2.2.1 .Tên gọi củapháp nhân thương mại
2.3. Quốc tịch củapháp nhân thương mại
Trước hết, quốc tịch của pháp nhân nói chung là quốc tịch của nước, vùng lãnh thổ nơi pháp nhân đó được thành lập và đăng ký kinh doanh. Rất có thể một doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại nước ngồi nhưng hoạt động chính ở Việt Nam. Trong lĩnh vực kinh doanh, đối với Pháp nhân thương mại, các đối tác của doanh nghiệp có qùn khởi kiện doanh nghiệp nước ngồi ra tòa án Việt Nam. Tuy nhiên, khi xem xét vấn đề này, phải căn cứ quy định tại điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2014 về trụ sở chính của pháp nhân để xác định thẩm qùn của tịa án.
Mỗi pháp nhân đều có một quốc tịch và quốc tịch của pháp nhân được xác định theo nguyên tắc pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì là pháp nhân Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngồi có qùn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam và các doanh nghiệp này được thành lập theo pháp luật Việt Nam đều mang quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch của pháp nhân là mối liên hệ pháp lý giữa pháp nhân với Nhà nước.
48
Việc xác định quốc tịch của pháp nhân nói chung và Pháp nhân thương mại nói riêng có ý nghĩa quan trọng khi xác định pháp luật điều chỉnh hoạt động của pháp nhân và việc chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các pháp nhân có quốc tịch khác nhau. Tuy nhiên, khi áp dụng luật để giải quyết tranh chấp giữa các pháp nhân mà những quy định của Điều ước Quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước Quốc tế.