2.2.1 .Tên gọi củapháp nhân thương mại
3.2. Những hạn chế, bất cập củapháp luật điều chỉnh đối với pháp nhân
3.2.3. Những quy định bất cập liên quan tới các pháp nhân thương mại là công
công ty hợp danh
Cơng ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử lồi người. Tuy nhiên, loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật của Việt Nam chưa lâu. Lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp này được ghi nhận là ở Luật Doanh nghiệp năm 2005. Những quy định hiện hành về công ty hợp danh tập trung trong Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, cơng ty hợp danh có dấu
74
hiệu pháp lý mang tính đặc thù: có tư cách pháp nhân. Đây là điểm khác biệt so với những quy định trước đây cũng như là điểm khác biệt lớn nếu so sánh với pháp luật các nước trên thế giới, bởi công ty hợp danh ở các nước nói chung khơng có tư cách pháp nhân. Vậy thì tại sao pháp luật Việt Nam lại quy định cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân trong khi các quốc gia trên thế giới hầu hết quy định cơng ty hợp danh khơng có tư cách pháp nhân? Xác định tư cách pháp nhân đó có lợi ích gì?
Tư cách pháp lý của cơng ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam là một đặc điểm mang tính đặc thù. Theo quy định hiện hành, cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, thực ra thì khơng nên cơng nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh bởi các lý do sau:
Một là, việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh mâu thuẫn
với các quy định của Bộ luật Dân sự về pháp nhân. Điều 172, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Cơng ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Mà theo Điều 84, Bộ Luật Dân sự thì một tổ chức được cơng nhận là pháp nhân khi hội đủ 4 điều kiện: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập.
Từ những đặc điểm của công ty hợp danh cho thấy việc quy định về tính độc lập về tài sản của cơng ty hợp danh là chưa triệt để. Luật Doanh nghiệp năm
75
2014 tại khoản 1, Điều 174 có quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của thành viên thành tài sản của công ty để khẳng định tính độc lập về tài sản của công ty hợp danh với các thành viên tạo ra nó. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp lại đồng thời quy định chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của của công ty. Chế độ này được hiểu là thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Cụ thể hơn, đối với những khoản nợ của công ty, thành viên hợp danh có nghĩa vụ chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ cịn lại của cơng ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợcủa công ty. Như vậy, thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, khơng kể là tài sản đã chuyển quyền sở hữu cho công ty hay tài sản của cá nhân không đưa vào tài sản cơng ty.
Thêm vào đó, khoản 3 Điều 94, Bộ Luật Dân sự quy định: “Thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện”. Nhưng chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh, như đã nói ở trên, xác lập việc các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm trả nợ bằng tài sản cá nhân của mình đối với các khoản nợ cơng ty khơng có khả năng thanh tốn. Điều đó càng thấy rõ điểm bất hợp lý trong quy định của Luật Doanh nghiệp về tính pháp nhân của cơng ty hợp danh.
Hai là, việc quy định tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là không phù
hợp với lợi ích.
Ý nghĩa của việc quy định tư cách pháp nhân cho một tổ chức hay đúng hơn là việc hình thành khái niệm pháp nhân cho ta thấy đem lại nhiều lợi ích, đó là:
(1) Việc hình thành pháp nhân làm cho đời sống pháp luật được đơn giản hóa. Pháp nhân cho phép đơn giản hóa pháp luật. Chúng ta hãy đặt giả thiết là khơng có pháp nhân mà chỉ có các thể nhân. Khi đó, mỗi thể nhân thành viên
76
đều sẽ phải tham gia vào việc ký kết các giao dịch pháp lý. Hậu quả sẽ rất phức tạp.
(2) Việc hình thành pháp nhân làm cho đời sống pháp luật được ổn định lâu dài. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng. Người ta thường hay nói rằng, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân. Thời gian tồn tại của một pháp nhân thường dài hơn cuộc sống của một con người. Và hoạt động của pháp nhân có thể kéo dài, thậm chí rất dài. Pháp nhân khơng bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra đối với thành viên của nó.
Nếu đối chiếu bản chất của loại hình cơng ty hợp danh vào hai lợi ích được dẫn ra trên thì có thể thấy sự khơng phù hợp cơ bản khi quy định cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân.
Đối chiếu với lợi ích thứ nhất, cơng ty hợp danh không cần đến tư cách
pháp nhân để làm đơn giản hóa pháp luật. Bản chất của các quy định của công ty hợp danh là tơn trọng tính thỏa thuận giữa các thành viên hợp danh và các nguyên tắc về đại diện. Số lượng thành viên hợp danh trong công ty hợp danh rất ít. Đặc biệt, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, mơ hình cơng ty hợp danh ở Việt Nam là mơ hình đóng kín giữa những thân hữu có thể tin tưởng lẫn nhau. Một thành viên có quyền đại diện cho các thành viên còn lại trong việc ký kết giao dịch với bên thứ ba mà không gặp trở ngại nào.
Đối chiếu với lợi ích thứ hai, khác với các loại hình cơng ty cổ phần hay
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trong trường hợp gặp sự cố đối với thành viên hợp danh thì có thể chấm dứt sự tồn tại của nó. Chẳng hạn, nếu cơng ty hợp danh chỉ có hai thành viên hợp danh mà một người đột ngột qua đời thì cơng ty hợp danh đứng trước nguy cơ giải thế rất cao nếu thành viên cịn lại khơng tìm được người để tiếp tục hợp danh.
Ba là, tư cách pháp nhân của cơng ty hợp danh nhìn từ lợi ích của thành
77
Xét từ góc độ lợi ích của thành viên hợp danh, thì sự tồn tại của tư cách pháp nhân của công ty hợp danh và chế độ chịu trách nhiệm vơ hạn khơng mang lại lợi ích lớn, ở một chừng mực nào đó, nó cịn là sự cản trở.
Ở hầu hết các nước, do việc xác định hợp danh là sự liên kết của hai hay nhiều người cùng hùn vốn, tạo tài sản chung, chia sẻ quyền điều hành, cùng chịu lỗ hưởng lãi nên pháp luật đề cao sự thỏa thuận, không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Với điều kiện như vậy, pháp luật nhiều nước không đánh thuế thu nhập đối với công ty hợp danh, từng thành viên chịu thuế với phần thu nhập cá nhân của riêng mình. Lợi ích của những cá nhân tham gia vào hợp danh thông thường là những cá nhân này sẽ không phải chịu thuế hai lần. Khác với loại hình hợp danh ở các nước khác, công ty hợp danh ở Việt Nam do có tư cách pháp nhân nên đương nhiên phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản lợi nhuận sau thuế chia cho thành viên hợp danh có thể sẽ bị đánh thuế một lần nữa. Lợi ích của các thành viên rõ ràng là bị ảnh hưởng lớn, trong khi họ đồng thời phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty.
Đặc biệt, về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, hiện nay trong giới luật học, cịn nhiều quan điểm khơng đồng tình với việc Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân, đơi khi có học giả căn cứ các điều kiện của Bộ Luật Dân sự để phê phán các nhà lập pháp khi quy định về tư cách pháp nhân cho một thực thể pháp lý. Có quan điểm cho rằng các điều kiện tại điều 84 Bộ Luật Dân sự năm 2005 để ủng hộ cách quy định linh hoạt của nhà lập pháp trong những trường hợp cụ thể.
Việc quy định tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh là một ngoại lệ so với những quy định của luật chung là Bộ luật Dân sự chỉ đơn thuần là suy luận mang tính học thuật, khơng có giá trị pháp lý xác định... Đối với công ty hợp danh, quy định tư cách pháp nhân của công ty hợp danh đã bộc lộ tính bất hợp lý.8
8 Lê Việt Anh (2008), “Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (113), tr. 34-40, Hà Nội.
78
Theo Điểm đ, khoản 2, Điều 176, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định thành viên hợp danh “Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ cịn lại của cơng ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty”. Quy định này mâu thuẫn với khoản 3, Điều 94, Bộ Luật Dân sự “Thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện”. Công ty hợp danh là một chủ thể của quan hệ pháp luật, vậy căn cứ pháp lý nào làm phát sinh trách nhiệm của thành viên hợp danh. Phải chăng nhà lập pháp đã ấn định cho thành viên hợp danh luôn là người bảo lãnh cho công ty hợp danh.
Lý giải về vấn đề tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, các nhà nghiên cứu pháp luật cho rằng:
Một là, khơng có sự mâu thuẫn giữa Bộ Luật Dân sự và Luật Doanh
nghiệp. Khó có thể chứng minh được việc thừa nhận tư cách pháp nhân của Công ty hợp danh là mâu thuẫn với Bộ Luật Dân sự và giả thiết như điều đó được chứng minh, thì cũng khơng có ảnh hưởng gì về lý luận pháp lý. Bộ Luật Dân sự là luật chung cịn Luật Doanh nghiệp là luật chun ngành. Vì vậy, có thể coi việc thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh là một ngoại lệ của Bộ Luật dân sự, nhằm để đảm bảo cho loại hình doanh nghiệp này được tham gia tố tụng hay giao dịch với người thứ 3 trong các quan hệ pháp luật.
Hai là, cơng ty hợp danh cũng có tên gọi, trụ sở, quốc tịch, sản nghiệp, ý
chí và trách nhiệm. Điều này cho thấy khơng thể quan niệm nó là một cái gì đó khác hơn pháp nhân. Còn các thành viên của nó xét về mặt pháp lý là những người bảo lãnh liên đới cho các hoạt động của cơng ty. Hồn tồn có sự tách bạch giữa tài sản của công ty và tài sản của các thành viên.
Ba là, về tính chịu trách nhiệm vơ hạn của thành viên cơng ty.
Theo pháp luật công ty Úc, mặc dù tất cả các công ty đều được coi là pháp nhân, nhưng điều đó khơng có nghĩa là các nghĩa vụ của pháp nhân chỉ được
79
thanh tốn bằng tài sản riêng của chính nó, cũng khơng có nghĩa là các thành viên của pháp nhân đều được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn.
Bốn là, công ty hợp danh là công ty trách nhiệm vơ hạn, có tư cách pháp
nhân. Về cơ bản công ty hợp danh giống công ty dân sự song có những điểm khác là: thơng thường trong các cơng ty, xí nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế góp vốn để thành lập cơng ty hợp danh, với vai trò như một chi nhánh chung của các pháp nhân. Cơng ty hợp danh có cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản. Các thành viên tham gia công ty chịu trách nhiệm như một người đồng mắc nợ. Trường hợp cơng ty hợp danh khơng thanh tốn được cho các chủ nợ thì các chủ nợ này có qùn địi các thành viên phải thanh tốn, và các thành viên khơng có qùn từ chối trả nợ9.
Năm là, theo quy định của Điều 174, Luật Doanh nghiệp 2014 về tài sản
của công ty hợp danh. Với quyền sở hữu tài sản theo quy định này, công ty hợp danh đương nhiên được coi là một chủ thể độc lập mà không phải là thể nhân,