Hạn chế, nhược điểm, các mặt tiêu cực

Một phần của tài liệu Nâng Cao Năng Suất Lao Động Tại Công Ty Ansell Việt Nam (Trang 87 - 94)

6. Cấu trúc của luận văn

2.4. Đánh giá thực trạng

2.4.2. Hạn chế, nhược điểm, các mặt tiêu cực

2.4.2.1. Lãng phí do sản phẩm sai lỗi, khuyết tật

Đơn vị: Đôi găng tay

Biểu đồ 2.19 Sản lượng và tỷ lệ hàng lỗi tại Công ty Ansell Việt Nam FY21

(Nguồn: Báo cáo sản xuất Ansell Việt Nam, 2021)

Trong năm tài chính FY21 sản lượng được tạo nhiều nhất ở quy trình Đóng gói, đây là quy trình phần lớn các thao tác được thực hiện thủ công nên phải chịu nhiều ảnh hưởng, tác động từ con người, ít chịu sự tác động từ máy móc, thiết bị. Vẫn có sản phẩm lỗi tại quy trình này nhưng con số chỉ ở mức 0,01%. Ngược lại quy trình có sản lượng sản xuất kế đó là quy trình Dệt, sản lượng cao đi cùng tỷ lệ lỗi lớn 2,87% do đây là quy trình phần lớn là hoạt động dựa vào máy móc, thiết bị là chủ yếu, nhân viên sản xuất đóng vai trị là người vận hành. Vì thế, khi có sự cố, thường sẽ xảy ra liên tục, gây ra hậu quả lớn hơn cho chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, với số lượng tăng lên của đơn hàng sản xuất, số lượng hàng hóa sản xuất ra tại mỗi quy trình ngày càng nhiều, dẫn đến việc kiểm soát chất lượng bị lơ là, nhân viên sản xuất tập trung quá nhiều vào sản lượng mà không chú tâm nhiều

về chất lương. Bên cạnh đó, việc kiểm tra chất lượng đang được phụ trách chủ yếu bởi nhân viên kiểm sốt chất lượng, mà lực lượng này cịn rất mỏng và họ chỉ kiểm tra chất lượng dựa trên tần suất lấy mẫu, từ đó việc sai sót để hàng kém chất lượng đi qua quy trình tiếp theo rất nhiều.

Việc phải nhận nguyên vật liệu lỗi từ quy trình trước đưa xuống gây rất nhiều khó khăn, nhân viên sản xuất phải mất thời gian tách sản phẩm lỗi ra khỏi quy trình. Sự lãng phí này hầu như xảy ra hằng ngày tại đầu vào của quy trình nhúng và in, đóng gói. Nếu ngun vật liệu lỗi quá nhiều nguy cơ sẽ đi vào quy trình và tạo ra thành phẩm lỗi gay thiệt hại về chi phí, sản lượng của quy trình đó.

Hàng lỗi có thể xử lý được bằng cách sửa lại đối với hàng lỗi nhẹ và đảm bảo sau khi khắc phục lỗi vẫn đảm bảo được chất lượng, nhưng đa số sẽ đem đi hủy việc tránh tốn nhiều chi phí và tổn thất cho cơng ty.

2.4.2.2. Lãng phí vận chuyển sản phẩm

Vận chuyền hàng hóa giữa các quy trình ở cơng ty Ansell Việt Nam diễn ra rất nhiều, mỗi quy trình đều có một kho trung gian gọi là WIP Location. Bên cạnh đó việc sắp xếp vị trí các khu vực chưa hiệu quả, dẫn đến lượng công việc vận chuyển mỗi ngày trên một nhân viên rất nhiều. Các quy trình ở cách xa kho nguyên vật liệu, giữa các kho lư trữ lại cách xa nhau làm tăng tần suất và thời gian di chuyển của nhân viên sản xuất.

(Nguồn: Công ty Ansell Việt Nam, 2021)

Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là đối với nhà máy sản xuất như Ansell Việt Nam, việc xác định được lưu đồ dòng chảy sản phẩm, nguyên vật liệu là hết sức cần thiết và quan trọng. Việc này giúp cho việc sản xuất trở nên hiệu quả hơn, kiểm soát tốt được nguyên vật liệu, tồn kho và các lãng phí khơng cần thiết từ đó tối ưu hóa các q trình sản xuất để đạt được NSLĐ cao, cung cấp đến tay khách hàng những sản phẩm chất lượng.

Ở sơ đồ trên, có thể thấy được đường di của dòng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất hay nói cách khác đây là dường đi mà nhân viên sản xuất sẽ phải lưu trữ, vận chuyển hàng hóa.

Nhất là ở cơng đoạn Dệt, Lộn và Vắt sổ. Hàng thành phẩm sau khi kết thức một quy trình sẽ được lưu trữ tại kho ở lầu 2 (WIP). Tuy là 3 công đoạn này ở gần nhau, nhưng người thao tác lấy và vận chuyển hàng hóa phải đem lên kho và lấy ngược lại cho quy trình tiếp theo.

Lãng phí vận chuyển rất quan trọng, vì khi xảy ra lãng phí vận chuyển sẽ kéo theo sự lãng phí về thời gian, hao phí nguồn nhân lực và sự thiếu hụt các vật tư, nguyên vật liệu cho các hoạt động sản xuất, nhất là các quy trình chạy ra nhiều sản lượng như Dệt, Nhúng. NSLĐ cao thì cần giảm thời gian hao phí đó là yếu tố hết sức quan trọng trong các hoạt động sản xuất.

2.4.2.3. Các dự án tự động hóa, cải tiến máy móc dây chuyền sản xuất chưa đạt hiệu quả cao

Biểu đồ 2.20 Thống kê các dự án tại Công ty Ansell Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo dự án cải tiến Ansell Việt Nam, 2021)

Các dự án hoạt động tự động hóa cịn nhiều khó khăn, chất lượng cịn kém. Nói về dự án tự động hóa cho quy trình lộn đó là máy lộn tự động, được thiết kế từ khi chạy thử nghiệm và chính thức đưa vào hoạt động phải qua nhiều phiên bản khác nhau, dẫn đến tốn kém chi phí, ngồi ra do thiếu thiết bị che chắn an toàn mà dẫn đến tai nạn lao động cho công nhân vận hành.

Các dự án thiếu tính khả thi dẫn dến hao phí thời gian, chi phí cho cơng ty. Do đặc thù ngành nên việc các găng tay không đồng đều nhau, không bằng phẳng nên khi áp dụng camera để đo đạt kích thước là rất khó khăn, nên vẫn cịn đo thủ cơng gây mất thời gian và thiếu chính xác.

Hiện tại, mỗi năm đối với khối văn phịng mỗi nhân viên phải làm ít nhất 2 dự án LEAN với mục tiêu giảm thiểu các lãng phí, tiết kiệm chi phí và nhất là tăng hiệu quả NSLĐ cho chính mình, các đồng nghiệp hoặc tập thể làm việc trực tiếp tại xưởng. Vẫn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục như: dự án có chi phí đầu tư cao, thu hồi vốn chậm, thời gian thực hiện kéo dài, tính bền vững thấp… dẫn đến sau khi kết thúc dự án thì vấn đề lại lập lại và không được giải quyết triệt để.

Các dự án Kaizen dành cho công nhân, người lao động trực tiếp tại xưởng vẫn chưa được đẩy mạnh dù vẫn có các chương trình, các giải thưởng khích lệ đa phần chương trình sau khi hoạt động thì chỉ dừng lại ở mức ý tưởng. Một phần, do q

trình diễn ra q nhanh, cũng như thói quen làm việc ù lì và chưa quen với việc áp dụng các cơng cụ cải tiến, các quy trình mới mà nhân viên, người lao động chán nãn khơng dành thời gian cũng như tâm trí cho các hoạt động này.

2.4.2.4. Tỷ lệ nghỉ việc sau thời gian thử việc cao

Biểu đồ 2.21 Tỷ lệ nhân viên sản xuất nghỉ việc tại Công ty Ansell Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo nhân sự Ansell Việt Nam, 2021)

Biểu đồ cho thấy phần trăm tỷ lệ nghỉ việc nhân viên sản xuất tại Công ty Ansell Việt Nam ở mức tương đối cao, trung bình mỗi tháng có 2,5% nhân viên sản xuất nghỉ việc dựa trên tổng nhân viên sản xuất tồn nhà máy. Trong đó tỷ lệ nhân viên nghỉ việc thấp nhất vào tháng 01/2021 với 0,25% và cao nhất vào tháng 04/2021 với 5,46%.

Không phủ nhận rằng, Cơng ty có rất nhiều chương trình đào tạo giúp nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc cho nhân viên sản xuất. Tuy nhiên, đối với nhân viên sản xuất là người mới được tuyển dụng, họ chưa có q nhiều thời gian để làm quen với mơi trường mới, nhưng sau thời gian đào tạo ngắn từ 3 đến 5 ngày họ đã được đưa xuống các quy trình để làm việc như một nhân viên có thâm niên. Điều này làm cho họ khó bắt nhịp khi chưa có đủ thời gian để thích nghi với công việc dẫn đến vấn đề thôi việc sớm.

Việc đánh giá sau đào tạo vẫn cịn thiếu sót, nhân viên sản xuất được tham gia các lớp đào tạo về kiến thức, kỹ năng xử lý trong cơng việc. Nhưng sau đó chưa có quy trình đánh giá để kiểm tra lại chất lượng của chương trình đào tạo đã làm. Việc

này làm cho số lượng người tham gia đào tạo rất nhiều, nhưng chỉ có số lượng nhỏ nắm bắt được kiến thức và có thể áp dụng vào hoạt động sản xuất một cách hiệu quả.

2.4.2.5. Sai lệch số liệu giữa thực tế và hệ thống ERP

Biểu đồ 2.22 Sự sai lệch giữa tồn kho thực tế và hệ thống ERP

(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê tháng 12 năm 2021 Ansell Việt Nam, 2021)

Việc đo lường mang yếu tố quyết định cho kết quả của hoạt động sản xuất, nó phản ánh q trình sản xuất, từ đó giúp quản lý nắm bắt được tình hình một cách bao quát các hoạt động tại nơi làm việc của nhân viên mình.

Xuất phát từ sự sai lệch số lượng hàng thành phẩm ở quy trình Dệt, số lượng được các bạn nhân viên sản xuất đếm thành từ nhóm, với mỗi nhóm là 10 đơi và bỏ vào túi lớn với số lượng 800 chiếc một túi để chuẩn bị cho quy trình tiếp theo.

Nhưng sau khi đến quy trình Lộn nhân viên sản xuất tại quy trình này thực hiện lộn cho từng chiếc găng tay và phát hiện trong túi chỉ có 780 chiếc hoặc đơi khi nhiều hơn số lượng báo cáo của quy trình trước đó.

Việc này diễn ra rất thường xuyên, dẫn đến việc sai lệch số lượng hàng thành phẩm tại mỗi quy trình, làm cho các nhà quản lý, lãnh đạo khi nhìn vào hệ thống sẽ khơng nắm được tình hình sản xuất thực tế. Điều này cũng diễn ra tương tự cho sự sai lệnh của sản phẩm ở các quy trình khác.

Theo nguyên tắc sản xuất thông thường, Công ty chỉ kiểm kê hàng hóa một năm một lần, nhưng do tình trạng này diễn ra làm sai lệch số liệu tồn kho ảnh

hưởng đến kế hoạch sản xuất, mà nguyên vật liệu nên Công ty phải kiểm kê hàng hóa hằng q để kịp thời điều chỉnh lại số lượng này.

Tóm tắt Chương 2

Chương 2 cung cấp một số thông tin về Công ty Ansell Việt Nam, từ các thơng tin đó giúp hiểu hơn về ngành nghề hoạt động của Công ty, cũng như một vài đặc trưng của ngành sản xuất găng tay.

Dựa trên số liệu năm tài chính FY21, thơng qua một vài phân tích, đánh giá để hiểu rõ hơn tình trạng NSLĐ tại Cơng ty Ansell Việt Nam. Từ đó, dựa trên cơ sở lý thuyết ở Chương 1 để phân tích và tìm ra yếu tố gây ảnh hưởng đến NSLĐ, loại bỏ đi các lãng phí, yếu tố khơng tác động đến NSLĐ tại Công ty Ansell Việt Nam, tập trung vào những yếu tố có tác động mạnh.

Sau khi nắm được thực trạng cũng như các yếu tố trực tiếp tác động đến NSLĐ Công ty Ansell Việt Nam, tiến hành đánh giá thực trạng tìm ra các ưu và nhược điểm cần được cải thiện thông qua kế hoạch hành động cụ thể sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ANSELL VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng Cao Năng Suất Lao Động Tại Công Ty Ansell Việt Nam (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)