phân theo hội đoàn thể.
Hội đoàn thể 2009 2010 2011
Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Hội phụ nữ 10.021 29,11 12.947 32,38 14.375 32,15
Hội nông dân 19.347 56,20 21.842 54,62 24.549 54,91
Đoàn thanh niên 95 0,28 149 0,37 362 0,81
Cựu chiến binh 4.961 14,41 5.025 12,57 5.421 12,13
Cộng 34.424 100 39.990 100 44.707 100
(Nguồn: NHCSXH huyện Thọ Xuân)
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy hấu hết số dư nợ của các hội đều tăng lên qua các năm. Số dư nợ cho vay thông qua các hội đoàn thể tăng lên cũng chứng tỏ số vốn của NHCSXH dành cho hoạt động tín dụng xoá đói giảm nghèo đã tăng lên, đó là nhờ sự quan tâm của Chính phủ, sự tích cực trong công tác huy động vốn của Ngân hàng, sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo.
hộ nghèo thông qua hai hội này bao giờ cũng lớn nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2009 dư nợ thông qua hội nông dân là 19.347 triệu đồng chiếm 56,20%, hội phụ nữ là 10.021 triệu đồng chiếm 29,11 %. Hội Cựu chiến binh là 4.961 triệu đồng chiếm 14,41%, Còn lại là đoàn thanh niên với tỷ trọng không đáng kể.
Đến năm 2010 thì Hội nông dân và hội phụ nữ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất tuy nhiên tỷ trọng dư nợ phân theo hội nông dân đã có sự giảm đi chút ít. Số dư nợ thông qua hội cựu chiến binh đã tăng lên đáng kể so với năm trước
Năm 2011, số dư nợ thông qua các hội vẫn tiếp tục tăng lên.
2.1.4.3. Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay các hộ nghèo tại NHCSXHhuyện Thọ Xuân huyện Thọ Xuân
Thời hạn cho vay của ngân hàng chính sách cũng giống như các ngân hàng thương mại, có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.
Bảng 2.4: Dư nợ hộ nghèo theo thời hạn cho vay
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ (tr. đ) Tỷ trọng (%) Dư nợ(tr. Đ) Tỷ trọng (%) Dư nợ(tr. đ) Tỷ trọng (%) Dư nợ ngắn hạn 14242 41,37 21670 54,19 27640 61,82 Dư nợ trung hạn 20182 58,63 18320 45,81 17067 38,17 Tổng số 34424 100 39990 100 44707 100
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung hạn của NHCSXH năm 2009-2011
NHCSXH chỉ thực hiện cho vay hộ nghèo theo loại cho vay ngắn hạn và trung hạn, không có dài hạn. Trong năm 2009 NHCSXH Thọ Xuân thực hiện cho vay trung hạn nhiều hơn, dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng lớn. Sang đến các năm sau, số dư nợ đã tăng dần lên nhưng chủ yếu lại là dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn giảm dần.
Ngân hàng đã căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của hộ để có quyết định cho vay phù hợp.Trong những năm qua, các khách hàng chủ yếu vay vốn với những mục đích sản xuất kinh doanh các loại cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sinh trưởng ngắn như chăn nuôi lợn, trồng rau…, hay các hàng hoá dịch vụ có tính chất thu hồi vốn nhanh, với các phương án sản xuất kinh doanh này ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn, chính vì vậy dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng trong hai năm 2010, 2011 đã tăng nhiều. Trong khi đó các phương án sản xuất kinh doanh có chu kỳ hoàn vốn chậm đã giảm. Đồng thời vốn nguồn vốn ngân hàng có hạn, việc cho vay ngắn hạn sẽ đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhiều hộ hơn, vốn của ngân hàng cũng được quay vòng nhanh hơn. Tuy nhiên trong những năm tới ngân hàng cần phải tăng nguồn vốn cho vay trung hạn để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng và phù hợp với những loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhưng lại có thời gian sinh trưởng dài, có như vậy mới tạo điều kiện cho nhiều hộ thoát nghèo và có thể vươn lên làm giàu.
2.1.4.4. Tình hình dư nợ hộ nghèo phân theo ngành kinh tế
Khi chia dư nợ theo các ngành kinh tế ta có thể biết được cơ cấu đầu tư của các hộ nghèo cũng như xu hướng đầu tư của các hộ vào các ngành kinh tế là như thế nào để có các biện pháp giúp đỡ các hộ, đồng thời khuyến khích các hộ đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực để vủa đáp ứng được yêu cầu xoá đói giảm nghèo vừa chuyển dịch được cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có như thế mới giúp cho các hộ thoát nghèo bền vững, đời sống vùng nông thôn ngày càng đi lên.
Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy các hộ nghèo chủ yếu vẫn vay vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tiếp đó là đến ngành thương mại buôn bán. Qua các năm số vốn các hộ vay từ ngân hàng đầu tư vào các ngành cũng đã tăng lên, tuy
nhiên đã có sự thay đổi trong cơ cấu. Theo đó cùng với xu hướng chung là phát triển công nghiệp thì tỷ lệ vốn vay của hộ nghèo đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, xây dựng, thương nghiệp đã tăng lên trong tổng số, đây là những ngành cũng chỉ cần vốn đầu tư nhỏ, phù hợp với khả năng của các hộ nghèo, và có thể hoàn vốn nhanh, có thị trường rộng. Cùng với sự tăng lên về tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành này là sự giảm xuống của tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp từ 92,23% năm 2009, giảm xuống còn 89,14% năm 2010 và năm 2011 là 89,7%. Tỷ trọng vốn vay của các hộ nghèo đầu tư cho ngành thuỷ sản cũng đã tăng lên từ 0,31% năm 2009 lên 0,5% năm 2010 và năm 2011 là 0,49%. Điều này là do các hộ nghèo dần dần đã nhìn thấy lợi nhuận từ việc nuôi trồng thuỷ sản, và với điều kiện ao hồ nhiều, sẵn có các hộ đã ngày càng đầu tư vào ngành này nhiều hơn.