0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THỌ XUÂN

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THỌ XUÂN (Trang 30 -33 )

2.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH

SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THỌ XUÂN

2.1.1.Vài nét khái quát về phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyệnThọ Xuân Thọ Xuân

Vài nét về quá trình hình thành và phát triển

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thọ Xuân được thành lập theo quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại hoạt động Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm tách kênh tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. Sự ra đời của NHCSXH đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện.

Tháng 7 năm 2003, NHCSXH huyện Thọ Xuân đã tổ chức khai trương và đi vào hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của NHCSXH tỉnh Thanh Hóa. Kể từ khi đi vào hoạt động NHCSXH Thọ Xuân đã thực hiện các chương trình cho vay theo chính sách của NHCSXH như chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường, cho vay học sinh sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động, thực hiện các chương trình cho vay uỷ thác. Nguồn vốn chủ yếu tiếp nhận từ kho bạc huyện Thọ Xuân, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, nguồn ủy thác từ ngân sách huyện.

Khi mới thành lập, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc còn thiếu, công nghệ lạc hậu, tuy nhiên cán bộ nhân viên của ngân hàng đã rất cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, đạt được nhiều thành tích quan trọng góp phần thực hiện chiến lược đối với hộ nghèo, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội trên địa bàn huyện.

Mô hình tổ chức của NHCSXH

thông qua đó ban lãnh đạo có thể kiểm tra, giám sát những hoạt động của đơn vị mình để từ đó đề ra những hướng chỉ đạo đúng đắn. NHCSXH huyện Thọ Xuân cũng vậy, với cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt. đến ngày 31/12/2011 mô hình tổ chức của PGD NHCSXH huyện Thọ Xuân được tổ chức theo sơ đồ 2.1 và bao gồm:

• Ban giám đốc gồm: giám đốc và hai phó giám đốc.

• Các phòng ban trực thuộc gồm: phòng nghiệp vụ tín dụng, phòng kế toán ngân quỹ, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng hành chính tổ chức, phòng công nghệ thông tin.

• Các tổ lưu động đến tận các xã, thị trấn trong huyện Thọ Xuân.

Mô hình tổ chức của PGD NHCSXH huyện Thọ Xuân

2.1.2. Quy trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Thọ Xuân

NHCSXH huyện Thọ Xuân thực hiện cho vay vốn tới hộ nghèo hoàn toàn tuân theo quy định cho vay hộ nghèo về nguyên tắc, điều kiện, thời hạn, lãi suất, phương thức và mức cho vay của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Quy trình thủ tục cho vay được thực hiện qua các bước sau:

* Đối với hộ nghèo:

• Tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn.

• Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn. • Khi giao dịch với Ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được uỷ

Ban giám đốc Phòng tín dụng Phòng kế toán ngân quỹ Phòng kiểm tra kiểm soát

nội bộ Phòng hành chính tổ chức Phòng công nghệ thông tin Các tổ giao dịch lưu động tại các xã

quyền phải có CMND, nếu không có CMND thì phải có ảnh dán trên sổ tiết kiệm và vay vốn để phát tiền vay đúng tên người đứng vay.

* Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn:

• Nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên.

• Tổ chức họp tổ để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của các tổ viên trình UBND cấp xã. Tại cấp xã, Ban xoá đói giảm nghèo xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã. UBND xác nhận và phê duyệt danh sách hộ nghèo xin vay để gửi bên cho vay xem xét, giải quyết.

• Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, tổ có trách nhiệm gửi danh sách tới ngân hàng để làm thủ tục phê duyệt cho vay và nhận thông báo danh sách các hộ được phê duyệt cho vay.

• Thông báo kết quả duyệt danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân và địa điểm giải ngân tới tổ viên để tiếp tục thực hiện các khâu còn lại trong quy trình vay vốn.

* Đối với ngân hàng:

• Cán bộ tín dụng tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách từ các xã gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn để trình giám đốc cho vay, phê duyệt cho vay. Bước này tổ chức thực hiện không quá 5 ngày làm việc. Trường hợp người vay không có đầy đủ thủ tục vay vốn theo quy định thì cán bộ tín dụng trả lại hồ sơ và hướng dẫn người vay làm lại hồ sơ và thủ tục theo quy định.

• Sau khi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn được phê duyệt, Ngân hàng gửi thông báo kết quả phê duyệt tới UBND cấp xã.

• Ngân hàng cùng với hộ vay lập hồ sổ tiết kiệm và vay vốn. Sổ này thay thế hợp đồng vay vốn và kiêm sổ theo dõi tiền gửi tiết kiệm. Sổ tiết kiệm và vay vốn có các điều khoản cam kết về cho vay, trả nợ và gửi tiết kiệm; có một số tiêu chí kê khai tình trạng sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của hộ vay vốn làm cơ sở để xác định mức cho vay. Khi được vay, Ngân hàng sẽ cấp sổ tiết kiệm và vay vốn cho hộ nghèo để sử dụng lâu dài cho nhiều lần vay.

trụ sở ngân hàng hoặc tại xã theo thông báo của ngân hàng.

2.1.3.Tình hình nguồn vốn

NHCSXH là đơn vị duy nhất hiện nay thực hiện cho vay hộ nghèo và các hộ chính sách với lãi suất ưu đãi. Bên cạnh việc thực hiện các hoạt động cho vay, nhận uỷ thác của các cá nhân và tổ chức, để đảm bảo có vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng thì NHCSXH cũng giống như các ngân hàng khác cũng phải thực hiện công tác huy động vốn. Để tìm hiểu hoạt động huy động vốn của NHCSXH huyện Thọ Xuân ta theo dõi bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THỌ XUÂN (Trang 30 -33 )

×