Những mặt còn tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Thọ Xuân (Trang 49 - 54)

Bảng 2.12: Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo huyện Thọ Xuân

2.2.4. Những mặt còn tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo

- Vốn của NHCSXH không đáp ứng được nhu cầu lâu dài về vốn vay của hộ nghèo.Chưa đáp ứng hết được nhu cầu vay vốn của các hộ. Số vốn vay trung bình

tính trên mỗi hộ vay vốn còn thấp, chưa phù hợp với nhu cầu của các hộ, cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Trong thời gian tới cần nâng cao mức cho vay bình quân lên để người dân có điều kiện đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Muốn vậy cần mở rộng nguồn vốn cho vay. Tuy nhiên công tác huy động vốn của ngân hàng vẫn cón một số hạn chế, đó là: Thứ nhất,vốn của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào nguồn từ NSNN và cấp bù chênh lệch lãi suất. Trong đó vốn vay từ NHNN và vốn điều lệ là hai nguồn vốn quan trọng nhất. Nguồn huy động từ tiền gửi và tiết kiệm của dân cư theo lãi suất thị trường là nguồn chủ yếu đòi hỏi sự cấp bù chênh lệch lãi suất. Mặt khác, khối lượng nguồn vốn này lại phải căn cứ vào kế hoạch nguồn vốn hàng năm, vấn đề đặt ra là quy mô cấp bù không phải dựa trên nhu cầu vốn vay thực tế mà bị giới hạn bởi quy mô chi NSNN hàng năm. Do vậy với mức cấp bù đã được xác định, ngân hàng không thể huy động nhiều hơn. Thứ hai, tính đa dạng của các nguồn vốn chưa cao, việc huy động tiền gửi vẫn chưa được coi trọng, vốn huy động từ tiết kiểm trong dân cư chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và hầu hết là tiết kiệm của cá nhân, không có tiền gửi thanh toán. Số tổ tiết kiệm và vay vốn có huy động tiết kiệm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, còn lại về thực chất chỉ là tổ vay vốn. NHCSXH vẫn năm ngoài cuộc canh tranh giữa các ngân hàng trong việc chiếm thị phần. Nhiều người dân chỉ biết đến ngân hàng với hoạt động duy nhất là cho vay. Việc thiếu vốn đã đạt ra một giới hạn đối với năng lực cho vay của ngân hàng, đặc biệt là đối với tín dụng trung hạn – là điều có thể đem lại sự thay đổi căn bản cần thiết nhằm nâng cao năng lực sản xuất của hộ nghèo trên địa bàn huyện.

- Về thời hạn cho vay: đa số là cho vay ngắn hạn, số vay trung hạn ít. Trong thời gian cần phải tăng lượng vốn cho vay trung hạn để tạo điều kiện cho người dân sản xuất kinh doanh các cây trồng vật nuôi có chu kỳ sinh trưởng dài.

- Việc xác định hộ nghèo được vay vốn chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn. Danh sách các hộ nghèo được vay vốn ngân hàng do các tổ tiết kiệm và vay vốn kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện lập nên trên cơ sở chuẩn nghèo do Bộ lao động, thương binh và xã hội công bố, có sự xác nhận của uỷ ban xã. Danh sách này sau đó được gửi lên NHCSXH xem xét để cho vay. Điều này

khác với ngân hàng thương mại khác chỉ cho vay trên cơ sở thẩm định cẩn thận. NHCSXH về bản chất là một ngân hàng, nhưng ngân hàng đã chuyển hoạt động quan trọng này của mình cho các tổ chức ở huyện làm hộ. Khi đó, danh sách được đưa lên nếu đảm bảo đúng theo quy định thì chỉ đơn thuần là danh sách hộ nghèo tại địa phương, chưa tính gì đến tính đúng đắn của mục đích sử dụng vốn, khả năng hoàn trả…là những yếu tố quan trọng đánh giá vốn vay có đựoc hoàn trả và sử dụng đúng mục đích hay không. Về nguyên tắc, NHCSXH sau khi nhận được danh sách gửi lên có thể không chấp nhận cho vay với các trường hợp không đủ điều kiện, song trên thực tế hầu hết tất cả các hộ nghèo trong danh sách địa phương gửi lên ngân hàng đều được vay vốn, vì vậy dẫn đến tình trạng nhiều hộ không phải là hộ nghèo, song có các mối quan hệ tốt với cán bộ địa phương nên được đưa vào danh sách hộ nghèo và được vay vốn ưu đãi đẫn đến việc ngân hàng cho vay sai đối tượng quy định. Danh sách mà địa phương gửi lên ngân hàng trong đó bao gồm cả những hộ nghèo nhưng không có khả năng lao động, hoặc những hộ neo người chủ yếu là phụ nữ hoặc người già. Đối với hộ thuộc diện này, dù giao vốn cho hộ thì họ cũng không biết làm gì và do vậy vốn sẽ được sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Rất nhiều hộ nghèo nhưng không biết cách làm ăn đã lúng túng khi nắm trong tay một lượng tiền nhỏ. Các hộ nghèo nhìn chung là đều có ý thức muốn thoát nghèo, cải thiện đời sống và mong muốn có một cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ hộ nghèo nhưng lười lao động, ỷ lại vào sự trợ cấp của Nhà nước.

- Cơ chế lãi suất chưa linh hoạt, lãi suất huy động tiền gửi thấp hơn các ngân hàng thương mại do đó sức thu hút tiền gửi của người dân kém, điều này gây khó khăn cho việc mở rộng hoạt động cho vay xoá đói giảm nghèo.

- Đội ngũ cán bộ còn một số thiếu xót như chưa đi sâu đi sát đến từng người dân, việc kiểm tra tuy đã được tiến hành nhưng nhiều khi chỉ mang tính chất qua loa, chiếu lệ.

- Trình độ dân cư còn thấp, do đó nhiều hộ vay vốn sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, do phương thức sản xuất kinh doạnh lạc hậu. Điều này làm cho nợ quá hạn của ngân hàng bị tăng lên.

- Đối với phương thức cho vay uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị, xã hội bên cạnh những điểm tích cực cũng có một số trở ngại khi ngân hàng liên kết với các tổ chức này. Các cán bộ tổ chức, hội thường có ít hiểu biết về lĩnh vực tài chính ngân hàng, do vậy nhiều trường hợp hộ nghèo vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích phải thu hồi lại vốn đã cho vay hay cố tình chây ỳ không trả được nợ, cán bộ không biết làm gì và lại phải nhờ đến cán bộ ngân hàng. Hoặc không thấy được tầm quan trọng của việc thu hồi vốn vay để quay vòng vốn nên nhiều nơi chỉ tập trung vào giả ngân mà ít quan tâm đến thu nợ. Các tổ chức xã hội ít có khả năng tài chính để thực hiện bảo lãnh khi có rủi ro xảy ra đối với vốn vay của ngân hàng. Tuy nhiên các hạn chế này đều có thể khắc phục được.

* Nguyên nhân của các hạn chế này:

- Do chính sách lãi suất ưu đãi mà NHCSXH đang theo đuổi: trên thực tế, việc quy định mức lãi suất cho vay ưu đãi hiện nay của NHCSXh chưa đúng với nguyên tắc xác định lãi suất ghi trong điều lệ của ngân hàng. Theo điều lệ của ngân hàng, lãi suất được xác định theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tự bù đắp chi phí, rủi ro nghiệp vụ. Dù NHCSXH được hưởng một số ưu đãi nhất định về tài chính nhưng với lãi suất cho vay như hiện nay thì ngân hàng không thể tự bù đắp chi phí. Chính sách lãi suất thấp ưu đãi đối với hộ nghèo chỉ có thể hỗ trợ trong thời gian có hạn, không thể là công cụ lâu dài giúp cho người nghèo. Nếu ngân hàng có khả năng huy động vốn với lãi suất thấp bất kỳ khi nào cần thì việc ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi là chấp nhận được. Tuy nhiên, với khả năng huy động vốn hiện nay của NHCSXH thì điều này là không thể. NHCSXH chỉ có thể dựa vào sự hỗ trợ từ Nhà nước trong giai đoạn đầu, đến một lúc nào đó, vốn của ngân hàng chủ yếu sẽ phải huy động trên thị trường theo lãi suất thị trường, và khi đó, lãi suất cho vay không thể là lãi suất ưu đãi được nữa. Sự nghiệp xoá đói giảm nghèo phải đi đôi với nền kinh tế tăng trưởng bền vững, vấn đề là không phải cho vay với giá rẻ mà là cho vay lâu dài để đảm bảo hộ nghèo đủ khả năng tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định, cải thiện đời sống và trả nợ vốn vay.

- Đội ngũ cán bộ thực hiện cho vay hộ nghèo còn thiếu về số lượng và chất lượng: Tại phòng tín dụng của NHCSXH huyện Thọ Xuân hiện nay mới chỉ có 5

cán bộ thực hiện hoạt động tín dụng cho cả huyện với 21 xã và thị trấn, với hàng nghìn hộ vay, khối lượng công việc nhiều, dễ dẫn đến sai xót. Đội ngũ cán bộ trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về hoạt động ngân hàng. Do đặc trưng của công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách đòi hỏi cán bộ phải có phẩm chất, tận tuỵ và tâm huyết với người nghèo thì những khó khăn về thu nhập, phương tiện làm việc không chỉ là những trở ngại với ngân hàng mà còn là một thử thách thật sự đối với từng cán bộ, nhân viên ngân hàng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Thọ Xuân (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w