Các hệ thống quản trị chất lượng đang thực hiện tại công ty TNHH

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng hạt điều tại công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam (Trang 73)

2.1.5 .3Thách thức

2.2 Phân tích thực trạng quản trị chất lượng hạt điều tại công ty TNHH Intersnack

2.2.4.1 Các hệ thống quản trị chất lượng đang thực hiện tại công ty TNHH

nghiêm túc, hiệu quả, nên đạt được sự đồng thuận cao từ các cấp lãnh đạo.

Một số vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác hoạch định chất lượng:

- Quá trình hoạch định chất lượng thơng thường được tiến hành quyết định trong cuộc họp giữa các cấp quản lý và truyền đạt đến nhân viên cấp dưới khi mọi mục tiêu và chỉ tiêu đo lường gần như đã được quyết định, nhân viên và quản lý cấp cơ sở ít khi tham gia cho ý kiến hoặc đóng góp vào việc hoạch định chất lượng tại công ty, mặc dù ban lãnh đạo công ty vẫn thường xuyên mở cuộc họp giữa toàn bộ nhân viên và lãnh đạo cấp cao để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng từ nhân viên. Nguyên nhân của vấn đề này là do các nhân viên cấp thấp thường có tư tưởng họ chỉ là người “làm cơng ăn lương”, chỉ cần hồn thành tốt nhiệm vụ là đủ, những vấn đề trọng đại, to lớn là việc của cấp trên và không liên quan đến họ.

2.2.4 Tổ chức thực hiện

2.2.4.1 Các hệ thống quản trị chất lượng đang thực hiện tại công ty TNHH IntersnackCashew Việt Nam Cashew Việt Nam

Hiện tại, công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam đang thực hiện lồng ghép 3 hệ thống quản trị chất lượng chính trong hoạt động sản xuất của các nhà máy gồm:

- Hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 22000: hệ thống được áp dụng cho cả 3 nhà máy thành viên của công ty và được đánh giá định kỳ hàng năm thông qua đơn vị đánh giá thứ ba (công ty SGS Việt Nam).

- Hệ thống quản trị chất lượng theo BRC Food phiên bản 8

- Hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn IFS Food phiên bản 7

Với việc áp dụng tiêu chuẩn BRC dành cho nhà máy sản xuất thực phẩm, công ty TNHH Intersnack Việt Nam đã tạo ra được các sản phẩm với tiêu chuẩn an toàn được chấp nhận trên toàn cầu.

Cam kết và sự thực hiện cam kết của lãnh đạo:

- Đảm bảo các chính sách và mục tiêu an tồn thực phẩm được thiết lập và thực hiện phù hợp với các định hướng phát triển của công ty tại Việt Nam và quốc tế. Đảm bảo mọi hoạt động của công ty là phù hợp với các yêu cầu của luật định Việt Nam và các nước mà cơng ty có hoạt động trao đổi, kinh doanh hàng hóa.

- Đảm bảo nguồn lực cần thiết cho sự duy trì và thực hiện các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, bao gồm các nguồn lực:

+ Tài chính: ban lãnh đạo trực tiếp tham dự vào các q trình hoạch định tài chính cho hoạt động của cơng ty định kỳ, trong đó, chi phí cho các hoạt động quản trị chất lượng được ưu tiên xem xét và ra quyết định để phù hợp với các mục tiêu và chính sách chất lượng.

+ Nhân lực: nguồn nhân lực phục vụ cho cơng tác triển khai, duy trì và cải tiến các hoạt động quản trị chất lượng được ban lãnh đạo công ty quan tâm, hoạch định hàng năm và xem xét hàng tháng, bao gồm công tác tuyển dụng, đào tạo, hoạch định và chuyển đổi cơng tác.

+ Máy móc thiết bị và khoa học cơng nghệ: đảm bảo để sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng như cam kết với khách hàng.

+ Cơ sở hạ tầng nhà máy: đủ khả năng và đạt tiêu chuẩn để sản xuất thực phẩm cho người theo yêu cầu luật định và các hệ thống quản trị chất lượng an toàn thực phẩm.

- Đảm bảo các chính sách về chất lượng và an tồn thực phẩm được truyền đạt đến tồn bộ nhân viên cơng ty.

- Thúc đẩy cải tiến chất lượng thông qua xét duyệt tăng lương, thưởng cho các cá nhân, bộ phận có đóng góp trong việc cải tiến chất lượng tại cơng ty.

- Chịu trách nhiệm các nội dung chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, đồng thời tham dự các cuộc họp hàng tháng để nghe và cho ý kiến về tiến độ thực

hiện các mục tiêu chất lượng cũng như giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của các bộ phận.

- Sơ đồ tổ chức và mô tả công việc của từng cá nhân, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng vị trí cơng việc, cho thấy rõ vai trị của từng thành viên trong cơng ty đối với việc xây dựng, duy trì và phát triển các hệ thống quản trị chất lượng.

Các chương trình quản trị chất lượng:

Các chương trình quản trị chất lượng áp dụng cho các nhà máy sản xuất được thiết lập để kiểm soát chất lượng sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra, bao gồm:

- Kiểm soát hoạt động sản xuất: thông qua việc quy định các thông số, tiêu chuẩn, quy tắc, hoạt động kiểm soát để đảm bảo chất lượng hạt điều sau mỗi cơng đoạn, từ đó, đảm bảo chất lượng thành phẩm theo tiêu chuẩn.

- Cách thức kiểm soát và người chịu trách nhiệm kiểm soát, xử lý khi kết quả kiểm sốt khơng đạt so với tiêu chuẩn.

Công cụ được áp dụng để duy trì, đảm bảo các hoạt động quản trị chất lượng được thực hiện hiệu quả:

- Phiếu kiểm tra: sử dụng phiếu kiểm tra để ghi chế kết quả kiểm soát chất lượng tại tất cả các cơng đoạn, nhằm mục đích lưu giữ các thơng tin, bằng chứng về quá trình kiểm sốt chất lượng. Phiếu kiểm tra bằng giấy là cơng cụ truyền thống được thực hiện tại công ty từ lâu. Ưu điểm của công cụ này là dễ áp dụng, do đó, việc ghi chép kết quả kiểm mẫu được thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả. Hiện nay, với sự phát triển của máy tính và các cơng cụ phân tích hiện đại, các kết quả kiểm tra được tập hợp và lưu trữ vào tập tin excel để thuận tiện cho các hoạt động trích xuất và phân tích số liệu khi cần.

- Biểu đồ xương cá: được sử dụng trong việc tìm hiểu và phân tích ngun nhân của các sự cố trong q trình sản xuất, từ đó có biện pháp thay đổi phương pháp, cách thức hoạt động để ngăn ngừa sự cố tái diễn. Đây là một cơng cụ tương đối khó, nhất là đối với cơng nhân, trình độ văn hóa chưa cao, do đó việc sử dụng cơng cụ để phân tích ngun nhân sự cố trong q trình sản xuất chỉ được áp dụng đối với các sự cố lớn và được thực hiện bởi quản lý, nhân viên có chun mơn, chứ khơng được áp dụng bởi toàn bộ nhân viên nhà máy.

- Biểu đồ Pareto: được sử dụng để thống kê các sự cố, các vấn đề trong quá trình sản xuất với tầng suất xuất hiện, mức độ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, từ đó có biện pháp cải tiến chất lượng, quá trình sản xuất. Tương tự như biểu đồ xương cá, biểu đồ Pareto chỉ được các cấp quản lý, nhân viên chun mơn sử dụng để trình bày dữ liệu hoạt động sản xuất, tỷ lệ sản phẩm lỗi, nguyên liệu lỗi,…

- Chương trình đánh giá nội bộ định kỳ: đây là một chương trình bắt buộc khi doanh nghiệp thực hiện áp dụng các hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000, BRC, IFS. Đối với công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam, hoạt động đánh giá nội bộ hệ thống quản trị chất lượng được thực hiện 4 lần trong năm, với sự tham gia của các bộ phận sản xuất, thu mua, chất lượng, dự án,…Đây được xem là một cơng cụ chủ chốt trong q trình xây dựng, duy trì và phát triển các hệ thống quản trị chất lượng.

Hoạt động đánh giá nội bộ là một hoạt động cần nhiều thời gian và nhân lực, để có thể xem xét và đánh giá toàn bộ hoạt động quản trị chất lượng, đồng thời đưa ra các chương trình thay đổi, đồng thời các thành viên tham gia hoạt động cần có đủ kiến thức về quản trị chất lượng. Hiện tại, việc đánh giá nội bộ hoạt động quản trị chất lượng chưa thực sự hiệu quả vì thiếu nguồn nhân lực có khả năng và kiến thức, mặc khác quá trình đánh giá nội bộ kéo dài nhiều ngày, huy động nhiều nhân lực dẫn khiến công việc chuyên môn của các bộ phận phải tạm thời bị ngưng trệ, từ đó tạo ra sự mệt mỏi và hình thành nên tâm lý “làm cho qua chuyện” của các thành viên trong ban đánh giá.

Hệ thống trách nhiệm xã hội

Ngồi ra, cơng ty cũng tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội như SMETA-SEDEX, nhằm mục đích kiểm sốt việc sử dụng lao động cũng như cho thấy trách nhiệm của công ty trong việc sử dụng lao động.

Nội dung thực hiện của tiêu chuẩn SMETA - SEDEX tại công ty gồm:

- Đảm bảo an toàn sức khỏe của người lao động: nhân viên được cấp phát công cụ và bảo hộ lao động để phục vụ cho cơng việc, được đào tạo hoặc có chứng chỉ hành nghề mới được sử dụng điện, máy móc, thiết bị, xe nâng,…nhân viên có quyền từ chối cơng việc nếu nhận thấy việc đó có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, an tồn của bản thân.

Hạt điều Bao bì Đóng gói Hạt điều nhân Tạp chất Phân loại Hấp Vỏ cứng

-Đảm bảo hoạt động thuê mướn nhân sự đúng theo quy định luật lao động thông qua hợp đồng lao động, nội quy lao động, tiền lương, bảo hiểm,…

- Công ty trang bị các phương tiện phục vụ cho cơng tác sơ cấp cứu, phịng cháy chữa cháy, tình huống khẩn cấp,…để đảm bảo sức khỏe, an tồn, tính mạng cho nhân viên.

2.2.4.2 Hoạt động tổ chức kiểm sốt chất lượng hàng hóa

2.24.2.1 Quy trình chế biến điều nhân tại cơng ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam

Hình 2-2 Sơ đồ quy trình chế biến hạt điều nhân từ hạt điều tươi

- Thu hoạch: hạt điều là loại nông sản được thu hoạch theo mùa vụ, thông thường, các vùng trồng điều ở Việt Nam có thời điểm thu hoạch vào khoảng tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Khi trái điều chín, người nơng dân tiến hành thu hái hạt

Bóc vỏ lụa Phân loại Phơi Chẻ Vận chyển đến nhà máy Bảo quản

điều. Quá trình thu hoạch được thực hiện bằng phương pháp thủ công, hạt điều thông thường được tách ra khỏi trái điều bằng tay.

- Phơi: hạt điều sau khi được thu hoạch từ nông trại sẽ qua q trình phơi phơ dưới ánh nắng mặt trời để làm giảm độ ẩm, giảm hoạt động của côn trùng, sâu mọt và tăng thời gian bảo quản hạt điều. Quá trình phơi thường diễn ra trong khoảng 2-3 ngày.

- Bảo quản: hạt điều được bảo quản trong kho chứa để chờ sử dụng dần dần, phục vụ cho quá trình sản xuất quanh năm của nhà máy.

- Phân loại: hạt điều được phân chia theo kích thước đường kính hạt và loại bỏ các tạp chất như đất, đá, cỏ,…

- Hấp: hạt điều được hấp trong khoảng 30-45 phút để giảm độ cứng và trung hòa bớt axit trong hạt, giảm tác động của mủ điều lên máy móc, thiết bị, tay cơng nhân. - Chẻ: hạt điều được cắt và loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, thu hồi phần nhân bên

trong.

- Sấy: hạt điều được sấy trong thời gian 8-12 giờ, ở nhiệt độ khoảng 80oC, để loại bỏ ẩm trong nhân hạt điều, giết chết các công trùng, sâu bọ bên trong hạt và tăng thời gian bảo quản hạt.

- Bóc vỏ lụa: nhân hạt điều được loại bỏ lớp vỏ lụa và thu hồi phần nhân trắng bên trong.

- Phân loại: nhân hạt điều được tiến hành phân loại theo các chỉ tiêu thành phẩm, bao gồm hạt nguyên, hạt vỡ, khuyết tật,…

- Đóng gói: nhân hạt điều được đóng gói và hút chân và hàn kín để tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm.

2.2.4.2.2 Quy trình kiểm sốt chất lượng tại cơng ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam

Quy trình kiểm sốt chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm hạt điều tại công ty TNHH Internsnack Cashew Việt Nam gồm các bước

Nguyên liệu/Bán thành phẩm/Thành phẩm Lấy mẫu Khơng đạt Phân tích mẫu Đạt Xử lý

Chuyển sang cơng đoạn sau

Hình 2-3 Sơ đồ quy trình kiểm tra chất lượng hạt điều tại cơng ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam

(Nguồn: Phịng chất lượng cơng ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam)

Lấy mẫu: QC tại công đoạn tiến hành lấy mẫu, tùy theo yêu cầu và cỡ mẫu để lấy số lượng tương ứng

Phân tích mẫu: QC tiến hành phân tích mẫu theo các chỉ tiêu quy định. Nếu kết quả phân tích đạt, QC sẽ thơng báo đến quản lý sản xuất để chuyển lô hàng sang công đoạn kế tiếp. Nếu kết quả không đạt theo tiêu chuẩn, QC sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể, hoặc báo cáo đến cấp trên để xin ý kiến xử lý lô hàng.

Cơng tác kiểm sốt chất lượng tại công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam được thực hiện xuyên suốt từ khâu quản lý mua nguyên vật liệu đến sản xuất và vận chuyển đến khách hàng.

Các hoạt động kiểm soát chất lượng bao gồm việc kiểm tra và thử nghiệm tại trực tiếp trên dây chuyền sản xuất và thử nghiệm tại phịng thí nghiệm nội bộ nhà máy, gửi mẫu đến phịng thí nghiệm bên ngồi để kiểm tra và so sánh kết quả.

Kiểm sốt chất lượng nhà cung cấp:

- Nhà cung cấp được đánh giá về chất lượng và khả năng cung cấp hàng hóa cho cơng ty trước khi tiến hành ký hợp đồng mua hàng với số lượng lớn. Việc đánh giá gồm thành viên của bộ phận quản trị chất lượng và thành viên bộ phận thu mua.

Định kỳ hàng năm, công ty tiến hành đánh giá lại năng lực nhà cung cấp để quyết định tái ký hợp đồng mua bán hoặc ngưng sử dụng hàng hóa và dịch vụ của nhà cung cấp. Nhà cung cấp được đánh giá là tiềm năng, có khả năng hợp tác lâu dài khi tham gia vào chuỗi cung ứng của Intersnack Group được định hướng áp dụng các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, thực hiện các mục tiêu bảo vệ mơi trường, kiểm sốt chất lượng sản phẩm.

- Khó khăn trong việc kiểm sốt chất lượng nhà cung ứng là hạt điều được thu mua từ nhiều vùng trên khắp Việt Nam, và các nước lân cận. Trong đó, nhà cung cấp có thể là cơng ty lớn, thương lái nhỏ lẻ, nơng dân,…việc kiểm sốt để nhà cung ứng tuân theo các quy định công ty, cam kết hợp tác bền vững là rất khó, nhất là đối với các đơn vị có quy mơ nhỏ.

Cơng tác kiểm sốt chất lượng tại nhà máy:

- Bộ phận quản trị chất lượng sẽ thiết lập kế hoạch kiểm soát chất lượng tại các công đoạn sản xuất. Định kỳ hàng năm, bộ phận chất lượng sẽ xem xét sự phù hợp của kế hoạch so với tình hình sản xuất thực tế của cơng ty và điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp hoặc giữ nguyên kế hoạch.

Bảng 2-1 Kế hoạch kiểm soát chất lượng các công đoạn sản xuất tại công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam

Công đoạn Tiêu chuẩn Cách thức kiểm

tra

Phụ trách kiểm sốt

Xử lý khi kết quả khơng đạt Tiếp nhận ngun liệu Theo TCVN 12380:2018 QC nguyên liệu Trả hàng lại cho nhà cung cấp

Phân loại theo kích

thước Theo TCVN 12380:2018 QC phân cỡ Phân loại lại

Hấp Nhiệt độ hấp Thời gian hấp Áp suất lò hấp Giám sát trên mỗi mẻ hấp QC hấp/Chẻ

Báo cáo với cấp trên để xin hướng xử lý Chẻ Tỷ lệ sản phẩm bể Tỷ lệ vỏ lẫn trong hạt sau chẻ Lấy mẫu và kiểm mỗi giờ 1

lần

Báo sản xuất và bảo trì chỉnh lại thơng số máy

Sấy Nhiệt độ sấy

Thời gian sấy

Lấy mẫu

kiểm mỗi lô 1 QC sấy

Báo cáo với cấp trên để xin hướng xử lý

Độ ẩm hạt sau sấy mẫu Bóc vỏ lụa Tỷ lệ hạt bể Tỷ lệ hạt bị sót vỏ lụa Lấy mẫu kiểm mỗi giờ 1

lần

QC bóc vỏ lụa Báo sản xuất và bảo trì chỉnh lại máy, xử lý lại lơ

hàng khơng đạt Phân loại

Theo AFI 1999

Mỗi lô hàng

kiểm 1 mẫu QC phân loại

Đóng gói Mỗi lơ hàng

kiểm 1 mẫu QC đóng gói

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng hạt điều tại công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w