6. Bố cục của luận văn
1.3. Một số pháp nhân thương mại chủ yếu
Trên thực tế, các tổ chức có tư cách pháp nhân nói chung rất phong phú, đa dạng. Các pháp nhân khác nhau về mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, hình thức sở hữu, chế độ tài sản; mối quan hệ giữa các thành viên và pháp nhân. Cho nên, cần thiết phải phân biệt một số pháp nhân thương mại chủ yếu. Đây là cơ sở để Nhà nước có quy định pháp luật phù hợp với từng loại pháp nhân này, nhằm phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước và thúc đẩy từng pháp nhân hoạt động có hiệu quả.
Ở Việt Nam, mặc dù khái niệm “pháp nhân” đã được thừa nhận từ khá lâu, nhưng chỉ đến khi Bộ Luật Dân sự năm 1995 được ban hành mới có quy định về phân biệt các loại pháp nhân tùy thuộc vào mục đích hoạt động của pháp nhân.
22
Cho đến nay, Điều 100, Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã kế thừa quy định về các loại pháp nhân đã được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995, theo đó pháp nhân được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên tiêu chí chính là mục đích hoạt động. Quy định này “gần” với quy định phân loại pháp nhân của Bộ Luật Dân sự và Thương mại Thái Lan, pháp nhân bao gồm: những tổ chức công; tu viện; những hội có đăng ký; những cơng ty trách nhiệm hữu hạn; các hiệp hội, đoàn thể, những quỹ được cấp phép. Trong khi đó, Bộ Luật Dân sự Nhật Bản quy định pháp nhân chỉ bao gồm hai loại: pháp nhân doanh nghiệp – là tổ chức liên kết nhiều người và pháp nhân tài chính – tổ chức hợp vốn để thực hiện những mục đích nhất định. Ở hầu hết các nước trên thế giới, pháp nhân được phân thành hai loại: pháp nhân công quyền và pháp nhân tư. Trong đó, pháp nhân cơng quyền là các pháp nhân do Nhà nước thành lập và quản lý, và pháp nhân tư là tất cả những pháp nhân còn lại2. Ở Việt Nam, pháp nhân thương mại thường bao gồm một số pháp nhân chủ yếu sau3:
- Pháp nhân thương mại là hợp tác xã
Pháp nhân thương mại này là một loại hình tổ chức tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu góp vốn xây dưng góp sức lập ra. Đây là một tổ chức doanh nghiệp mà mục tiêu lợi nhuận dễ dàng đạt được hơn khi có nhiều cá nhân chung vốn, góp sức tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Hợp tác xã được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như tất cả mọi loại hình doanh nghiệp khác.
Đối với cá nhân phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cán bộ, công chức được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nhưng không được trực tiếp
2PGS.TS. Hồng Thế Liên (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp.
23
quản lý, điều hành hợp tác xã. Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung cùng đóng góp cơng sức để họat động kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể quan hệ pháp luật khi tham gia.
Đối với pháp nhân, pháp nhân có thể trở thành thành viên của hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. Khi tham gia hợp tác xã, pháp nhân phải cử người đại diện có đủ điều kiện như đối với các cá nhân tham gia. Người lao động tham gia hợp tác xã vừa góp vốn vừa góp sức. Góp vốn là việc thành viên Hợp tác xã khi tham gia hợp tác xã phải góp vốn tối thiểu là số tiền hoặc giá trị tài sản, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật và các loại giấy tờ có giá khác được quy ra tiền mà xã viên bắt buộc phải góp khi gia nhập hợp tác xã. Góp sức là việc thành viên tham gia xây dựng hợp tác xã dưới các hình thức trực tiếp quản lý, lao động sản xuất, kinh doanh, tư vấn và các hình thức tham gia khác.
- Pháp nhân thương mại là cơng ty cổ phần
Đây là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau (gọi là cổ phần) theo Điều 110 của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Các cổ đơng có thể bán các cổ phần hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình cho các thành viên hay cá nhân khác. Số lượng cổ đơng được bao gồm ít nhất ba cổ đơng và không hạn chế số cổ đơng .Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
Cơng ty cổ phần có qùn phát hành chứng khốn ra cơng chúng theo quy định của pháp luật về chứng khốn. Cơng ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về vốn của công ty. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau hoặc gọi là cổ phần.
24
Mỗi cổ phần được thể hiện dưới dạng văn bản chứng chỉ do công ty phát hành bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty (gọi là cổ phiếu). Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hay nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng việc mua cổ phần. Mỗi cổ đơng có thể mua nhiều cổ phần.
Về thành viên của cơng ty: Trong suốt q trình hoạt động ít nhất phải có ba thành viên tham gia công ty cổ phần.Về trách nhiệm của công ty: Công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn đã góp vào cơng ty (đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu).
Cơng ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về phát hành chứng khốn. Cơng ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác để huy động vốn. Cuối cùng là chuyển nhượng phần vốn góp (cổ phần). Cổ phần của các thành viên được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu của cơng ty cổ phần được coi là hàng hố, được mua, bán, chuyển nhượng tự do theo quy định của pháp luật.
- Pháp nhân thương mại là công ty trách nhiệm hữu hạn
Pháp nhân thương mại này là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Đây làloại hình doanh nghiệp có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên.
Công ty TNHH có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy phép chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: về chủ sở hữu, công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Công ty trách nhiệm
25
hữu hạn một thành viên một thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ. Còn về phát hành chứng khốn: cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh doanh.về chuyển nhượng vốn góp. Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Pháp nhân thương mại là cơng ty hợp danh
Đây là loại hình đặc trưng của cơng ty đối nhân trong đó có các cá nhân và thương nhân cùng hoạt động trong lĩnh vực thương mại dưới một hãng và cùng nhau chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh ở nước ta hiện nay có một số quan điểm khác với cách hiểu truyền thống về cơng ty hợp danh. Theo đó, cơng ty hợp danh được định nghĩa là một loại hình doanh nghiệp, với những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); Ngồi các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty;
Cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, cơng ty hợp danh khơng được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Như vậy, nếu căn cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản, thì cơng hợp danh theo Luật Doanh nghiệp có thể được chia thành hai loại: Loại thứ nhất là những công ty giống với công ty hợp danh theo pháp luật các nước, tức là chỉ bao gồm những thành viên hợp danh (chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty); Loại thứ hai là những cơng ty
26
có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn (chịu trách nhiệm hữu hạn) và cũng là một loại hình của cơng ty đối nhân. Có thể thấy, khái niệm cơng ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam có nội hàm của khái niệm công ty đối nhân theo pháp luật các nước. Với quy định về công ty hợp danh, Luật Doanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của các công ty đối nhân ở Việt Nam.
Các thành viên trong công ty hợp danh bao gồm: các thành viên hợp danh trong đó có ít nhất 2 thành viên và thành viên đó là một cá nhân. Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp danh nào thanh tốn các khoản nợ của cơng ty đối với chủ nợ. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của cơng ty bằng tồn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) và tuân theo những điều lệ trong luật doanh nghiệp. Trong q trình hoạt động, cơng ty hợp danh có quyền tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. Việc tiếp nhận thêm thành viên phải được Hội đồng thành viên chấp thuận. Thành viên hợp danh mới được tiếp nhận vào công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của cơng ty (trừ khi có thoả thuận khác).