Pháp nhân thương mại với thương nhân

Một phần của tài liệu PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành Luật Kinh tế Mã số NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS ĐOÀN ĐỨC. (Trang 37 - 40)

6. Bố cục của luận văn

1.4. Phân biệt pháp nhân thương mại với các loại chủ thể khác

1.4.5. Pháp nhân thương mại với thương nhân

Pháp nhân nói chung, pháp nhân thương mại nói riêng và thương nhân là các khái niệm thường được dùng nhiều trong các lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp và dân sự. Các khái niệm này thường bị nhầm lẫn và đánh đồng chung với nhau. Do đó, việc phân biệt pháp nhân thương mại với thương nhân là việc làm cần thiết.

Trước hết, xét về quan niệm chung, bản thân là một pháp nhân, pháp nhân

thương mại là một tổ chức được thành lập theo Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp

33

nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Trong khi đó, thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Xét về tính chất hành vi thực hiện hoạt động thì hành vi của pháp nhân

thương mại và thương nhân đều là hành vi thương mại

Xét về điều kiện thành lập: pháp nhân thương mại được thành lập theo quy

định của Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Pháp nhân thương mại có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều hành của được quy định trong điều lệ pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân đó. Pháp nhân thương mại có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Trong khi đó, đối với thương nhân, tùy theo chủ thể đó là tổ chức và cá nhân thì sẽ được thành lập theo các quy định khác nhau. Đối với thương nhân là tổ chức thì yêu cầu phải là tổ chức kinh tế và được thành lập hợp pháp. Đối với thương nhân là các cá nhân thì phải có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Xét về tính chất chịu trách nhiệm: pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm

độc lập, hữu hạn với tài sản cá nhân, cịn thương nhân chịu trách nhiệm vơ hạn đối với tài sản cá nhân.

Xét về chủ thể: pháp nhân thương mại chỉ có thể là tổ chức, trong khi đó, thương nhân có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Do đó, khi phân loại thương nhân thì có thể có thương nhân là cá nhân hoặc cũng có thể thương nhân là pháp nhân.

Xét về đối tượng mang lợi ích: thương nhân hoạt động vì mục tiêu mang lại

lợi ích cho chính thương nhân đó nhiều hơn, trong khi đó, đối với pháp nhân thương mại có thể mang lợi ích cho chính pháp nhân đó hoặc cho xã hội. Chẳng hạn như: công ty dịch vụ cơng ích.

34

Tiểu kết chương 1

Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân này bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Cùng với các loại hình pháp nhân khác, Pháp nhân thương mại có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần vào cơng cuộc xây dựng và phát triển mọi mặt của đất nước.

Để có cơ sở khoa học cho việc tiếp cận để nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật cũng như đánh giá về thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến pháp nhân thương mai, ở Chương 1, tác giả đi sâu trình bày một cách có hệ thống những vấn đề mang tính lý luận chung về khái niệm, bản chất pháp lý, vai trò và phân loại các loại hình Pháp nhân thương mại.

Bên cạnh đó, ở chương đầu, tác giả cũng chú trọng nêu bật sự khác nhau căn bản giữa Pháp nhân thương mại với các loại chủ thể kinh tế khác, như: cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Qua đó, để thấy rõ hơn những đặc trưng cơ bản cũng như bản chất pháp lý của Pháp nhân thương mại so với các chủ thể pháp luật khác. Đây cũng là căn cứ để tác giả có cách tiếp cận đúng đắn và khoa học khi đi sâu phân tích về thực trạng những quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động của Pháp nhân thương mại được đề cập chi tiết ở nội dung chương 2.

35

Một phần của tài liệu PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành Luật Kinh tế Mã số NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS ĐOÀN ĐỨC. (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)