Quan điểm của J.M.Juran

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng hạt điều tại công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA

1.3 Các vấn đề chung về quản trị chất lượng hàng hóa

1.3.3.2 Quan điểm của J.M.Juran

J. M Juran (1904-2008) là một kỹ sư và tư vấn quản lý người Mỹ, được xem là một trong những bậc trưởng lão về quản trị chất lượng trên thế giới, đã có nhiều ảnh hưởng và đóng góp vào “Sự thần kỳ của Nhật Bản”. Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm: “chất lượng là sự phù hợp với các phương tiện kỹ thuật”. Khác với Deming, ơng xem trong vai trị của con người trong quản trị chất lượng thay vì chú trọng yếu tố thống kê. J.M Juran đã phát triển ra quy tắc Pareto, hay còn gọi là quy luật 80-20. Theo ông, 80% những sai hỏng về mặt chất lượng là do cách thức và phương pháp quản lý gây ra, 20 % những sai hỏng còn lại là do thao tác nhân viên. Từ đó, ơng đưa ra quan điểm rằng quản lý phải được đào tạo về chất lượng.

Juran đã đưa ra khái niệm chi phí chất lượng, là một trong những đóng góp to lớn vào lý thuyết quản trị chất lượng. Theo ơng, chi phí phù hợp là chi phí để bỏ ra cho hoạt động đánh giá và phịng ngừa lỗi chất lượng mà khi nó tăng lên thì tỷ lệ lỗi giảm xuống.

Năm 1986, Juran đã đưa ra “Thuyết tam luận chất lượng”, trong đó, ơng chỉ ra rằng chất lượng liên quan đến 3 quy trình cơ bản:

-Kế hoạch văn hóa chất lượng:

Theo Juran, muốn sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt và thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trước hết phải nhận diện khách hàng. Khách hàng là bất kỳ người nào tác động lên quy trình. Như vậy khách hàng có thể là bên trong nội bộ doanh nghiệp hoặc bên ngồi. Sau đó mới đến bước thiết kế các hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu, từ đó mới hình thành nên các u cầu về chất lượng sản phẩm, chi phí cho sản phẩm. Cuối cùng, thiết kế phải được chuyển giao cho các nhân viên vận hành bằng cách đào tạo đầy đủ, đảm bảo họ có thể hiểu rõ và thực hiện đúng.

-Quản trị chất lượng

Quản trị chất lượng, theo Juran, là những biện pháp và phương pháp để quản lý những yếu tố trong quá trình tạo ra sản phẩm, trong đó, các tiêu chuẩn kiểm tra cần phải được thiết lập, sau đó, đo đạc các thơng số trong thực tế và so sánh với tiêu

chuẩn. Ông ủng hộ việc giao nhiệm vụ quản lý cho nhân viên ở cấp thấp nhất, hoặc có thể là những người trực tiếp làm ra sản phẩm.

-Cải tiến chất lượng

Thành lập các nhóm cải tiến chất lượng, thiết lập các dự án cải tiến cụ thể, tìm hiểu các nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục trong điều kiện hoạt động cụ thể. Đồng thời, phải có cơ chế quản lý quy trình mới, nhằm duy trì và phát triển các thành quả đạt được.

Juran đã đưa ra 10 bước để cải tiến chất lượng:

1- Xây dựng nhận thức về sự cần thiết và các cơ hội cải tiến 2- Đề ra các mục tiêu cải tiến

3- Hoạch định để đạt được mục tiêu 4- Tập trung đào tạo

5- Các sai hỏng, khuyết tật phải được giải quyết 6- Báo cáo về các tiến độ đạt được

7- Cấp giấy chứng nhận 8- Thông báo kết quả 9- Phát huy thắng lợi

10- Thường xuyên cải tiến

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng hạt điều tại công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w