Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh tại công ty dịch vụ mặt đất sân bay việt nam (Trang 34)

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp

1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp

-Nhân tố quản lý: DN là một tổng thể thống nhất, vận hành như một xã hội thu

nhỏ trong đó có đầy đủ các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội ngồi ra cịn có một cơ

cấu tổ chức nhất định. Trong đó, cơ cấu tổ chức của DN có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt dộng SXKD của DN. Đối với các DN hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản lý DN có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển DN và phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau:

+ Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản lý DN là xây dựng cho DN một chiến lược kinh doanh và phát triển DN. Nếu xây dựng được một chiến lược kinh doanh và phát triển DN hợp lý, phù hợp với môi trường kinh doanh và khả năng của DN sẽ tạo ra cơ sở định hướng cho DN tiến hành các hoạt động SXKD một cách có hiệu quả.

+ Nhiệm vụ thứ hai: xây dựng các kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của DN trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển DN đã được xây dựng.

+ Nhiệm vụ thứ ba: tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động SXKD đã đề ra.

+ Nhiệm vụ thứ tư: Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên. -

Nhân tố lao động: Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, tham

gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình SXKD của DN. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của NLĐ tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình SXKD, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SXKD của DN. Cơng tác tổ chức bố trí sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiệm vụ SXKD của DN cũng như chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh đã đề ra. Tuy nhiên, công tác tổ chức lao động của bất kỳ một DN nào cũng cần tuân thủ các ngyên tắc chung và sử dụng đúng người đúng việc, quy định quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải phát huy được tính độc lập, sáng tạo của NLĐ.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ thuật trong DN là yếu tố vật chất

hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình SXKD của DN, làm nền tảng quan trọng để DN tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho DN trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng

23

lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của DN thì nó vẫn có vai trị quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, thể hiện bộ mặt kinh doanh của DN qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi,... Cơ sở vật chất kỹ thuật của DN càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem lại hiệu quả cao bấy nhiêu. Điều này thể hiện một cách rõ ràng nếu DN có hệ thống nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trong khu vực có mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dân cao,... và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho DN một tài sản vơ hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

- Hệ thống thơng tin: Hệ thống trao đổi các thông tin bên trong DN ngày càng

phát triển, bao gồm tất cả các thơng tin có liên quan đến từng bộ phận, từng phòng ban, từng NLĐ trong DN và các thông tin khác. Để thực hiện các hoạt động SXKD một cách thống nhất thì giữa các bộ phận, các phịng ban cũng như những NLĐ trong

DN ln có mối quan hệ ràng buộc địi hỏi phải giao tiếp, liên lạc và trao đổi các thông tin cần thiết. Do đó, hiệu quả của hoạt động SXKD của DN phụ thuộc rất lớn vào hệ thống trao đổi thông tin. Việc hình thành q trình trao đổi thơng tin giữa các cá nhân, các phòng ban trong DN tạo ra sự phối hợp trong công việc, sự hiểu biết lẫn nhau, bổ trợ kinh nghiệm, kiến thức cho nhau một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác là điều kiện cần thiết để DN thực hiện có hiệu quả các hoạt động SXKD.

-Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành: có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động

của DN. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật khác nhau. Những ảnh hưởng đó thể hiện:

+ Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh: Ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của DN, ảnh hưởng tới quy mô của vốn SXKD, cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn (VCĐ và VLĐ) ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh tốn chi trả.

+ Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ SXKD: Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu vốn sử dụng và DT tiêu thụ sản phẩm. Những

DN sản xuất có chu kỳ ngắn thì nhu cầu VLĐ giữa các thời kỳ trong năm thường khơng có biến động lớn. Những DN sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra một lượng VLĐ tương đối lớn, DN hoạt động trong ngành sản xuất có tính chất thời vụ, thì nhu cầu VLĐ giữa các quý trong năm thường có sự biến động lớn... Cho nên việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cũng như đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền của DN cũng khó khăn hơn.

-Nhân tố vốn: Nhân tố vốn được thể hiện dưới hình thái khả năng tài chính của

DN. DN có khả năng tài chính mạnh khơng những đảm bảo cho các hoạt động SXKD diễn ra liên tục và ổn định mà cịn giúp cho DN có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao

năng suất và chất lượng sản phẩm. Khả năng tài chính của DN ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của DN đối với các đối tác tiêu thụ sản phẩm cũng như các đối tác cung cấp nguồn nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động SXKD của DN. Ngồi ra khả năng tài chính cịn ảnh hưởng tới khả năng chủ động trong SXKD, tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của DN, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hố chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào.

1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về mơi trường ngành

- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là các công ty hoạt động cùng ngành với

DN, họ ln tìm cách tăng DT và LN bằng những chính sách và biện pháp tạo ra bất lợi cho DN. Vì dung lượng thị phần có hạn, các DN tranh giành thị phần bằng các biện pháp như quảng cáo, mở rộng mạng lưới cung cấp,.. nhằm giữ chân khách hàng

cũ, thu hút khách hàng mới (trong đó có cả khách hàng đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các DN khác). Khi có, sự cạnh tranh trong ngành sẽ tác động lớn đến tình hình kinh tế, tài chính của DN và có liên quan chặt chẽ đến khả năng tài trợ để DN tồn tại và tăng trưởng trong một nền kinh tế luôn luôn biến đổi. Điều đó địi hỏi mỗi DN phải tìm ra giải pháp thích nghi với mơi trường để tồn tại và phát triển.

- Khách hàng: Khách hàng của DN là một trong những nhân tố có ảnh hưởng

lớn đến HQKD tại DN. DN muốn bán được hàng hóa, dịch vụ để thu được LN thì DN phải lấy khách hàng là mục tiêu cuối cùng mà DN hướng tới. Tuy nhiên, khách

25

hàng của DN rất đa dạng, mỗi nhóm khách hàng lại có những địi hỏi riêng, u cầu riêng, nhưng DN khơng thể đáp ứng hết tất cả các địi hỏi này của khách hàng trong điều kiện hạn chế về nguồn lực. Chính vì vậy, xây dựng được những chính sách kinh doanh đúng đắn là nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý DN.

- Nhà cung ứng: Nếu q trình tiêu thụ hàng hóa được coi là yếu tố quan trọng

nhất quyết định sự sống cịn của DN thì q trình mua các yếu tố đầu vào là cơ sở cho sự tồn tại và ổn định của DN. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, DN muốn đứng vững mở rộng thị trường, tăng DT và LN thì phải đáp ứng hàng hóa và dịch vụ đầu đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, kịp về thời gian. Để khơng bị rơi vào tình trạng bất hợp lý, lúc thì dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng, lúc thì thiếu nguồn hàng, nguồn vốn khan hiếm, DN phải nghiên cứu phân tích q trình quản lý mua hàng và dự trữ sao cho hiệu quả, giảm thiếu những rủi ro khơng đáng có cho DN.

- Rào cản gia nhập, rút lui của ngành: Khơng phải chỉ có những DN đang hoạt

động trong ngành cạnh tranh với nhau, có một khả năng là các DN khác có khả năng tham gia hoạt động vào ngành sẽ có tác động đến mức độ cạnh tranh trong ngành, đồng thời tác động đến HQKD của các DN đó. Về lý thuyết, bất cứ DN nào cũng đều có cơ hội và có khả năng gia nhập hay rút lui khỏi một ngành kinh doanh, và nếu sự gia nhập hay rút lui là tự do thì LN thường chỉ đạt ở mức rất thấp. Tuy nhiên trong thực tiễn, các ngành kinh doanh có những đặc điểm mang tính đặc trưng có khả năng bảo vệ mức LN thỏa đáng cho các DN trong ngành do có thể ngăn cản hay hạn chế sự cạnh tranh từ sự gia nhập mới vào thị trường.

1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về mơi trường vĩ mô

-Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật,

các quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các DN hoạt động. Tất cả các hoạt động của DN như SXKD cái gì, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy từ đâu đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. DN phải chấp hành các quy định của pháp luật, thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với NLĐ như thế nào là do luật pháp quy định. Có thể nói

luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các DN, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả SXKD của DN.

- Môi trường kinh tế: Đây là nhân tố tác động rất lớn tới HQKD của DN. Nó bao

gồm các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách vĩ mơ... tác động tích cực hay tiêu cực tới sự phát triển của từng ngành, lĩnh vực hay khu vực kinh tế từ đó tác động đến DN thuộc vùng, ngành kinh tế đó. Mơi trường kinh tế tốt sẽ tạo ra sự dự báo tốt để DN ra quyết định đúng đắn các hoạt động đầu tư của mình. Do đó, Nhà nước phải điều tiết các hoạt động đầu tư, chính sách vĩ mơ phải được xây dựng thống nhất và phù hợp với môi trường hiện tại, tránh phát triển theo hướng vượt cầu, hạn chế độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, tránh sự phân biệt đối xử giữa các DN, tạo mối kinh tế đối ngoại, tỷ giá hối đối phù hợp qua đó sẽ tạo điều kiện cho các DN phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả SXKD và ngược lại.

-Môi trường văn hóa- xã hội: Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị

văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định SXKD, quyết định phân phối hàng hóa, dịch vụ,... của DN. Theo đó, chúng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN một cách gián tiếp.

- Môi trường công nghệ: Sự tiến bộ kỹ thuật và cơng nghệ địi hỏi DN phải ra

sức cải tiến kỹ thuật, quản lý, xem xét và đánh giá lại tồn bộ tình hình hoạt động SXKD, khả năng thích ứng với thị trường, từ đó đề ra những chính sách thích hợp cho DN.

-Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Nền kinh tế nước ta đang là nền kinh tế thị

trường. Tồn cầu hố kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của thời đại. Việt Nam khơng thể đứng ngồi xu thế đó. Chúng ta hiện đã là thành viên của ASEAN, AFTA, APEC, WTO... Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến nhiều cơ hội cũng như cả những thách thức cho mỗi DN. Để đứng vững trong mơi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thích ứng được với các điều kiện kinh doanh mang tính quốc tế, địi hỏi mỗi DN phải đẩy mạnh công tác quản lý SXKD.

27

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ MẶT ĐẤT SÂN BAY VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu về Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (tên viết tắt VIAGS) được thành lập ngày 01/01/2016 trên cơ sở hợp nhất 3 Xí nghiệp dịch vụ mặt đất NIAGS/DIAGS/TIAGS của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- CTCP.

- Năm 1993: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam- CTCP (Vietnam Airlines) thành lập hệ thống Xí nghiệp dịch vụ mặt đất NIAGS (trụ sở đặt tại Sân bay Quốc tế Nội Bài), DIAGS (trụ sở đặt tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng), TIAGS (trụ sở đặt tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất).

- Năm 2000: Là một trong những công ty dịch vụ mặt đất đầu tiên ở Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 9002:1994.

-Năm 2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA (Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế).

- Năm 2009: Là Công ty dịch vụ mặt đất thứ 2 ở Châu Á nhận chứng chỉ của tổ chức IATA về hệ thống đảm bảo tiêu chuẩn an toàn trong các hoạt động phục vụ hàng không tại mặt đất- ISAGO (IATA Safety Audit for Ground Operations).

-Năm 2016: Hợp nhất 3 Xí nghiệp dịch vụ mặt đất thành Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS).

Ngày 01/01/2016, VIAGS chính thức đi vào hoạt động, trở thành cơng ty chuyên cung cấp các dịch vụ mặt đất sân bay theo dây chuyền đồng bộ cho các hãng hàng không tại các cảng hàng không, sân bay lớn (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng)

và hướng đến các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam. Sự ra đời của VIAGS giúp Vietnam Airlines tăng quyền chủ động và thống nhất quy trình, chất lượng, hiệu quả cung ứng dịch vụ mặt đất tại các cảng hàng khơng, sân bay; tạo ra được một DN có

quy mơ lớn, phạm vi hoạt động rộng, từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả SXKD với vai trị là Hãng hàng khơng Quốc gia, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và an ninh, quốc phịng.

Một số thơng tin chung về cơng ty:

- Tên công ty: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Mặt đất Sân bay Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh tại công ty dịch vụ mặt đất sân bay việt nam (Trang 34)