Một số vướng mắc liên quan tới lý lịch củapháp nhân thương mại

Một phần của tài liệu PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành Luật Kinh tế Mã số NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS ĐOÀN ĐỨC. (Trang 75 - 78)

2.2.1 .Tên gọi củapháp nhân thương mại

3.2. Những hạn chế, bất cập củapháp luật điều chỉnh đối với pháp nhân

3.2.2. Một số vướng mắc liên quan tới lý lịch củapháp nhân thương mại

Theo pháp luật hiện hành, có hai thủ tục hành chính về dấu. Một là giấy phép đi khắc dấu, hai là sau khi khắc dấu phải đăng ký mẫu dấu. Điều này đã triệt tiêu quyền của doanh nghiệp nói chung và pháp nhân nói riêng. Luật hiện hành cũng quy định dấu là tài sản của đối tượng này nhưng cơ quan công an lại quy định nếu tài sản này bị mất thì bị xử phạt hành chính, sau đó mới được cấp lại con dấu khác. Đây là một mâu thuẫn.

Luật Doanh nghiệp năm 2014cho phép doanh nghiệp tự chủ trong việc quản lý, sử dụng dấu và bảo quản dấu, đồng thời được quyết định nội dung và hình dạng của con dấu. Nội dung chỉ cần đảm bảo hai thông tin quan trọng: Tên và mã số doanh nghiệp. Sau khi quyết định có dấu, chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật vào cơ sở dữ liệu để các bên có thể đối chiếu.

71

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại tinh thần cởi mở của Luật Doanh nghiệp 2014 có thể bị vơ hiệu hóa. Thậm chí, có luật sư cho rằng, 99% các văn bản liên quan đã và sẽ bắt có dấu. Điều này có thể làm vơ hiệu hóa hoặc làm giảm sự cởi mở của Luật Doanh nghiệp 20146.

Theo khoản 8, Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định một trong những nội dung đề nghị đăng ký doanh nghiệp là “mẫu dấu”. Thêm nữa, Điều 44 quy định con dấu là tài sản của doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng và lưu giữ con dấu.Những quy định nói trên vẫn gần như đồng nghĩa bắt buộc doanh nghiệp phải có con dấu và chưa thốt khỏi cái ô pháp lý chụp cho con dấu, gây thêm khó khăn, rắc rối cho doanh nghiệp. Vì thế, đề nghị phải quy định rõ: doanh nghiệp không bắt buộc phải có con dấu và việc đóng dấu của doanh nghiệp không nhằm khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.

Về phía doanh nghiệp, nhiều ý kiến lo ngại sẽ gặp rắc rối về con dấu và lúng túng chưa biết phải nên làm thế nào. Lý do là đến nay, một số nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn đang được lấy ý kiến các bên liên quan nên chưa thể ban hành như kế hoạch.

Đặc biệt, từ trước tới nay có rất nhiều nghị định, thông tư về dấu. Nếu muốn thay đổi theo tinh thần cởi mở của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phải rà soát lại tất cả quy định hiện nay về dấu. Bởi với một loạt quy định về dấu, doanh nghiệp có cẩn thận tới đâu cũng dễ mắc sai phạm khi sử dụng.Một số ý kiến khác cũng cho rằng cần phải nghĩ đến chuyện “xử lý” hơn 500.000 con dấu của các doanh nghiệp đã tồn tại từ trước tới nay7.

Thực tế khiến nhiều doanh nghiệp sau khi có giấy phép kinh doanh trở nên “đau đầu” hơn là quy định về con dấu và khơng biết phải tìm nơi khắc con dấu ở

6Chân Luận, Để con dấu không trở thành… “cụ dấu”!, http://plo.vn/, ngày 06/7/2015.

72

đâu. Theo Điều 44, Luật Doanh nghiệpnăm 2014, doanh nghiệp được quyền tự quyết định về hình thức, nội dung và cả số lượng con dấu.

Tuy nhiên, nội dung trên con dấu vẫn phải thể hiện tên và mã số của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu của doanh nghiệpmình với cơ quan ĐKKD để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mặc dù vậy, đã qua ngày thứ 8 sau khi luật mới chính thức được áp dụng, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tìm được cơng ty nào nhận đặt hàng khắc dấu.

Theo tìm hiểu, trên trang web của một số công ty chuyên nhận khắc con dấu cho doanh nghiệp như Công ty TNHH Văn phòng phẩm Khắc dấu Sao Mai, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, hay Cơng ty Đơng Dương, quận Bình Thạnh… liệt kê khá đầy đủ các văn bản hướng dẫn liên quan đến con dấu và thủ tục khắc dấu từ Bộ luật Hình sự đến các điều kiện kinh doanh của ngành nghề khắc dấu, nhưng lại khơng có bất cứ thơng tin nào liên quan đến các quy định của luật về con dấu. Do vậy, khi các doanh nghiệp gọi điện đến đặt hàng khắc dấu, hầu hết công ty này đều tỏ ra ngần ngại hoặc từ chối. Một số công ty khác cẩn trọng đề nghị khách hàng để lại số điện thoại, đến khi có hướng dẫn mới sẽ liên lạc trực tiếp.

Trong khi, nhiều chủ doanh nghiệp cho biết khi gọi đến một trong số công ty trên đề nghị khắc dấu, đã nhận được trả lời rằng mẫu dấu của cơng ty mình sau khi được khắc xong sẽ được chuyển sang cơ quan công an để lưu chiểu, công ty phải qua đó nhận con dấu.

Việc các cơng ty khắc dấu cịn e dè nhận đơn đặt hàng bởi chưa có hướng dẫn cụ thể từ cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề này. Mặc dù trên thực tế, Luật Doanh nghiệp đã quy định doanh nghiệp có tồn qùn với con dấu của mình. Theo đó, thay vì phải đăng ký với cơ quan cơng an như luật cũ, doanh nghiệp chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan ĐKKD để đăng tải công khai trên Cổng

73

Thông tin, nhưng Nghị định 58/2001/NĐ-CP và Nghị định 31/2009/NĐ-CP về quản lý sử dụng con dấu vẫn chưa hết hiệu lực, nên nếu chưa có hướng dẫn cụ thể, các cơ quan quản lý liên quan sẽ lúng túng trong thực hiện.

Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp có nghĩa vụ thơng báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Điều này có nghĩa, thơng báo mẫu dấu là một nghĩa vụ hành chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP lại quy định khi thông báo mẫu dấu phải thơng báo “thời điểm có hiệu lực của mẫu dấu”. Rõ ràng, quy định này vừa không đúng với Luật Doanh nghiệp 2014 và không đúng với mục tiêu tạo tính tự chủ cho doanh nghiệp về con dấu. Ngoài ra, Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 loại bỏ các loại hình doanh nghiệp được thành lập theo các luật: Công chứng, luật sư, giám định tư pháp, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, hợp tác xã, trong khi Luật Doanh nghiệp khơng có hạn chế này. Những vấn đề này cho thấy. Các nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những điểm trái Luật Doanh nghiệp. Đây không phải là những quy định mang tính hướng dẫn chi tiết mà là những quy định thay đổi hẳn nội dung, phạm vi áp dụng của Luật Doanh nghiệp. Do đó, rất cần thiết phải xem xét lại các vấn đề này trước khi việc áp dụng trở nên phổ biến và tạo thành nếp nghĩ thì hệ lụy sẽ khơn lường.

Một phần của tài liệu PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành Luật Kinh tế Mã số NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS ĐOÀN ĐỨC. (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)