2.2.1 .Tên gọi củapháp nhân thương mại
2.2.2. Trụ sở củapháp nhân thương mại
Trụ sở của pháp nhân nói chung là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân đó. Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.
46
Đối với Pháp nhân thương mại, tại Điều 43, Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thơn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)..
Trụ sở chính của pháp nhân trên lãnh thổ Việt Nam là căn cứ xác lập thẩm quyền tài phán của Tòa án. Điểm a, khoản 1, điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định “…Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết..”.
"Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân" - Điều 90, Bộ Luật Dân sự. Trụ sở của pháp nhân có ý nghĩa pháp lý như nơi cư trú của cá nhân. Đây là cơ quan đầu não của pháp nhân, tập trung các hoạt động chính của pháp nhân, là nơi xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, nơi tống đạt các giấy tờ giao dịch với pháp nhân, là nơi xác định Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến pháp nhân. "Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc".
Về nguyên tắc, mỗi pháp nhân chỉ có một trụ sở chính. Bên cạnh trụ sở chính, pháp nhân có thể có nhiều văn phòng đại diện hoặc chi nhánh ở nơi khác với nơi đặt trụ sở chính. Về điểm này, khoản 2, Điều 92, Bộ Luật Dân sự quy định "Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó". Văn phịng đại diện khơng phải là pháp nhân, nó được thành lập nhằm làm đầu mối giao dịch với các chủ thể khác, mở rộng địa bàn hoạt động và các quan hệ kinh doanh mà không thực hiện các hành vi sản xuất kinh doanh. Còn chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện tồn bộ
47
hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 3, Điều 92, Bộ Luật Dân sự.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, theo quy định tại Bộ Luật Dân sự, mặc dù văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân nhưng hoạt động của văn phòng đại diện và chi nhánh vẫn là hoạt động đại diện cho pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của Pháp nhân thương mại trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền”, do đó Pháp nhân thương mại có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện và chi nhánh xác lập, thực hiện. Những giao dịch của chi nhánh, văn phòng đại diện khơng hiệu quả, gây lỗ thì Pháp nhân thương mại với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật cũng sẽ chịu trách nhiệm trước các chủ nợ.