Lịch sử nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tách chiết hợp chất kháng sinh trong dịch lên men nấm trichoderma ức chế nấm neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng thanh long (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4.4Lịch sử nghiên cứu

1.4 Giới thiệu về chủng nấm gây bệnh đốm trắng trên thanh long

1.4.4Lịch sử nghiên cứu

1.4.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Thanh long là cây ăn quả phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Vì vậy, việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đang được quan tâm, đã có rất nhiều nghiên cứu về tình hình bệnh hại trên thanh long. Thanh long bị gây hại bởi một số bệnh như bệnh thối đầu cành (Alternaria sp.), bệnh đốm nâu trên cành (Gleosporium agaves), bệnh đốm xám hay còn gọi là nám cành (Sphaceloma sp.). Tuy nhiên những năm gần đây thanh long lại bị gây hại nặng bởi nấm Neoscytalidium dimidiatum đây là một bệnh có ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng sản phẩm gây

thiệt hại lớn cho người trồng thanh long. Trước vấn đề cấp thiết trên, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu tìm hiểu về nấm Neoscytalidium dimidiatum.

Theo báo cáo đầu tiên về nấm N. dimidiatum trên cây có múi tại Italya (G. Polizzi et al, 2008) vào tháng 9 năm 2008 một căn bệnh mới đã được phát hiện và chú ý ở phía Sicily, Italy trong vườn cây có múi như cam ngọt (Citrus sinensis (L.) Osbeck cv. Tarocco Scires) 2 tuổi đã xuất hiện một bệnh mới với triệu chứng điển hình là chồi kém phát triển và thối trên thân, cành, gốc ghép, vết thối chảy gôm.

Theo báo cáo đầu tiên về nấm N.dimidiatum và N.novaehollandiae trên cây xoài tại Australia của ( J. D. Ray, T. Burgess và V. M. Lanoiselet. 2010), N.dimidiatum là lồi

nấm có phạm vi phân bố và có nhiều ký chủ: cây dương mai, hạt sung, vả, cây có múi, chuối, mận và nhiều cây trồng khác ở Mỹ (Farret al., 1980). N.dimidiatum còn gây hại trên xoài (Reckhaus 1987) và nhất là trên thanh long (Brown 2012). N.dimidiatum gây nên các triệu chứng như héo cành, chết mầm, thối, chảy gôm và làm cây chết. Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm N.dimidiatum là độ ẩm (Punithalingam and Waterson 1970; Reckhaus 1987; Elshafie and Ba-Omar 2001).

32

N.dimidiatum được báo cáo lần đầu tiên tại Australia liên quan đến bệnh chết mầm của

xoài (2010). Tại Australia đã tiến hành khảo sát về sức khỏe cây trồng do Bộ nông nghiệp và thực phẩm Tây Australia kết hợp với kiểm dịch viên Australia thực hiện. Tháng 8 năm 2008 trong cuộc khảo sát này các nghiên cứu đã tiến hành phân lập các triệu chứng chết mầm trên cây xoài và rễ cây sung, sau khi tiến hành phân lập đã phát hiện nguyên nhân gây bệnh làm chết mầm, thối rễ, thối cây… là do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra.

Neoscytalidium dimidiatum tiếp tục được phân lập và tiến hành giải trình tự một phần

DNA của từng vùng ITS kết quả xác định là do Neoscytalidium dimidiatum gây ra. Trong cuộc khảo sát, N.dimidiatum cũng được phân lập từ các mẫu xoài lấy tại Derby, trong tháng 9 năm 2008, Broome vào tháng 9 năm 2008 và Đảo Bathurst, Northen Territory vào tháng 10 năm 2008. Sau khi phân lập, các nhà khảo sát đã tiến hành lây bệnh nhân tạo và tái phân lập theo quy tắc Kock đã thu được kết quả tốt. Tiến hành kiểm tra lại các chủng thu thập với các cuộc điều tra trước (2005) các nhà khảo sát đã phát hiện rằng

N.dimidiatum đã xuất hiện và gây hại tại Australia trong thời gian dài trước đó (phân lập từ

cây có múi (Torula dimidiate 1914)). Theo báo cáo này, yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển gây hại của bệnh.

Theo nghiên cứu của Mohd et al (2013), viện nghiên cứu sở nông nghiệp, Đại học quốc gia Đài Loan, Trung Quốc, vào tháng 9 năm 2009 và 2010 bệnh đốm trắng đã xuất hiện ở một số cây thanh long tại Đài Loan. Triệu chứng của bệnh là các vết nhỏ, tròn, vết bệnh lõm, màu cam. Bệnh được xác định do nấm N.dimidiatum gây ra.

1.4.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Hiện nay tại Việt Nam có rất ít thơng tin về nấm gây bệnh đốm trắng trên cây thanh long, chỉ có thơng tin nghiên cứu của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền nam (2011) rằng bệnh đốm trắng do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra. Nấm này cịn có tên khác là

Scytalidium dimidiatum, Scytalidium lignicola, Hendersonula toruloidea,… bệnh chủ yếu

xuất hiện và tấn công mạnh vào mùa mưa, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 20- 300C. Ẩm độ càng cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công và lây lan

33

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

mạnh. Bệnh lây theo gió và nguồn nước nhiễm bệnh. Qua theo dõi thấy bệnh hại nặng ở những vùng có mực nước ngầm cao, những vườn vệ sinh kém, rậm rạp và bị che mát nhiều, vườn sử dụng nhiều phân đạm hay phân bón phân chuồng chưa ủ hoai, vườn sử dụng nhiều chất kích thích tăng trưởng hay vườn bón thiếu trung vi lượng đều có tỷ lệ bệnh cao hơn bình thường và khi có bệnh thì khó phịng trừ hơn. Vết bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ màu trắng, hơi lõm, về sau chuyển sang màu vàng cam và khi bệnh phát triển nặng đốm bệnh trở thành vết loét có màu nâu, hơi nổi lên và gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, năng suất và giá trị thương phẩm của quả. Bệnh thường gây hại trên bẹ non, nụ bông, quả non và giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.

Theo Võ Thị Thu Oanh và cộng sự (2014) khi so sánh trình tự vùng gen ITS- RADN của mười một mẫu phân lập nấm Neoscytalidium dimidiatum tại Viện Nghiên Cứu CNSH và Môi Trường - trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh cho thấy các mẫu phân lập tương đồng rất cao với trình tự của lồi Neoscytalidium dimidiatum đã được định danh về hình thái.

34

Một phần của tài liệu Tách chiết hợp chất kháng sinh trong dịch lên men nấm trichoderma ức chế nấm neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng thanh long (Trang 47 - 50)