Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng hạt điều tại công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA

1.4 Chức năng và quy trình quản trị chất lượng hàng hóa

1.4.1.1 Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng

Chính sách chất lượng

Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, chính sách chất lượng là một tuyên bố ngắn gọn phù hợp với mục đích, sứ mệnh và định hướng chiến lược của tổ chức, nó cung cấp một khn khổ cho các mục tiêu chất lượng và bao gồm cam kết đáp ứng các yêu cầu thực hành. Ngồi ra, nó cũng đóng vai trị như một cách thức để thúc đẩy niềm đam mê, sự thay đổi văn hóa trong tổ chức để hướng đến sự hài lịng cao nhất của khách hàng.

Chính sách chất lượng được xây dựng theo sự chỉ đạo cùa lãnh đạo cao nhất, thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển của tổ chức và sự cam kết việc duy trì và

thực hiện các nội dung đã tun bố. Do đó, chính sách chất lượng là một trong những u cầu bắt buộc trong bất kỳ một hệ thống quản trị chất lượng nào.

Mục tiêu chất lượng

Theo ISO 9001:2015, mục tiêu chất lượng là những kết quả đạt được về mặt chất lượng mà công ty muốn hướng đến trong tương lai. Nói cách khác, mục tiêu chất lượng là cầu nối giữa các tun bố, chính sách, tầm nhìn của cơng ty về chất lượng và các yêu cầu khách hàng. Tương tự như các loại mục tiêu khác, mục tiêu chất lượng được thiết lập theo nguyên tắc SMART hoặc SMATER, trong đó:

S- Specific (cụ thể): cần phải xác định rõ đối tượng, phạm vi của mục tiêu. Việc xác định rõ mục tiêu sẽ làm cơ sở cho việc theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện và triển khai các hành động khắc phục kịp thời khi có sự sai lệch so với mục tiêu.

M-Measurable (đo lường được): mục tiêu đo lường được nhằm mục đích giúp cho các cá nhân, bộ phận nhận biết được mục tiêu đã hoàn thành hay chưa và cần phải nổ lực thêm bao nhiêu để đạt được mục tiêu.

A-Agreed (thống nhất): mục tiêu cần có sự liên quan và đảm bảo tính thống nhất với các mục tiêu cấp trên, cấp dưới và ngành cấp (theo chiều ngang và chiều dọc).

R-Realistic (thực tế): mục tiêu chất lượng không phải là những thứ “viễn vơng” mà cần phải khả thi. Tính thực tế của mục tiêu chất lượng thể hiện ở chỗ nó đóng góp những gì cho sự phát triển của cơng ty, tổ chức.

T-Timed (có thời gian hồn thành): ngày hồn thành là mốc thời gian được đưa ra để làm cơ sở xác định mục tiêu chất lượng có đạt hay khơng. Thời hạn giúp tạo sự khẩn trương, thúc đẩy sự tập trung tinh thần từ những cá nhân, đơn vị chịu trách nhiệm về mục tiêu đó.

E-Engaged (sự đồng thuận): để đạt được mục tiêu chất lượng, cần phải có sự tham gia của các nhân viên, đơn vị liên quan trong tổ chức. Để đạt được hiệu quả trong việc huy động lực lượng và hoàn thành mục tiêu đã đề ra, khi thiết lập các mục tiêu chất lượng, cấp lãnh đạo cần tham khảo ý kiến và phản biện từ nhân viên Điều này, làm cho mục tiêu trở nên khả thi và thể hiện tinh thần “làm chủ” của nhân viên đối hoạt động chất lượng trong tổ chức.

R-Relevant (sự liên quan): mục tiêu chất lượng phải gắn kết với chính sách chất lượng mà cơng ty đưa ra, hoặc những ưu tiên trong việc quản lý, phát triển chất lượng trong nội bộ.

Một phần của tài liệu Quản trị chất lượng hạt điều tại công ty TNHH Intersnack Cashew Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w