Kiến nghị đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện Thọ Xuân

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Thọ Xuân (Trang 67 - 71)

HUYỆN THỌ XUÂN

3.3.5.Kiến nghị đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện Thọ Xuân

- Chấp hành tốt quy trình thủ tục cho vay đối với hộ nghèo theo quy định của ngân hàng. Tiến hành các thủ tục cho vay nhanh chóng, để vốn vay sớm đến được

với các hộ nghèo.

- Cán bộ tín dụng phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, cũng như tìm hiểu về hoàn cảnh của các hộ nghèo. Luôn giữ thái độ nhiệt tình, hoà nhã, vui vẻ đối với khách hàng, luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của các khách hàng về việc vay vốn.

- Tích cực tìm kiếm các nguồn vốn có thể huy động, đặc biệt là những nguồn vốn rẻ, các nguồn vốn được cho tặng.

KẾT LUẬN

Kể từ khi đi vào hoạt động, NHCSXH Thọ Xuân đã thực hiện cho vay ưu đãi tới nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện, hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng ngày càng được mở rộng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng ngày càng tăng lên, đòng góp vai trò qua trọng trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo của huyện Thọ Xuân nói riêng và của cả nước nói chung. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH huyện Thọ Xuân vẫn ở mức thấp, và cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay của hộ nghèo trên địa bàn huyện Thọ Xuân cũng ngày càng tăng lên, đòi hỏi ngân hàng phải tìm các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động cho vay hộ nghèo, nâng cao được hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH huyện Thọ Xuân. Việc nâng cao được hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo cũng đồng nghĩa với việc từng bước thực hiện thành công công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã.

Với mục tiêu đó chuyên đề đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về tín dụng đối với hộ nghèo trong đó bao gồm các vấn đề: những vấn đề cơ bản về đói nghèo đề cập đến khái niệm đói nghèo, nguyên nhân đói nghèo, tiêu chí xác định đói nghèo; những khái niệm cơ bản có liên quan đến tín dụng đối với hộ nghèo như khái niệm NHCSXH, hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách như khái niệm tín dụng chính sách, phân loại tín dụng chính sách, vai trò tín dụng chính sách, các nguồn vốn của NHCSXH, các vấn đề về lãi suất của NHCSXH, các vấn đề về rủi ro tín dụng của NHCSXH, chính sách cho vay hộ nghèo của NHCSXH; hiệu quả trong hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo có đề cập đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội. Những cơ sở lý luận về tín dụng đối với hộ nghèo cho phép người viết có những hiểu biết cơ bản về hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo để phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ của NHCSXH huyện Thọ Xuân trong phần tiếp theo. Trong phần đánh giá thực trạng tác giả đã xem xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thọ Xuân và khó khăn thuận lợi của các điều kiện đó tới hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH; xem xét vài nét về phòng giao dịch NHCSXH huyện Thọ Xuân cũng

như quy trình cho vay vốn hộ nghèo tại đây. Tác giả cũng nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo NHCSXH huyện Thọ Xuân thông qua các chỉ tiêu dư nợ, thu hồi nợ, nợ quá hạn và nguyên nhân, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của NHCSXH huyện Thọ Xuân, rút ra những cái đạt được, những mặt tồn tại và nguyên nhân của nó. Từ việc đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Thọ Xuân, tác giả đã có cơ sở để đưa ra một số giải pháp, và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tuy nhiên, do những hiểu biết có hạn về lĩnh vực ngân hàng tính chính nói chung và hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo nói riêng nên chuyên đề còn nhiều thiếu xót, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Hy vọng trong thời gian tới, đề tài tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, góp phần giúp NHCSXH huyện Thọ Xuân nâng cao được hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Thọ Xuân (Trang 67 - 71)