Tình hình nghiên cứu và ứng dụng của nấm Trichoderma spp trên thế giới và Việt

Một phần của tài liệu Tách chiết hợp chất kháng sinh trong dịch lên men nấm trichoderma ức chế nấm neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng thanh long (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2Tình hình nghiên cứu và ứng dụng của nấm Trichoderma spp trên thế giới và Việt

Nam

1.2.1 Trên thế giới

Hiện nay Trichoderma spp. đã được sử dụng một cách hợp pháp cũng như không được đăng ký trong việc kiểm soát bệnh trên thực vật. Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất kiểm sốt sinh học một cách có hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt hoặc được phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây (Nguyễn Kim Vân, 2009).

Trên thế giới có một số sản phẩm nấm Trichoderma được đưa vào ứng dụng tính đối kháng nấm bệnh trên một số cây trồng. Sản phẩm Trichoderma 2000 (Israel) chứa

Trichoderma harzianum trong phòng chống nấm Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfssim, Pythium. Sản phẩm Trichopel (New Zealand) chứa nấm Trichoderma harzianum đối kháng

13

với nhiều nấm bệnh. Sản phẩm Ecofit (India) chứa nấm Trichoderma viride trong phòng chống nấm Fusarium, Pythium, Rhizoctonia, Macrophomia, Phytophthora trên cây bông vải, thuốc lá, cao su,… và nhiều loại rau. Sản phẩm BINAB-T-WP (Thụy Điển) chứa 2 loại nấm

Trichoderma harzianum và Trichoderma polysporum trong phòng chống các bệnh ở rễ cây.

Ngồi ra, cịn có rất nhiều sản phẩm khác ở nhiều nước trên thế giới được ứng dụng rộng rãi trong phòng chống nhiều loại bệnh do nấm gây ra trên cây trồng (Trần Thị Thanh Thuần, 2009).

Năm 2010, Vinit Kumar Mishra đã chọn được 10 chủng Trichoderma để đối kháng với

Pythium aphanidermatum bằng phương pháp đồng nuôi cấy.

Năm 2011, Th. Kamala và S. Indira đã chọn được 21 chủng Trichoderma để đối kháng với Pythium aphanidermatum cũng bằng phương pháp đồng nuôi cấy. Và ông cũng đã thử nghiệm thành công 4 chủng nấm Trichoderma đối kháng với nấm bệnh Pythium

aphanidermatum ở điều kiện nhà lưới.

1.2.2 Tại Việt Nam

Tuy chỉ mới được nghiên cứu khoảng 20 năm tại Việt Nam nhưng Trichoderma spp. đã có vai trị rất lớn trong lĩnh vực nơng nghiệp. Các cuộc khảo sát được tiến hành trên cây lương thực, cây cơng nghiệp, rau và cây ăn quả ở phía Bắc và phía Nam của Việt Nam đã chỉ ra rằng:

Trichoderma spp. là loài phổ biến và dễ dàng phân lập được từ đất, rễ và các vỏ cây mục nát. Trichoderma viride, T. harzianum, T. hamatum là những loài chiếm ưu thế ở Việt Nam. Một số

cuộc khảo sát với quy mơ nhỏ và lớn đã chứng minh các lồi nấm Trichoderma có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các lồi nấm bệnh và giúp kích thích tăng trưởng cho cây. Các cuộc thí nghiệm được tiến hành trên các loại cây như: cây lúa, cây bắp, đậu phộng, cà phê…với việc sử dụng chế phẩm Trichoderma đã làm giảm đáng kể các nấm gây bệnh như: Rhizoctonia solani, Fusarium oxysporum, Phytophthora spp., Pythium aphanidermatum và Rhizoctonia bataticola. Việc sử dụng chế phẩm này đạt hiệu quả cao hơn thuốc diệt nấm và duy trì lâu hơn.

Ngồi ra cịn làm giảm rủi ro về sức khỏe, chi phí và thiệt hại về môi trường do tập quán sử dụng thuốc hóa học gây ra. Hiện nay, đã có những nỗ lực để mở rộng sản phẩm

14

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

thương mại Trichoderma và đã được phát triển bởi các trường đại học, các viện nghiên cứu và các cơng ty phân bón (Nguyễn Hoàng Anh, 2013). Năm 2010, Trần Nguyên Hà với đề tài “Sử dụng các chủng Trichoderma để điều khiển sinh học các tác nhân gây bệnh trên cây trồng

ở Việt Nam” kết quả là phân lập được 7 chủng Trichoderma từ một số cây trồng ở Việt Nam có

khả năng kiểm sốt tốt các lồi nấm bệnh. Năm 2009, nhóm nghiên cứu Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Ngọc Anh Thư đã phân lập được 3 chủng nấm Trichoderma cho hiệu quả đối kháng tốt với nấm Phytophthora và Fusarium. Hiệu quả sản phẩm được kiểm tra trên cây ăn quả và cây hoa được kiểm chứng bằng số khuẩn lạc của nấm Fusarium có trong 1g đất sau khi tưới nấm Trichoderma giảm rất nhiều so với đối chứng và so với trước khi tưới.

Theo các tác giả Phạm Ngọc Dung và cộng sự (2012), sử dụng nấm đối kháng

Trichoderma asperellum trong phòng trừ nấm Phytophthora spp. gây hại trên cây cao su đã

được một nhóm tác giả thuộc Viện Bảo vệ Thực vật nghiên cứu. Trong điều kiện phịng thí nghiệm nấm Trichoderma Asperellum có khả năng phịng trừ bằng ký sinh sợi nấm đạt hiệu quả là 100% đối với nấm Phytophthora botryosa và nấm Phytophthora citrophthora. Khả năng phòng trừ bằng chất kháng sinh bay hơi đạt hiệu quả là 84,8 – 93,4% đối với nấm

Phytophthora botryosa và đạt hiệu quả là 90,4 – 91,8% đối với nấm Phytophthora citrophthora. Các nguồn khác có khả năng ức chế nhưng với hiệu quả thấp hơn (70,3 – 85,9). Nấm Trichoderma asperellum có khả năng đối kháng cao với nấm Phytophthora spp. gây bệnh trên cao su bằng ký sinh trực tiếp sợi nấm và chất kháng sinh bay hơi. Đồng thời nấm này có hoạt độ các enzyme phân giải như cellulase, chitinase, β-Glucanase cao.

1.2.3 Ứng dụng Trichoderma trong nơng nghiệp.

Các lồi Trichoderma được mơ tả vào năm 1794 bởi Persoon. Nó là một loại nấm hoại sinh đất phân bố trên toàn thế giới, đại diện của chúng đã được sử dụng như là tác nhân kiểm soát sinh học chống lại các mầm bệnh do nấm gây ra khác nhau. Báo cáo đầu tiên về tiềm năng kiểm soát sinh học của Trichoderma đã được Weindling công bố 1932. Hiện nay, khoảng 60% của tất cả các chất diệt sinh học đã đăng ký trên toàn thế giới là các sản phẩm dựa trên

Trichoderma. Những loại nấm này có thể thích nghi với các mơi trường sinh thái khác nhau

15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và là những vi nấm chủ yếu trong sản xuất kháng sinh sinh học ứng dụng trong phịng trừ bệnh trên cây trồng, sản xuất các chất kích thích tăng trưởng thực vật, chất chuyển hóa cellulose, chất kiểm soát bệnh thực vật và chất diệt khuẩn thương mại. Các lồi Trichoderma

có thể tạo ra khả năng chịu stress sinh học và phi sinh học, kiểm sốt và ức chế các lồi nấm thuộc các nhóm đa dạng như Oomycetes. Chúng cũng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trên tán lá và ký sinh trùng tuyến trùng.

Các loài Trichoderma là nguồn phong phú của các chất chuyển hóa thứ cấp khác nhau (Secondary metabolites, SM), một số trong đó có hoạt động kháng khuẩn. Các hợp chất thứ cấp này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn gây bệnh hoặc thay đổi chuyển hóa thực vật để gây kháng thuốc hoặc thúc đẩy tăng trưởng thực vật. Việc sản xuất các SM tương quan với các giai đoạn phát triển hình thái khác nhau. Pyrones, kizinginin, viridin, hợp chất dị vòng nitơ, azaphilones, butenolides và hydroxy-lactones, diketopiper magazine, chất chuyển hóa isocyano và peptaibols là những chất chuyển hóa thứ cấp được biết là có hoạt tính gây độc với nhiều loại nấm (Vinale et al., 2014)

Một phần của tài liệu Tách chiết hợp chất kháng sinh trong dịch lên men nấm trichoderma ức chế nấm neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng thanh long (Trang 25 - 28)