0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn tại PGD NHCS huyện Thọ Xuân 2009-

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THỌ XUÂN (Trang 33 -35 )

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Vốn trung ương 33,92 92,55% 37,821 88,76% 40,218 85,68% Vốn ngân sách địa phương 2,3 6,28% 3,9 9,15% 5,4 11,51% Vốn huy động tiết kiệm 0,43 1,17% 0,89 2,08% 1,32 2,81% Cộng 36,65 100% 42,611 100% 46,938 100%

(Nguồn: NHCSXH huyện Thọ Xuân).

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn tại NHCSXH Thọ Xuân

Nguồn vốn của NHCSXH tăng trưởng, năm 2010 tổng nguồn vốn tăng so với năm 2009 là 5,961 tỷ đồng (tăng 1,16 lần). năm 2011 tổng nguồn vốn tăng so với năm 2010 là 4,327 tỷ đồng (tăng 1,1 lần). đến ngày 31/12/2011 tổng nguồn vốn đạt 46,938 tỷ đồng tăng so với năm 2009 là 10,288 tỷ đồng (tăng 1,28 lần). tốc độ

tăng trường bình quân hàng năm của nguồn vốn khoảng 9,36%. Theo bảng 2.3 thì nguồn vốn từ trung ương luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, năm 2009 chiếm 92,55%, năm 2010 chiếm 88,76%, năm 2011 chiếm 85,68%. Trong khi đó, nguồn vốn huy động tiết kiệm từ dân cư chiếm tỷ trọng nho nhưng đang có xu hướng tăng dần qua các năm cụ thể là năm 2009 chiếm tỷ trọng 1,17%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 2,08%, năm 2011 chiếm tỷ trọng 2,81%.

Nguồn vốn huy động tuy có tăng qua các năm, nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ là do trên địa bàn huyện Thọ Xuân có nhiều Ngân hàng cùng hoạt động với cơ chế và lãi suất rất linh hoạt, phù hợp với nhu cầu gửi tiền của nhân dân, trong khi đó cơ chế huy động tiết kiệm của NHCSXH còn hạn chế, khó thu hút được nhiều tiền gửi của dân cư. Do đó ngân hàng cần phải xem xét đổi mới cơ chế huy động, có các biện pháp khuyến khích người gửi tiền để có thể thu hút được nhiều tiền gửi.

2.1.4.Tình hình cho vay vốn đối với hộ nghèo

Để tìm hiểu về tình hình cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thọ Xuân thì cần phải đi sâu tìm hiểu về các các con số liên quan đến cho vay, thu nợ, dư nợ qua các năm, để từ đó thấy được sự mở rộng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo và hiệu quả hoạt động đó tại NHCSXH huyện Thọ Xuân như thế nào.

2.1.4.1. Tình hình dư nợ theo địa bàn xã

Sự phân tích tình hình dư nợ theo địa bàn xã sẽ cho ta thấy được sự nỗ lực của ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động cho vay hộ nghèo tới các xã. Cùng với số hộ nghèo tại mỗi xã, số dư nợ theo địa bàn xã cũng cho thấy được khả năng xoá đói giảm nghèo của từng xã trong tương lai nhờ vào vốn vay. Từ đó để tìm ra những giải pháp thích hợp để nâng cao số dư nợ phù hợp với nhu cầu vay vốn cho từng xã góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Có thể thấy sự biến động của số dư nợ theo địa bàn xã qua các năm như sau:

Qua bảng 2.2 dưới đây ta thấy tổng vốn đầu tư của Ngân hàng cho chương trình cho vay hộ nghèo của huyện Thọ Xuân đã tăng lên qua các năm từ 34.424 triệu năm 2009 đã tăng lên 39.990 triệu năm 2010 và đến năm 2011 là 44.707 triệu. Tuy nhiên tốc độ tăng chậm dần, năm 2010 tăng 16,17% so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 chỉ tăng 11,8 % so với năm 2010, điều này là do nguồn vốn của ngân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THỌ XUÂN (Trang 33 -35 )

×