2.2.1 .Tên gọi củapháp nhân thương mại
3.2. Những hạn chế, bất cập củapháp luật điều chỉnh đối với pháp nhân
3.2.4. Một số bất cập trong quy định liên quan tới phá sản pháp nhân thương mại
Sáu là, tư cách pháp nhân của công ty hợp danh phải xuất phát từ vấn đề
trách nhiệm tài sản của công ty c ũng như của thành viên công ty “Tài sản độc lập không đồng nghĩa với trách nhiệm hữu hạn. Đây đã là một thực tế lập pháp. Các thành viên công ty hợp danh đều phải chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn cho cơng ty”.
3.2.4. Một số bất cập trong quy định liên quan tới phá sản pháp nhân thương mại mại
Luật Phá sản chỉ áp dụng đối với các Pháp nhân thương mại là các doanh nghiệp và hợp tác xã mà không áp dụng cho hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân. Điều này không phù hợp với pháp luật thế giới. Ở phần lớn các nước, chế
9 Đoàn Văn Trường (1996), Thành lập, tổ chức và điều hành hoạt động Công ty cổ phần, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
80
định phá sản được áp dụng đối với cả hộ gia đình, cá nhân bị khánh kiệt, chiếm một phần lớn số vụ việc phá sản.
Pháp luật quy định trong mọi trường hợp, chủ doanh nghiệp tuyên bố phá sản phải có trách nhiệm tiếp tục trả các món nợ cịn thiếu sau khi đã bán toàn bộ tài sản hiện có trong kinh doanh và trong dân sự. Quy định như vậy thì những doanh nhân dù có khả năng, nhiệt huyết đến mấy cũng không hăng hái trong việc kinh doanh nữavì chẳng ai muốn tiếp tục kinh doanh để rồi khi có lãi lại cho người khác hưởng. Nên quy định chỉ áp dụng trách nhiệm này trong một số trường hợp con nợ vi phạm như: vi phạm nghĩa vụ làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tẩu tán, hủy hoại, sử dụng lãng phí tài sản... Đây cũng là một trong nhiều lý do dẫn đến luật phá sản 2004 chưa được áp dụng nhiều trong thực tiễn, hàng năm, các tòa án trong cả nước thụ lý rất ít các yêu cầu phá sản.
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang thay đổi từng ngày, theo xu hướng hội nhập, phát triển, tiến bộ và đạt được những thành tựu to lớn. Những thành tựu đó giúp chúng ta vững tin trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế. Cải cách pháp luật, thay đổi tư duy để phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Hơn ai hết, những người trong giới luật học hiểu rõ vai trị của mình trong việc hồn thiện thể chế pháp luật, tạo ra một hệ thống đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu của xã hội, trong đó có pháp luật quy định về pháp nhân.
3.3. Phương hướng hoàn thiện luật về pháp nhân thương mại
3.3.1. Đảm bảo quyền sở hữu của các chủ thể quan hệ pháp luật
Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanhđa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. “Các quy định pháp luật cần phải xác
81
định rõ trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu nhà nước và các chủ sở hữu khác, cơ chế bảo đảm quyền sở hữu và hạn chế quyền sở hữu...”10.
Trên cơ sở Hiến pháp quy định, tôn trọng quyền sở hữu của các chủ thể xã hội, nhà làm luật nên chú trọng đến các quy định về vấn đề này, nhất là trong các vấn đề thời điểm sở hữu phần vốn góp, quyền sở hữu các quyền tài sản, quyền mua của cổ đông/nhà đầu tư. Cũng như các quy định về vấn đề tài sản sở hữu của các nhà đầu tư đảm bảo bởi chính sách của nhà nước trên cơ sở của sự ổn định của hệ thống pháp luật và sự điều hành của nhà nước.
Quyền của các chủ thể quan hệ pháp luật Dân sự là quyền thể hiện một cách đậm nét nhất quyền tự do giao kết, thỏa thuận dân sự. Quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản của các chủ thể thuộc các hình thức sở hữu dược tôn trọng, được pháp luật bảo vệ. Các quyền lợi của chủ thể dân sự là việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản được chủ thể thực hiện theo ý nguyện của mình. Khơng ai được phép hạn chế, xâm phạm, cản trở hoặc can thiệp vào việc sử dụng đó.
3.3.2.Hồn thiện quy định pháp luật về pháp nhân thương mại trên cơ sở tiếp cận từ bản chất của các học thuyết về pháp nhân
Pháp nhân phải được hiểu là một thực thể pháp lý bất kỳ, được thiết lập hay tổ chức một cách hợp pháp theo các quy định của pháp luật, khơng phân biệt vì mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận và dưới hình thức sở hữu tư nhân hay nhà nước. Xuất phát với mục đích là để bảo vệ tốt lợi ích chung của những cá nhân tham gia thành lập và hoạt động vì mục tiêu xác định trên cơ sở tôn trọng quyền tự do ý chí và tự do lập hội của cơng dân.
Các học thuyết về pháp nhân trên thế giới xuất phát từ nền tảng các nền khoa học lý luận được ra đời và phát triển theo thời gian. Trên cơ sở đó, các nền
10 Bộ chính trị (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
82
khoa học pháp lý của các quốc gia áp dụng mơ hình pháp nhân theo từng khía cạnh, từng đặc trưng để phù hợp với hồn cảnh mơ hình tổ chức luật pháp và điều kiện kinh tế xã hội.
Ở Việt Nam, Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định pháp nhân là chủ thể luật tư (Điều 84 – Điều 105), nhưng một tổ chức chỉ là pháp nhân khi đảm bảo các điều kiện công nhận pháp nhân được quy định trong Bộ Luật Dân sự (Điều 84). Với quy định như vậy sẽ có tổ chức khơng là pháp nhân vì khơng đảm bảo điều kiện công nhận pháp nhân và những tổ chức này chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật này.
Việc quy định điều kiện công nhận pháp nhân cũng không hợp lý khi quy định tổ chức là pháp nhân phải được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập, ba điều kiện này khơng có ý nghĩa về pháp lý vì nó đương nhiên đối với mọi tổ chức không phụ thuộc là pháp nhân hay không là pháp nhân11.
Từ thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, một mơ hình pháp nhân cần phải được xem xét từ các vấn đề bản chất, các học thuyết pháp nhân để làm tiền đề cho các quy định pháp luật chung và các pháp luật chuyên ngành một cách tồn diện và logic.
3.3.3. Tăng cường tính cơng khai và minh bạch thơng tin.
Trong việc công khai, công bố thơng tin trong q trình hoạt động của pháp nhân nói chung và Pháp nhân thương mại nói riêng, nhất là những pháp nhân có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Thông tin được công bố phải thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Quyền lợi của các sáng lập viên có vốn góp nhỏ trong pháp nhân chỉ được đảm bảo khi những quy định về minh bạch thơng tin, minh bạch tài chính lãnh đạo phải được quy định chặt chẽ.
83
Trong khi đó, chi phí trong việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ cốt cán và cổ đông lớn của nước ta vẫn chưa được quy định rõ ràng. Đồng thời, các cơ quan quản lý phải có những chế tài mạnh mẽ đối với các hành vi công bố thông tin không đúng sự thật, thực hiện các giao dịch nội gián gây tổn hại đến quyền lợi của các cổ đông/thành viên thiểu số từ những cổ đông/thành viên lớn hoặc các cơ quan quản lý, điều hành pháp nhân.
Có thể nói, tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan trọng. Cũng có quan điểm cho rằng tính minh bạch của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật được công bố, được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quan niệm này khơng sai, song chưa tồn diện, chưa đầy đủ. Tính minh bạch của pháp luật còn thể hiện ở sự minh xác, sự minh định, tính hệ thống và nhất quán. Một hệ thống pháp luật cồng kềnh, khó tiếp cận, khó hiểu, khó vận dụng và chứa đựng những mâu thuẫn nội tại không thể được coi là minh bạch và không thể trở thành nền tảng cho nhà nước pháp quyền12.
3.3.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về pháp nhân nói chung và pháp nhân thương mại nói riêng.
Hoàn thiện pháp luật là mục tiêu lý tưởng nhằm đạt được một hệ thống pháp luật phù hợp với thực tiễn các quan hệ xã hội, đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển xã hội.
Chế định pháp nhân là một chế định quan trọng trong pháp luật dân sự, kinh doanh – thương mại ở nước ta hiện nay. Pháp nhân tham gia hầu hết các quan hệ pháp luật quan trọng của đời sống xã hội, pháp nhân là chủ thể không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường phát triển. Vì vậy, hoàn thiện chế định về pháp nhân, phải được giải quyết một cách đồng bộ, toàn diện trên cơ sở các học thuyết, mơ hình đượcáp dụng trên thế giới, được chọn lọc, quy định để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam.
12 Hà Hùng Cường (2009), Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
84
Các văn bản pháp luật hiện hành về “cổ phần hố” doanh nghiệp nhà nước khơng thể thay thế một đạo luật này vì nó thuộc một phạm trù khác, đó là sắp xếp và cải cách doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Một khi quá trình cải cách này kết thúc, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, xét từ quan điểm bảo vệ sở hữu, đạo luật về tư nhân hố nói trên vẫn rất cần thiết13.
3.4. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về pháp nhân thương mại
3.4.1.Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật
3.4.1.1. Cần đưa ra định nghĩa và quan niệm pháp nhân:
Muốn đưa ra định nghĩa chính xác về Pháp nhân thương mại thì trước hết cần phải có quan điểm và định nghĩa đúng về pháp nhân nói chung. Nêu định nghĩa về pháp nhân thay thế cho quy định tại điều 84 về các điều kiện của pháp nhân khi các điều kiện đó khơng cịn phù hợp và tỏ ra mơ hồ, mâu thuẫn nhau. Bởi, sự mâu thuẫn tồn tại trọng hệ thống pháp luật, thiếu phù hợp xuất phát từ việc chưa có một học thuyết về pháp nhân một cách rõ rà ng trong các quy định pháp luật.
Hiện nay, đối với các Pháp nhân thương mại, quan niệm trách nhiệm hữu hạn gắn với các thành viên của pháp nhân đã được thay đổi, khi quy định công ty hợp danh là pháp nhân, từ đó trách nhiệm vơ hạn khơng phải là điều kiện tiên quyết của pháp nhân.
3.4.1.2. Thay đổi nhận thức về tài sản và trách nhiệm pháp lý của pháp nhân thương mại:
Quan niệm trách nhiệm pháp lý của pháp nhân hiện nay phải có sự thay đổi, theo đó trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn không phải là đặc trưng của
13 Phạm Duy Nghĩa, Đặng Văn Thanh, Trần Hữu Huỳnh, Nguyễn Tiến lập (2011), Báo cáo hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo yêu cầu của Nghị quyết số 48/NQ-TW, http://sgtt.vn, TP Hồ Chí Minh.
85
pháp nhân, khơng thể coi đó là tiêu chí để xem xét tổ chức có tư cách pháp nhân hay không. Tài sản giữa Pháp nhân thương mại và thành viên thành lập ra pháp nhân đó là độc lập tách bạch với nhau, nhưng không đồng nghĩa với trách nhiệm hữu hạn. Các thành viên của Pháp nhân thương mại có thể chịu trách nhiệm vơ hạn với trách nhiệm pháp lý của pháp nhân, nếu trong q trình hoạt động pháp nhân khơng có khả năng, hoặc gánh vác không đủ trách nhiệm pháp lý với bên thứ ba, thì thành viên của pháp nhân phải liên đới chịu trách nhiệm đó.
Ở Việt Nam hiện nay, hình thức cơng ty hợp danh được quy định theo quan điểm trên, theo đó thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với trách nhiệm của cơng ty. Vì thế, các quy định của Bộ Luật Dân sự phải có hướng thay đổi, phù hợp với thực tiễn và thống nhất được các văn bản pháp luật chuyên ngành.
3.4.1.3. Xây dựng mơ hình hệ thống pháp luật trước khi hoàn thiện pháp luật về Pháp nhân thương mại:
Như thực trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam đã trình bày, một trong những tồn tại hiện nay là chưa xác định được một mơ hình pháp luật đồng bộ, thống nhất, và phù hợp với thực tiễn. Vì thế, khi nghiên cứu để cải cách hay sửa đổi, bổ sung pháp luật về pháp nhân nói chung hay Pháp nhân thương mại nói riêng trước hết phải được xem xét tới cấu trúc bên trong của nó để tìm ra các mối liên hệ nội tại giữa các ngành luật, giữa các chế định pháp luật. Khi đã làm rõ thì việc sửa đổi hay cải cách các nguồn văn bản của nó mới trở nên đồng bộ và khơng có thiếu sót. Việc hồn thiện pháp luật về Pháp nhân thương mại cần được làm đồng bộ với gồm cả quy định ở luật chung và các luật chuyên ngành dựa trên cơ sở các nền tảng lý luận cơ bản về pháp luật và pháp nhân.
Đặc biệt, các nội dung liên quan tới địa vị pháp lý và các hoạt động của Pháp nhân thương mại cũng cần được nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn của hoạt động kinh doanh của các chủ thể này. Trong đó, có vấn đề cần quan tâm sau:
86
(1) Về thủ tục thành lập pháp nhân thương mại: để thuận lợi cho người
dân, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, các nhà làm luật cần quy định luôn những ngành nghề nào cần phải kinh doanh có điều kiện để thực hiện, tránh tình trạng Luật đã ban hành nhưng chưa thực hiện được mà phải đợi Nghị định, Thơng tư hướng dẫn gây khó khăn cho việc thực hiện, đồng thời tạo điều kiện cho việc sách nhiễu người dân trong việc đăng ký kinh doanh.
(2) Về những quy định liên quan tới các pháp nhân thương mại là công ty hợp danh: cần tham khảo thêm pháp luật một số nước để có quy định hợp lý hơn
về công ty hợp danh, tạo điều kiện cho giới doanh nhân có thêm một mơ hình doanh nghiệp để lựa chọn cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của mình; đồng thời, cũng là để phù hợp với xu thế chung của thế giới khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.
(3) Về các quy định phân biệt về vấn đề pháp nhân thương mại (pháp nhân tư) với pháp nhân công quyền: để đảm bảo sự bình đẳng giữa các pháp nhân cần
có sự phân biệt và điều chỉnh riêng đối với pháp nhân công quyền và các pháp nhân tư bởi các ngành luật khác nhau.
3.4.1.4. Quy định chế định hợp đồng thành lập pháp nhân trong Bộ Luật Dân sự:
Xuất pháp từ bản chất pháp lý của việc hình thành pháp nhân là quan hệ hợp đồng giữa các thành viên sáng lập nhằm tạo ra một thực thể cụ thể để đáp ứng hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu chung mà các sáng lập viên xác định khi giao kết hợp đồng, hợp đồng thành lập pháp nhân khác với điều lệ của pháp nhân.
Theo xu hướng các nước trên thế giới, các học giả Việt Nam đã đặt ra một nhu cầu cho sự thay đổi tư duy, quan niệm của nhà làm luật trong việc hình thành pháp nhân trên cơ sở tự do lập hội và tự do kinh doanh. Trong nền kinh tế