Chính sách chất lượng của cơng ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng hạt điều tại công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam (Trang 66 - 73)

2.1.5 .3Thách thức

2.2 Phân tích thực trạng quản trị chất lượng hạt điều tại công ty TNHH Intersnack

2.2.1 Chính sách chất lượng của cơng ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam

Công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam là một thành viên của tập đồn Intersnack, cơng ty hướng đến việc đem lại chất lượng sản phẩm tốt nhất và thực phẩm an tồn cho người sử dụng. Với phương châm này, cơng ty đưa ra chính sách chất lượng như sau:

“ Cơng ty TNHH Điều Intersnack Việt Nam phấn đấu, không ngừng đổi mới và phát triển để tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt nhất, với mục tiêu đặt sự an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu.

Cơng ty nỗ lực xây dựng và duy trì các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế tại các nhà máy sản xuất và trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Công ty cam kết hướng đến phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, hướng tới sự khỏe mạnh của cuộc sống cho con người và hành tinh của chúng ta.

Tập thể cán bộ, nhân viên công ty cam kết tuân thủ các quy định pháp luật tại Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ có sử dụng sản phẩm do cơng ty cung cấp.”

Các chính sách chất lượng được thể hiện bằng văn bản treo tường tại các khu vực nhà ăn công ty, bảng thông báo, hành lang nhằm phổ biến rộng rãi đến tồn bộ nhân viên cơng ty. Trên website của tập đồn Intersnack cũng có tun bố bề các cam kết chất lượng mà công ty hướng đến. Điều này làm tăng niềm tin của khách hàng và nhân viên đối với hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm mà công ty làm ra, từ đó nâng cao hình ảnh, thương hiệu cơng ty trong mắt mọi người

 Ưu điểm của chính sách chất lượng:

- Chính sách chất lượng đã thể hiện được quyết tâm của ban lãnh đạo trong việc xây dựng và phát triển công ty theo định hướng bền vững, đem lại sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thời chú trọng các công tác bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội. - Bên cạnh đó, các nội dung trong chính sách chất lượng đã thể hiện một tầm nhìn dài

hạn của ban lãnh đạo công ty khi theo sát các định hướng phát triển của tập đoàn Intersnack Group, từ đó hướng đến hoạt động của công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam phát triển đồng bộ với các đơn vị khác trực thuộc tập đoàn như Intersnack EU, Intersnack Australia và New Zealand.

 Một số tồn tại của chính sách chất lượng:

- Chính sách chất lượng được đưa ra vẫn cịn một số khập khiễng so với tình hình thực tế tại cơng ty cũng như điều kiện kinh tế xã hội tại Việt Nam như việc việc tuyên bố xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này chưa phù hợp vì sản phẩm của cơng ty là hạt điều. Với tình hình trồng trọt và thu hoạch hạt điều tại Việt Nam, sản lượng không đủ để đáp ứng năng suất sản xuất của các nhà máy trong nước, trong đó có cơng ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam. Cơng ty phải tìm kiếm và mua thêm nguồn hàng từ các quốc gia khác như Châu Phi, Malaysia, Campuchia,… do đó việc đảm

bảo thực hiện các hệ thống quản trị chất lượng trên tồn bộ chuỗi cung ứng là điều vơ rất khó để thực hiện được trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty vẫn quyết tâm thực hiện điều đó và đây cũng chính sách chất lượng được triển khai chung trong tồn bộ các cơng ty thành viên của tập đoàn Intersnack Group.

2.2.2 Mục tiêu chất lượng của công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam

Mục tiêu chất lượng được ban lãnh đạo công ty lập ra hàng năm để làm cơ sở cho tồn thể cán bộ, nhân viên cơng ty phấn đấu thực hiện. Các mục tiêu chất lượng được xây dựng phù hợp với định hướng phát triển của công ty trong từng giai đoạn, nhất quán với phương châm hoạt động của Intersnack Group.

Định hướng các mục tiêu chất lượng của công ty, gồm các nội dung chính:

- Tỷ lệ hàng hóa phải xử lý lại do sự cố, hàng khơng đạt chất lượng để đến công đoạn tiếp theo được thiết lập giảm dần qua các năm, mục tiêu nhằm tiết kiệm nhân cơng, chi phí, nhiên liệu. Kết quả đạt được trong giai đoạn 2019-2021 khá khả quan, mục tiêu luôn đạt theo các chỉ tiêu đã đề ra. Đây là một nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên, đặc biệt là bộ phận sản xuất của cơng ty.

- Lượng hao hụt trong bao bì : giống như mục tiêu tỷ lệ hàng hóa lỗi, mục tiêu lượng hao hụt bao bì nhằm tiết kiệm nhân cơng, chi phí, nhiên liệu.

- Đào tạo nhân viên là một trong những định hướng của công ty, để thực hiện mục tiêu quản trị chất lượng toàn diện, đây cũng là một trong những mục tiêu trong tâm trong chiến lược phát triển của công ty. Mục tiêu hàng năm phải đào tạo nhắc lại cho nhân viên, đặc biệt là bộ phận sản xuất trực tiếp làm ra sản phẩm, nhằm củng cố và tăng cường kỹ năng cho nhân viên. Kết quả đạt được tương đối tốt, đại bộ phận nhân viên đều có sự hiểu biết đối với chất lượng sản phẩm hạt điều.

- Số lượng khiếu nại khách hàng được kiểm sốt theo chỉ tiêu nhất định hàng năm. Tuy nhiên cơng tác quản lý để giảm thiểu khiếu nại khách hàng và tìm hiểu nguyên nhân lỗi chất lượng dẫn đến khiếu nại khách hàng còn nhiều mặt hạn chế dẫn đến các chỉ tiêu số lượng khiếu nại khách hàng không đạt được như mục tiêu mong đợi. - Việc đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản trị chất lượng được đánh giá bởi dịch

vụ đánh giá thứ ba, độc lập với công ty. Công ty đang thực hiện các hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, IFS phiên bản 7, BRC Food

Phiên bản 8 và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SMETA SEDEX. Định kỳ hàng năm, đơn vị đánh giá sẽ tiến hành đánh giá lại việc đáp ứng các yêu cầu hệ thống của công ty. Việc thực hiện các yêu cầu của hệ thống quản trị chất lượng tại công ty khá tốt. Tất cả các cuộc đánh giá đều đạt được kết quả cao và hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

 Ưu điểm của mục tiêu chất lượng:

- Mục tiêu chất lượng được đặt ra được đồng bộ với các nội dung của chính sách chất lượng và có sự thống nhất mục tiêu riêng của từng bộ phận trong công ty cũng như mục tiêu chung của tồn thể cơng ty, từ đó tạo động lực và định hướng cho sự phấn đấu của nhân viên trong công ty.

- Mục tiêu chất lượng cũng thể hiện rõ ý định gắn kết các bộ phận trong nhà máy với các định hướng chất lượng của cơng ty, từ đó đạt được sự động thuận của tất cả mọi người trong tổ chức để hướng đến cùng nhau chiến thắng.

 Vấn đề tồn tại của mục tiêu chất lượng:

Mục tiêu chất lượng được đặt ra là “tương đối cao” so với tình hình hiện tại của cơng ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam. Nguyên nhân của điều này là do ban lãnh đạo công ty muốn nhanh chóng nâng cao năng lực cơng ty cả về năng suất và chất lượng. Trong khi cơng ty cịn khá non trẻ, trước đó chỉ có văn phịng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2018, cơng ty mới chính thức mở rộng quy mơ hoạt động tại Việt Nam, như vậy, cơng ty chỉ mới có hơn 3 năm vận hành với quy mô lớn và bộ máy cơng ty vẫn chưa được hồn thiện, điều này làm tăng áp lực lên nhân viên, đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp trung và cấp cơ sở, dẫn đến những hiệu ứng không mong muốn như tỷ lệ nghỉ việc tăng, bộ máy quản lý thường xuyên thay đổi, dẫn đến khập khiễn trong hoạt động tổ chức.

Việc đặt các mục tiêu chất lượng hơn so với điều kiện thực tế của công ty TNHH Intersnack Việt Nam cũng dễ dẫn đến tâm lý “mặc kệ” trong nội bộ nhân viên công ty, vì họ nghĩ rằng các mục tiêu này khó thực hiện được. Từ đó, các mục tiêu chất lượng trở thành văn bản giấy tờ, chứ không phải định hướng cho nhân viên như bản chất của mục tiêu chất lượng.

Bên cạnh đó, ngoại trừ các mục tiêu về chất lượng, các bộ phận khác nhau sẽ có những mục tiêu khác nhau như mục tiêu về năng suất, chi phí, hao hụt nhân

công, nguyên liệu,…đôi lúc các mục tiêu này sẽ có sự xung đột với nhau, ví dụ như tăng năng suất có thể dẫn đến nguy cơ giảm tạo ra nhiều sản phẩm lỗi hơn, giảm chất lượng sản phẩm, dẫn đến mục tiêu về chất lượng không đạt.

2.2.3 Hoạch định chất lượng

Việc hoạch định chất lượng của công ty nhằm mục đích:

- Chuẩn bị đầy đủ nguồn lực cho các hoạt động kiểm tra, đánh giá, duy trì và cải tiến hoạt động quản trị chất lượng tại công ty.

Hoạt động hoạch định chất lượng được diễn ra hàng năm, trước khi bắt đầu năm mới và có sự tham gia của giám đốc, các thành viên lãnh đạo cấp cao.

Nội dung của hoạch định chất lượng bao gồm:

- Tổng kết công tác quản trị chất lượng năm trước: mục tiêu và tình hình thực hiện mục tiêu, thuận lợi, khó khăn trong q trình triển khai thực hiện các mục tiêu cũng như duy trì và áp dụng các hệ thống quản trị chất lượng tại công ty.

- Đánh giá và thiết lập mục tiêu cho năm mới: các mục tiêu cho năm sau được thiết lập tùy theo tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Mục tiêu được thiết lập thông thường gắn liền với các mục tiêu, định hướng chung của tập đoàn Intersnack Group.

- Lên kế hoạch thực hiện cho mục tiêu: các mục tiêu được chia nhỏ theo từng giai đoạn cụ thể trong năm, ở mỗi giai đoạn sẽ có những mục tiêu nhỏ hơn để cuối cùng hướng đến hoàn thành mục tiêu lớn.

- Hoạch định nguồn lực và phương án thực hiện mục tiêu: các nguồn lực bao gồm con người, chi phí, máy móc, thiết bị, cơng nghệ được hoạch định và lên phương án rõ ràng, phù hợp với từng mục tiêu.

Hoạch định nhân sự phục vụ cho công tác quản trị chất lượng: trong ngành sản xuất hạt điều nói chung và nhà máy chế biến hạt điều của cơng ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam nói riêng, cơng tác quản trị chất lượng sản phẩm đòi hỏi sự tham gia của một lực lượng lớn lao động có trình độ tay nghề và kinh nghiệm. Để đảm bảo quá trình quản trị chất lượng được hiệu quả, công ty đã tiến hành các công tác hoạch định và phát triển nhân sự bao gồm: tuyển dụng bên ngoài và phát triển nhân lực nội bộ

Tuyển dụng bên ngồi: bao gồm cơng tác tìm kiếm nhân sự thích hợp cho các vị trí đang trống trong cơng ty và các vị trí mới theo các chiến lược phát triển và mở rộng cơng ty, bao gồm các vị trí quản lý, là những người có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm trong công tác quản trị chất lượng, đặc biệt ngành hành thực phẩm và các vị trí nhân viên kiểm sốt chất lượng, thơng thường, cơng ty lựa chọn các ứng viên là sinh viên đại học, cao đẳng mới ra trường, hoặc đã đi làm được 1-2 năm kinh nghiệm..

Phát triển nguồn nhân lực nội bộ: thông qua việc tuyển dụng nội bộ và bên ngồi để tìm kiếm nhân lực phù hợp cho các vị trí cơng việc. Trong đó, nhân lực nội bộ có thể được xem xét ln chuyển từ cơng nhân lâu năm sang vị trí QC, nhân viên kiểm sốt chất lượng hoặc các vị trí quản lý. Nguồn nhân lực bên ngồi thơng qua việc tuyển dụng các nhân viên, quản lý đã có kinh nghiệm, đặc biệt, cơng ty ưu tiên nhân viên địa phương và người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất hạt điều. - Giáo dục: tất cả các nhân viên tham gia sản xuất trực tiếp hoặc gián tiếp tại nhà máy

đều được hướng dẫn công việc trước khi bắt đầu. Quá trình đào tạo nhân viên mới được quy hoạch rõ ràng theo lộ trình các giai đoạn học việc, làm thử, đánh giá công việc, khắc phục, rút kinh nghiệm cho đến khi nhân viên mới có khả năng tự đảm nhận và thực hiện cơng việc một mình. Kế hoạch hướng dẫn cơng việc theo sát với các kế hoạch và chiến lược tuyển dụng và luân chuyển nhân sự công ty.

- Đào tạo: công ty thường xuyên tổ chức các khóa học nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, giúp nhân viên đạt được hiệu quả cao trong công việc, chuyên gia đào tạo có thể là người trong nội bộ tập đoàn hoặc là giảng viên được mời từ các đơn vị dịch vụ đào tạo. Kế hoạch đào tạo nhân viên mỗi năm được lập ra vào cuối năm trước, theo các chiến lược phát triển chung của công ty, do người đứng đầu mỗi bộ phận tiến hành và trao đổi với các nhân viên trong bộ phận của mình. Đào tạo quản trị chất lượng bao gồm các khóa đào tạo về kiến thức chun mơn để thiết lập và duy trì hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 22000, BRC, IFS,…và các khóa học kỹ năng mềm về quản trị chất lượng như phát triển văn hóa chất lượng tại cơng ty, kỹ năng nhà quản trị chất lượng,…

- Phát triển: công ty tạo điều kiện để nhân viên phát triển công việc bản thân, và tôn trọng sự tự do phát triển năng lực của nhân viên. Nhân viên có thể chủ động

xin tham gia vào các dự án phát triển, cải tiến mở rộng quy mô của công ty hoặc tự đề xuất các hoạt động thay đổi, cải tiến quy trình, cơng việc để tăng năng suất, chất lượng lao động. Các cá nhân có đóng góp cho các hoạt động đổi mới, cải tiến, mở rộng cơng ty được khuyến khích bằng hình thức khen thưởng. Định kỳ hàng năm, nhân viên sẽ được đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của năm và xem xét nguyện vọng, thành tích cơng việc để xem xét thăng chức, luân chuyển công việc.

Hoạch định chi phí chất lượng: tương tự các loại chi phí khác, chi phí chất lượng được hoạch định từ năm trước, theo các kế hoạch và chiến lược phát triển công ty, kế hoạch quản trị và kiểm sốt chất lượng.

- Chi phí phịng ngừa các lỗi chất lượng: là chi phí phục vụ cho việc kiểm sốt nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu phát sinh các lỗi chất lượng trong quá trình tạo ra sản phẩm. Phi phí này gồm: chi phí cho việc lập kế hoạch kiểm sốt chất lượng, mua sắm trang thiết bị kiểm tra chất lượng, hiệu chuẩn thiết bị kiểm tra chất lượng, đánh giá và tìm kiếm nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng, giáo dục đào tạo nhân viên về chất lượng hàng hóa, kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ về chất lượng, tái chế hàng hóa lỗi.

- Chi phí thẩm định: chi phí kiểm sốt lỗi sản phẩm trước khi xuất xưởng, bao gồm kiểm sốt q trình xuất hàng, kiểm mẫu bởi dịch vụ kiểm nghiệm bên thứ ba, trả lương cho các nhân viên kiểm tra chất lượng trên chuyền(QC).

- Chi phí xử lý các vấn đề bên ngoài: trả lời khiếu nại khách hàng, điều tra nguyên nhân khiếu nại khách hàng, chứng nhận các hệ thống quản trị chất lượng để quảng bá hình ảnh cơng ty.

- Chi phí cho các hoạt động chất lượng trong nội bộ: bảo trì, sửa chữa máy móc, cải tiến cơng cụ, máy móc kiểm sốt chất lượng nhằm giảm thiểu hao phí, phế phẩm, sản phẩm lỗi.

Hoạch định máy móc, thiết bị, cơng nghệ: hoạch định được gắn liền với các chiến lược phát triển chung của tập đồn, các đề án mở rộng quy mơ, cải tiến hiệu quả sản xuất được hoạch định theo từng năm. Các chuyên gia kỹ thuật của tập đoàn Intersnack nghiên cứu, tham khảo các cơng nghệ mới, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời xem xét xu hướng

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng hạt điều tại công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w