Vị trí, yêu cầu đối với giáo dục mầm non hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 26 - 30)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Vị trí, yêu cầu đối với giáo dục mầm non hiện nay

1.3.1. Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục mầm non

Từ thực tế hiện nay, có thể khai quát nhiệm vụ quyền hạn của trường mầm non trên một số nội dung gồm:

- Chăm sóc, ni dưỡng trẻ em theo quy định của Luật trẻ em. Chăm sóc ni dưỡng trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi.

- Là cơ sở giáo dục làm nhiệm vụ phối hợp cùng gia đình và xã hội thực hiện đưa trẻ đến trường và tổ chức chăm sóc, ni dưỡng.

- Quản lý, chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em. - Phối hợp cùng các cơ quan, ban ngành đoàn thể trên địa bàn tổ chức các hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ em..

1.3.1.2. Các loại hình của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

- Trường công lập: Do Nhà nước mở, hoạt động theo quy định, quy chế giáo dục mầm non do nhà nước ban hành

- Trường dân lập: Do cộng đồng dân cư mở trên cơ sở sự đồng ý của cơ quan quản lý, có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương

- Trường tư thục do cá nhân hoặc cơ quan tổ chức thành lập và độc lập với ngân sách nhà nước.

1.3.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Lập trường tư tưởng vững vàng; chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng; chính sách pháp luật của nhà nước; không hoang mang dao động; yên tâm cơng tác; khơng có biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa.

- Về kiến thức chun mơn: Có kiến thức chun mơn về lĩnh vực đảm nhiệm; kiến thức phải thể hiện bằng kết quả công tác.

- Về kỹ năng sư phạm: Có kĩ năng sư phạm phù hợp với chun mơn giảng dạy. Kĩ năng gồm cả kĩ năng cứng và kĩ năng mềm.

Thực tế, bản chất các quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông theo từng hạng chức danh nghề nghiệp tại Thông tư 01-04 không phải là “phân hạng đạo đức”. Giáo viên ở tất cả các hạng phải bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp chung (như đã quy định cho giáo viên ở hạng thấp nhất tương ứng với mỗi cấp học) nhưng mức độ yêu cầu khác nhau theo hướng giáo viên ở hạng cao thì yêu cầu mức độ đáp ứng, tính gương mẫu, tác động lan tỏa, ảnh hưởng tới đồng nghiệp cao hơn để bảo đảm có thể thực hiện tốt vai trị của người giáo viên tiên phong trong công tác giảng dạy, giáo dục và người hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp.

Để thống nhất với các quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở các văn bản quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khác và không làm xáo trộn việc đánh giá tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, phổ thông như quy định trước đây tại các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông (đã được thay thế bởi Thông tư 01-04), Bộ dự kiến bỏ quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở từng hạng chức danh nghề nghiệp và bổ sung quy định đạo đức nghề nghiệp chung cho giáo viên ở tất cả các hạng.

Với phần đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp, có 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí, nhưng ở phần đánh giá viên chức theo Nghị định 90 lại có 5 nội dung cũng bao hàm tất cả chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc, tổ chức kỉ luật, đặc biệt mục 5 là thực hiện kết quả được giao. Như vậy, việc đánh giá chuẩn viên chức của giáo viên theo kết quả được giao đã bao hàm tất cả nội dung ở phần chuẩn nghề nghiệp, vậy là trùng lặp.

Trên thực tế, đã là viên chức thì phải được đánh giá theo chuẩn viên chức, như vậy mới đúng. Ta đã có Luật viên chức, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo lại đặt ra thêm chuẩn nghề nghiệp nữa, theo chúng tôi là thừa, trùng lặp. Nếu như, đặt ra đánh giá chuẩn nghề nghiệp bị “vênh” với đánh giá viên chức theo Nghị định 90, vậy thủ trưởng đơn vị sẽ xếp loại theo cái nào? Hay nói cách khác cái nào phủ nhận cái nào? Theo tôi phải lấy đánh giá viên chức làm chuẩn, và hiện nay đã có đánh giá viên chức làm chuẩn rồi, vậy không nên làm thêm chuẩn nghề nghiệp nữa.

Đã gọi là nghề nghiệp, người đó là chuẩn rồi mới được tuyển dụng qua một quy trình khắt khe. Cịn muốn đánh giá hiệu quả cơng việc của một viên chức qua hàng năm, từ phẩm chất, đạo đức, lối sống,...thì đã có sự ràng buộc theo Luật Viên chức, đánh giá theo Nghị định 90. Thông tư không thể thay thế cho Nghị định 90 được bởi Nghị định là của Chính phủ, cịn Thơng tư là Bộ tự đưa ra. Như vậy có thể nói khơng cần thiết phải đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp nữa, mà bỏ đi cho hợp với thực tế”.

1.3.3. Các yêu cầu đổi mới trong giáo dục mầm non trong giai đoạn hiệnnay nay

- Chương trình GDMN mới được chúng đẩy mạnh thực hiện thời gian qua. Với trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số, trẻ chủ yếu nói tiếng mẹ đẻ trước khi đến trường là đối tượng cần đặc biệt quan tâm, nên Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo chương trình hướng tới chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ, giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ, sẵn sàng vào lớp 1.

Dựa trên quan điểm đó, Chương trình GDMN mới nhấn mạnh, thể hiện rõ hơn quan điểm tiếp cận hoà nhập, cơng bằng, bình đẳng và tơn trọng trẻ. Điểm mới này nhấn mạnh tính nhân văn của Chương trình GDMN mới. Theo báo cáo năm 2020, có tổng số trẻ em người DTTS đến trường là 887.983 trẻ (chiếm 18,4% tổng số trẻ đến trường trên tồn quốc). Có 881.215/887.983 (99,2%) trẻ em người DTTS đến trường được tăng cường tiếng Việt, rèn kỹ năng nghe nói, giao tiếp bằng tiếng Việt, học và chơi trong mơi trường tiếng nói và chữ viết tiếng Việt.

- Tiếp tục nhấn mạnh, làm rõ hơn nữa quan điểm giáo dục tồn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”, những thay đổi này sẽ tạo chuyển biến thế nào trong hoạt động của các cơ sở GDMN. Tích hợp nội dung ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển tồn diện các mặt (thể chất, ngơn ngữ, nhận thức, tình cảm - kỹ năng xã hội, thẩm mĩ/ nghệ thuật và sáng tạo...) bảo đảm phù hợp với đặc điểm phát triển và khả năng của trẻ và điều kiện của trường, lớp, địa phương.

Ở Chương trình GDMN mới sau năm 2020 tiếp tục nhấn mạnh và làm rõ hơn quan điểm này nhằm tạo chuyển biến tích cực trong tổ chức thực hiện Chương trình trong các cơ sở GDMN, bảo đảm an tồn, ni dưỡng hợp lý, chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần; kết hợp hài hồ giữa chăm sóc và giáo dục, giữa các mặt giáo dục với nhau (phát triển thể chất, ngơn ngữ, nhận thức, tình cảm - kỹ năng xã hội, thẩm mĩ/ nghệ thuật và sáng tạo…) để phát triển trẻ toàn diện.

- Cùng với yêu cầu đổi mới GDPT, việc xây dựng Chương trình GDMN mới theo tiếp cận “Kết quả mong đợi của Chương trình GDMN thể hiện các phẩm chất và năng lực chung mang tính cốt lõi, nền tảng, cần thiết, phù hợp với lứa tuổi”. Bộ GD&DT đang tổ chức Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi làm căn cứ xây dựng Chương trình GDMN

mới, trong đó chú trọng đến các lĩnh vực trong Chuẩn thể hiện tiếp cận năng lực bảo đảm tính liên thơng với Chương trình GDPT.

Tại Quyết định số 437/QĐ-BGDĐT ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động xây dựng, ban hành Chương trình GDMN mới sau năm 2020, Bộ đã có Kế hoạch tổ chức tập huấn hướng dẫn cán bộ quản lý, GVMN triển khai Chương trình GDMN mới.

- Ngay trong quá trình xây dựng Dự thảo Chương trình mới, Bộ GD&ĐT đã thực hiện theo quy trình đăng tải Dự thảo Chương trình mới lên Cổng Thơng tin điện tử của Bộ GD&ĐT để lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, cha mẹ trẻ, xã hội, cộng đồng. Đây cũng là mong muốn lớn của chúng tơi vì cộng đồng chung tay vào chăm sóc, ni dưỡng trẻ sẽ chất lượng hơn. Trong triển khai Chương trình, các nhà trường cần đề cao sự tham gia, liên kết chặt chẽ và phối hợp hiệu quả giữa nhà trường với cha mẹ trẻ, xã hội và cộng đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w