2.2.1 .Tên gọi củapháp nhân thương mại
2.6. Trách nhiệm dân sự củapháp nhân thương mại
Chế định người đại diện cho Pháp nhân thương mại được áp dụng theo các quy định từ Điều 139 đến Điều 148 của Bộ luật Dân sự Việt Nam. Nội dung của chế định này là nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện. Tại Điều 93, Bộ Luật này cũng quy định: “Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; khơng chịu trách nhiệm thay cho thành viên pháp nhân đối với các nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân. Thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân”.
Quy định trên đây là cơ sở pháp lý để xem xét trách nhiệm của Pháp nhân thương mại nói riêng và pháp nhân nói chung hay trách nhiệm của người đại diện Pháp nhân thương mại trong một giao dịch tài sản cụ thể. Tuy nhiên, Bộ Luật Dân sự không quy định cụ thể về sự liên thông của hiệu lực áp dụng của Bộ
61
Luật Dân sự đối với những quan hệ kinh tế - thương mại. Bởi vì, tại Điều 1 trong quy định về nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự có đề cập rõ: “Bộ Luật Dân sự quy định chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự‟. Với vai trò là đạo luật gốc, điều chỉnh các quan hệ tài sản phát sinh trong đời sống dân sự, các nhà khoa học pháp lý đều thống nhất cho rằng việc viện dẫn những quy định chung của Bộ Luật Dân sự là tất yếu trong hoạt động áp dụng pháp luật với những quan hệ kinh tế - thương mại. Với lập luận này, chúng ta có thể viện dẫn tới chế định người đại diện trong Bộ Luật Dân sự để áp dụng vào những quan hệ kinh tế - thương mại, khi xem xét trách nhiệm nào thuộc về công ty và trách nhiệm nào thuộc về người đại diện công ty.
Một Pháp nhân thương mại nào buộc phải bồi thường về bất cứ thiệt hại nào, do người quản lý hoặc những người đại diện khác của pháp nhân đó gây ra cho những người khác trong khi thi hành nhiệm vụ của mình, đồng thời dành quyền khiếu nại những người gây ra thiệt hại đó. Nếu thiệt hại gây ra cho những người khác là do một hành vi khơng nằm trong phạm vi mục đích hoạt động của Pháp nhân thương mại, thì những thành viên hoặc những người quản lý tán thành hành vi đó, những người quản lý và những người đại diện khác thực thi hành vi đó phải liên đới chịu bồi thường.
Về điểm này, cần phải phân biệt hành vi của cá nhân với hành vi của Pháp nhân thương mại để xác định trách nhiệm pháp lý phát sinh từ hành vi đó. Về nguyên tắc, Pháp nhân thương mại sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự về những hành vi được coi là hành vi của pháp nhân, còn những hành vi thực hiện với tư cách cá nhân không làm phát sinh trách nhiệm dân sự ở Pháp nhân thương mại đó.
Tại Khoản 3, Điều 93, Bộ Luật Dân sự quy định: “Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự
62
do pháp nhân xác lập, thực hiện”. Tuy nhiên, tại điểm b, Khoản 1, Điều 130, Luật Doanh nghiệp năm 2005 trước đây quy định thành viên của các pháp nhân là các công ty hợp danh chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Bởi trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của Công ty. Khi công ty hợp danh bị phá sản, ngoài những tài sản các thành viên hợp danh chuyển quyền sở hữu vào công ty mà vẫn chưa đủ thanh tốn các khoản nợ thì các thành viên hợp danh phải mang tất cả những tài sản của mình không chuyển quyền sở hữu vào công ty để thanh toán các khoản nợ. Như vậy, giữa quy định của Khoản 3, Điều 93, Bộ Luật Dân sự và điểm b, Khoản 1, Điều 130, Luật Doanh nghiệp có sự khác nhau, thậm chí cịn mâu thuẫn với bản chất của pháp nhân nói chung và Pháp nhân thương mại nói riêng là “phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó”.
63
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về Pháp nhân thương mại được trình bày có hệ thống tại chương 1, tại chương 2 của Luận văn, tác giả đã tiếp cận và phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về Pháp nhân thương mại. Trong đó, đi sâu và trình bày về các nội dung có liên quan trực tiếp đến Pháp nhân thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện hành: từ các quy định liên quan đến việc thành lập, hoạt động và chấp dứt hoạt động của Pháp nhân thương mại đến việc trình bày về các yếu tố lý lịch của Pháp nhân thương mại như: tên gọi, trụ sở, quốc tịch và cơ quan điều hành của Pháp nhân thương mại trên cơ sở phân tích các quy định được nêu trong Bộ Luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp. Đây là hai Luật cơ bản quy định về chế định pháp nhân nói chung và Pháp nhân thương mại nói riêng.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày cụ thể về địa vị pháp lý của Pháp nhân thương mại với những quyền và nghĩa vụ dân sự cơ bản của chủ thể này được đề cập trong Điều 7 và Điều 8 của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Đặc biệt, tại chương 2 của Luận văn, tác giả cũng đã trình bày chi tiết về trách nhiệm dân sự của Pháp nhân thương mại với sự đối chiếu các nội dung được quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005 trước đây và các quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2014 mới đây.
64
Chương 3
THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI 3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật vềpháp nhân thương mại
Trước hết, để đánh giá về tình hình thực hiện áp dụng pháp luật về Pháp nhân thương mại ở Việt Nam cũng cần phải khái quát về thực trạng hoạt động của các Pháp nhân thương mại (các doanh nghiệp) ở nước ta hiện nay.
Có thể nói, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi giá dầu thế giới giảm, doanh nghiệp khơng chịu sức ép của giá chi phí đầu vào. Cùng với những nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đã có những khởi sắc đáng kể.
Tính đến tháng 12/2015, cả nước có 7.901 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 62,8 nghìn tỷ đồng, giảm 15,1% về số doanh nghiệp và tăng 19,5% về số vốn đăng ký so với tháng trước; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 8 tỷ đồng, tăng 40,9%. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng là 155,3 nghìn người, giảm 2,6% so với tháng trước.
Cũng trong tháng 12/2015, cả nước có 2.860 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 16,8% so với tháng trước; có 8.615 doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động, tăng 80,6%, bao gồm 1.170 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký và 7.445 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc khơng đăng ký; có 999 doanh nghiệp hồn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động, tăng 20,8%.
Trong năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014 (Năm 2014, số doanh nghiệp
65
giảm 2,7%; số vốn tăng 8,4% so với năm 2013). Bên cạnh đó, có 851 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn trong năm 2015. Như vậy, tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm này là 1452,5 nghìn tỷ đồng. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp năm 2015 đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm trước. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 là 1471,9 nghìn người, tăng 34,9% so với năm 2014.
Cũng trong năm đó, cả nước có 21.506 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 39,5% so với năm trước. Điều này cho thấy hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Bộ, ngành, địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ khu vực doanh nghiệp phát triển.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2015 là 9.467 doanh nghiệp, giảm 0,4% so với năm trước, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp quy mơ nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (chiếm 93,8%). Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động có 3.511 cơng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 37,1%); 2668 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 28,2%); 1.907 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 20,1%) và 1.381 công ty cổ phần (chiếm 14,6%).
Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong năm là 71.391 doanh nghiệp, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 15.649 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 55.742 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký. Trong tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, có 26.349 cơng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 36,9%); 22889 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 32,1%); 13.081 công ty cổ phần (chiếm 18,3%) và 9.070 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 12,7%) và 2 công ty hợp danh4.
66
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập sâu với kinh tế quốc tế, những thay đổi từ bên ngồi đã có những ảnh hưởng nhất định tới kinh tế trong nước thì việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế là hết sức cần thiết. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 cũng khơng nằm ngồi mục tiêu này. Theo đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới, cần tích cực triển khai hiệu quả Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014. Cần ban hành các văn bản dưới Luật hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 đúng thời hạn. Để tránh trường hợp mỗi địa phương hiểu và thực thi Luật khác nhau, cần tổ chức tập huấn và thống nhất cách hiểu, thực thi ở tất cả các địa phương trên cả nước. Điều này là rất cần thiết để tránh gây những thủ tục rắc rối không cần thiết ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Bởi hiện nay, một trong những nguyên nhân gây ra sự chồng chéo của các văn bản pháp quy là do chưa có sự đồng bộ cải cách trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, việc tiến hành rà soát, điều chỉnh các văn bản pháp quy để thống nhất quy định và phù hợp với luật pháp quốc tế cần được thực hiện sớm. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế tài xử phạt trong những trường hợp đơn vị, cá nhân cố tình hiểu sai hoặc áp dụng sai Luật gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, khi đã có sự thống nhất thực hiện Luật từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp sẽ có qùn khiếu kiện nếu thủ tục hành chính khơng thống nhất giữa các địa phương khác nhau khi những thủ tục này là trái luật và gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Có thể nói rằng, những quy định pháp luật về pháp nhân nói chung và Pháp nhân thương mại nói riêng ở Việt Nam đang trong q trình hồn thiện, một mặt để đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi pháp luật điều chỉnh về một chủ thể tham gia hầu hết các quan hệ pháp luật, đặc biệt trong quan hệ pháp
67
luật kinh tế, dân sự. Mặt khác, hoàn thiện pháp luật về Pháp nhân thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý xã hội bằng pháp luật mà Đảng và Nhà nước đang đặt ra và thi hành.
Khi xem xét các thực trạng quy định pháp luật về pháp nhân hiện nay, chúng ta có thể thấy nổi lên là vấn đề quy định về điều kiện cần và đủ để một tổ chức trở thành pháp nhân và thực trạng áp dụng những quy định đó trong thực tiễn như thế nào. Pháp luật dân sự và pháp luật doanh nghiệp là được coi là hai ngành luật liên quan trực tiếp quy định mơ hình của pháp nhân.
3.2. Những hạn chế, bất cập của pháp luật điều chỉnh đối với pháp nhân thương mại thương mại
3.2.1. Những bất cập về đăng ký kinh doanh của pháp nhân thương mại
Dù được coi là đạo luật có nhiều điểm sáng, thể hiện ý chí quyết tâm cải cách, giúp môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng minh bạch, thuận lợi, là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp; tuy nhiên, có khơng ít nội dung mà Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ban hành về đăng ký kinh doanh vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng, khiến tư tưởng của Luật Doanh nghiệp 2014 bị lung lay và nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Theo đánh giá của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng 2/2016 (tức là sau 5 tháng kể từ khi Luật Doanh nghiệp 2014 chính thức có hiệu lực), về cơ bản các quy định của luật đã đi vào cuộc sống và được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Đơn cử như, ngay tháng đầu tiên Luật có hiệu lực (tháng 7/2015) đã có 6.936 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 66,3% so sánh cùng kỳ năm 2014, với số vốn đăng ký lên tới 40.780 tỷ đồng, tăng 45,8%; tiếp đến tháng 8/2015 có 9.301 doanh nghiệp thành lập, tăng 84,1%, vốn đăng ký 55.154 tỷ đồng, tăng 102,4%; tháng 9/2015 có 7.042 doanh nghiệp thành lập, tăng 22,6% và vốn đăng ký 44.513 tỷ đồng, tăng 45,9%; tháng 10/2015 có 9.195 doanh nghiệp thành lập, tăng 34,6%, vốn đăng ký 65.155 tỷ
68
đồng, tăng 102,8%; tháng 11/2015 có 9.311 doanh nghiệp thành lập, tăng 20%, vốn đăng ký là 40.030 tỷ đồng, tăng 13,4%5.
Như vậy, trong thời gian kể trên đã có 41.785 doanh nghiệp đăng ký mới, với số vốn là 270.000 tỷ đồng (chưa kể đăng ký của các doanh nghiệp FDI). Tổng số doanh nghiệp đăng ký thay đổi trong cùng giai đoạn là 134.570 hồ sơ, tăng 151% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó đáng chú ý có hơn 1/3 doanh nghiệp là tăng vốn điều lệ. Đây là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện sự cởi mở của đạo luật này đối với cộng đồng doanh nghiệp, nhất là khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính triển khai cấp mã số doanh nghiệp tự động nhằm đảm bảo thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và thời gian cấp đăng ký thành lập mới trung bình của cả nước là 2,9 ngày, thời gian cấp đăng ký thay đổi trung bình chỉ là 2,47 ngày, thấp hơn 2 ngày so với thời điểm trước khi có Luật Doanh nghiệp 2014.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, trong q trình thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư vẫn còn những bất cập. Cụ thể, với Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp có thể tự lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn yêu cầu phải trình bản xác nhận ngành nghề, doanh nghiệp vẫn phải kê khai. Việc thông báo mẫu dấu cũng mất nhiều thời gian, khoảng 4 ngày, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Một điểm nữa là, Luật Đầu tư đã có hiệu lực nhưng vẫn chưa có Nghị định hướng dẫn thực hiện mà chỉ dựa vào những công văn hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tuy