% kế hoạch tăng 3% so cùng kỳ; cây khoai lang trồng được khoảng 675 ha; cây đỗ tương 209 ha…

Tình hình sâu bệnh: Vụ Mùa thường có diễn biến phức tạp, mưa nắng đan xen nên sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, gây hại. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tổng diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh khoảng 1,3 nghìn ha (chiếm 3,3% diện tích), trong đó chủ yếu là bệnh khơ vằn khoảng 1,1 nghìn ha (trong đó có 20 ha lúa bị nhiễm nặng); chuột phá hoại khoảng 125 ha; sâu đục thân và bệnh khác khoảng 35 ha. Diện tích Ngơ bị sâu bệnh hại cục bộ khoảng 300 ha. Ngành chức năng chỉ đạo các địa phương kịp thời dự báo các đối tượng gây hại, trong đó quan tâm các đối tượng là Rầy trên cây lúa, sâu Keo trên cây ngơ để chủ động các biện pháp phịng trừ đảm bảo năng suất cây trồng.

- Cây lâu năm:

Cây chè: Căn cứ vào chỉ tiêu được giao, các địa phương đã triển khai để các hộ dân đăng ký nhu cầu trồng mới và trồng thay thế chè năm 2019. Tính đến 15/8/2019, kết quả đăng ký trồng chè năm 2019 được 917,6 ha/750 ha kế hoạch, nghiệm thu diện tích đất được 907,6 ha/750 ha kế hoạch; đã cấp cây được 30 ha. Diện tích chè kinh doanh được chú trọng đầu tư chăm sóc và thu hoạch. Tổng sản lượng chè búp tươi từ đầu năm đến hết tháng 8/2019 ước đạt 177,5 nghìn tấn, bằng 76% kế hoạch sản lượng cả năm.

Công tác ươm giống chè: Tồn tỉnh có 33 vườn ươm chè được kiểm định chất lượng giống với tổng số hom cắm là 52,7 triệu hom, tỷ lệ sống trung bình đạt 95,6% (với khoảng 50,4 triệu cây) với các giống chè chủ yếu là LDP1, Kim Tuyên,

Về tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật: Trong tháng 8 ngành chức năng phối hợp tổ chức được 6 lớp tập huấn với 350 người tham gia về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phịng trừ sâu bệnh trên cây chè, kỹ thuật sản xuất, thâm canh chè an toàn, chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP; ngoài ra, cán bộ khuyến nơng chè cịn tham gia đào tạo nghề cho lao động nơng thơn.Tình hình sâu bệnh trên cây chè: Tổng diện tích bị nhiễm bệnh 3,8 nghìn ha.

Trong đó, diện tích bị nhiễm rầy xanh khoảng 1,2 nghìn ha; bọ cánh tơ khoảng 980 ha; nhện đỏ, bọ xít muỗi khoảng 1,6 nghìn ha... ngành chức năng đã chủ động theo dõi diễn biến các đối tượng gây hại để hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời.

- Chăn ni:

Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc: Tính từ ngày xuất hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đến nay đã hơn 5 tháng, hiện nay bệnh dịch vẫn đang diễn biến phức tạp tại tất cả 9 huyện, thành phố, thị xã với số lượng lợn mắc bệnh và nghi mắc bệnh buộc phải tiêu hủy là rất lớn. Tính đến ngày 25/8/2019, bệnh Dịch tả lợn Châu phi đã phát hiện tại 174/180 xã, phường, thị trấn trên tất cả các đơn vị cấp huyện của tỉnh. Tổng số lợn buộc tiêu hủy là 146,9 nghìn con (chiếm 20,9% so với tổng đàn lợn của năm 2018) với trọng lượng 8,56 nghìn tấn của 15.793 hộ thuộc 2.194 thơn, xóm. Trong đó huyện Định Hóa tỷ lệ tiêu hủy so tổng đàn lớn nhất (30,97%), tiếp đến là huyện Đại Từ 29,94% tổng đàn; Võ Nhai và Đồng Hỷ 27- 28% tổng đàn; thành phố Thái Nguyên 15,4% tổng đàn… Trong tổng số lợn phải tiêu hủy, số lợn nái là 19,4 nghìn con, chiếm 15,7% tổng đàn lợn nái; lợn đực giống đã tiêu hủy là 446 con, chiếm 47,3% tổng đàn lợn đực giống. Tính đến ngày 25/8/2019, có 16 xã, phường của 05 huyện đã qua 30 ngày khơng có lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy: Úc Kỳ (04/5), Dương Thành (30/6), Hà Châu (06/7), Thanh Ninh (10/7), Nhã Lộng (19/7) huyện Phú Bình; P. Đồng Quang (24/5), P.Gia Sàng (07/7), Trung Thành (03/7), Phan Đình Phùng (17/7) TP Thái Nguyên; TT Đình Cả (ngày 06/6), Sảng Mộc (06/7) huyện Võ Nhai; P. Bãi Bông (26/6), xã Thuận Thành (18/7) TX Phổ Yên; TT Quân Chu (30/6), X. Hồng Nơng (05/7), xã Hà Thượng (12/7) huyện Đại Từ (trong đó 05 xã của huyện Phú Bình đã

cơng bố hết dịch: Xã Úc Kỳ, Hà Châu, DươngThành, Thanh Ninh, Nhã Lộng). - Cơng tác phịng, chống dịch bệnh: ngành chức năng tiếp tục rà sốt quy mơ, cơ cấu đàn hiện có, đánh giá tình hình dịch bệnh sát với thực tế từng địa phương; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, vận động áp dụng các biện pháp chăn ni an tồn sinh học, duy trì các chốt kiểm dịch động vật… để phòng chống hiệu quả dịch tả lợn Châu Phi. Tập trung hỗ trợ các giải pháp bảo vệ như: an toàn sinh học, cách ly nghiêm ngặt, xử lý các ổ dịch xung quanh, hỗ trợ vật tư, hóa chất, vác xin tiêm phịng… cho các cơ sở chăn ni từ 10 con lợn nái trở lên, cơ sở chăn nuôi lợn giống và cơ sở chăn ni có từ 100 lợn thịt trở lên. Các địa phương chủ động mua hóa chất, vơi bột cấp cho các hộ chăn nuôi để sát trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi (442 tấn vôi bột); cấp tỉnh đã cấp 41 nghìn lít hóa chất… để phục vụ cơng tác phịng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi nhằm duy trì đàn lợn giống và nguồn thực phẩm trong thời gian tới.

Giá bán sản phẩm chăn nuôi: Do bệnh Dịch tả lợn Châu phi lây lan nhanh trên 9/9 huyện, thành phố, thị xã nên thị trường tiêu thụ lợn bị ảnh hưởng, công tác tái đàn hạn chế nên tổng đàn lợn giảm. Từ giữa tháng 8/2019 đến nay giá lợn hơi trên địa bàn tồn tỉnh đã tăng trong khoảng 49-52 nghìn đồng/kg lợn hơi do nguồn cung giảm mạnh. Chỉ số giá nguyên liệu thức ăn gia súc, gia cầm tương đương tháng trước và giảm 0,35% so tháng 8/2018 cùng kỳ.

- Lâm nghiệp:

Các địa phương đã hồn thành cơng tác trồng mới rừng năm 2019 và đang tiến hành chăm sóc diện tích rừng đã trồng, tỷ lệ cây sống đạt cao. Cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng: Ngành chức năng tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trong những ngày nắng nóng, có nguy cơ xảy ra cháy cao. Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng.

Khai thác lâm sản: Ước tính tháng 8/2019 khai thác được 17,4 nghìn m3 gỗ quy trịn các loại (tăng 19,9% so cùng kỳ) và 16,6 nghìn ste củi (tăng 4,5%). Tính chung 8 tháng năm 2019 tồn tỉnh khai thác được 116,4 nghìn m3 gỗ quy trịn, tăng 16,9% so cùng kỳ; khai thác được 115,5 nghìn ste củi, tăng 4,7% so với cùng kỳ.

Kết quả ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng: Lũy kế 7 tháng năm 2019 đã xử lý 121 vụ vi phạm, tịch thu 181 m3 gỗ quy tròn các loại và các phương tiện vi phạm các loại; Thu nộp ngân sách Nhà nước là 930 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2018 số vụ vi phạm giảm 56 vụ, tịch thu giảm 107 m3 (- 34,2%) gỗ quy tròn và thu nộp ngân sách Nhà nước giảm 770 triệu đồng (tương ứng giảm 45,3%) so cùng kỳ.

Tính riêng tháng 7/2019 đã xử lý 20 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 12,6 m3 gỗ quy tròn các loại và các phương tiện vi phạm các loại; Thu nộp ngân sách Nhà nước là 224 triệu đồng.

- Thủy sản:

Hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn đã có chuyển biến tích cực, nhiều diện tích đã được chuyển sang nuôi thâm canh và bán thâm canh với các đối tượng ni có giá trị kinh tế cao hướng tới việc áp dụng chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật gắn với bảo vệ mơi trường.

Tính đến hết tháng 8/2019, dự ước sản xuất giống thủy sản trên địa bàn đạt 450 triệu con cá bột, cá giống đạt 40 triệu con, sản lượng thủy sản thương phẩm thu hoạch 7,6 nghìn tấn. Các cơ sở chăn ni thủy sản chú trọng cơng tác phịng chống dịch bệnh, chống nóng và lụt bão cho vật ni thủy sản.

*Sản xuất cơng nghiệp:

Nhìn chung sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn vẫn tiếp tục tăng do chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tháng 7/2019 tăng 56,2% so với cùng kỳ, trong đó tiêu thụ tăng cao ở các sản phẩm như thép, xi măng, cấu kiện kim loại và sản phẩm điện tử viễn thông tăng cao. Chỉ số tồn kho tháng 7/2019 giảm 2,3% so với cùng kỳ là yếu tố tích cực thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong tháng 8/2019. Lượng tồn kho cụ thể của các đơn vị sản xuất cơng nghiệp tính đến đầu tháng 8/2019 như sau: sắt thép các loại tồn 100 nghìn tấn, giảm 37,1%; sản phẩm điện thoại thơng minh và máy tính bảng tồn kho 2,6 triệu sản phẩm, giảm 3,8% so với cùng kỳ; sản phẩm may tồn 7 triệu sản phẩm, tăng 19,7%; xi măng tồn 65,6 nghìn tấn, tăng 72,9% so với cùng kỳ nhưng giảm 8% so với tháng trước; Vonfram và các sản phẩm của Vonfram tồn 890 tấn, tăng 17,6% so với tồn kho cùng kỳ…

Với nhịp độ sản xuất và tiêu thụ như trên dự ước chỉ số sản xuất tồn ngành cơng nghiệp trên địa bàn tháng 8/2019 tăng 0,2% so với tháng trước. Trong đó cơng nghiệp chế biến chế tạo tăng 0,6%; cung cấp nước và hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 4,3%.

So với cùng kỳ chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2019 tăng 12,9%, trong đó tăng cao nhất là nhóm ngành sản xuất và phân phối điện với mức tăng 15,9%; nhóm cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,1%; cơng nghiệp khai khống tăng 1,2%. Riêng ngành cung cấp nước và hoạt động quản lý và xử lý rác thải giảm 10,2% so cùng kỳ.

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu sản xuất trong tháng 8/2019: Nhóm sản phẩm ước tính sản lượng tăng trên 10% so với cùng kỳ là: xi măng 194,1 nghìn tấn, tăng 44%; sản phẩm may 7,4 triệu sản phẩm, tăng 15,5%; sản xuất điện 90 triệu kwh, tăng 27,5%; camera truyền hình 5,4 triệu sản phẩm, tăng 41,7%; tai nghe điện thoại 3,9 triệu sản phẩm, tăng 22,7%; mạch điện tử tích hợp 9,8 triệu sản phẩm, tăng 17,4%; than khai thác 97,2 nghìn tấn, tăng 10,2%; thiết bị và dụng cụ khác trong y khoa 137 triệu sản phẩm, tăng 51,9%. Nhóm sản phẩm ước tính tăng thấp hoặc giảm hơn so với cùng kỳ là: điện thương phẩm đạt 450 triệu kwh, tăng 3,7%; vonfram và sản phẩm của vonfram 1,3 nghìn tấn, tăng 1,9%; đồng tinh quặng 3,2 nghìn tấn, giảm 28,8%; nước máy thương phẩm 2,6 triệu m3, giảm 11,7%; gạch xây dựng bằng gốm, sứ 5,2 triệu viên, giảm 12,1%; sắt thép các loại ước đạt 107,7 nghìn tấn, tăng 26,4% so tháng trước nhưng vẫn giảm 21,5% sản lượng sản xuất cùng kỳ; sản phẩm máy tính bảng ước đạt 1,2 triệu sản phẩm, giảm 31,3% cùng kỳ...

Riêng nhóm điện thoại thơng minh sản xuất tháng 8/2019 ước đạt 10,1 triệu sản phẩm, tăng 1,5% so với tháng trước nhưng giảm 2,8% cùng kỳ; trong đó giảm chủ yếu ở nhóm điện thoại có giá trị thấp như: điện thoại có giá dưới 3 triệu đồng/1 sản phẩm, sản lượng ước đạt 3,5 triệu cái, giảm 22,4%; điện thoại có giá từ 3 triệu đến dưới 6 triệu đồng/1 sản phẩm ước đạt 3,2 triệu cái, giảm 3,4% và nhóm điện thoại có giá từ 6 triệu trở lên đạt 3,4 triệu sản phẩm, tăng 33,2% cùng kỳ và đóng góp vào mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2019.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu đề XUẤT GIẢI PHÁP cải THIỆN CHÍNH SÁCH hỗ TRỢ TIỀN sử DỤNG sản PHẨM DỊCH vụ CÔNG ÍCH THỦY lợi TRÊN địa bàn TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 46 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)