CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA
1.7 Sơ lược về đặc điểm của hạt điều và quản trị chất lượng hạt điều
1.7.1 Sơ lược đặc điểm của hạt điều
Hạt của quả điều là phần màu xanh sẫm, có vỏ cứng nằm ở chóp của trái điều (quả đào lộn hột). Khi già, hạt chuyển sang màu xanh sẫm, hạt được thu hoạch và phơi khô, hạt này gọi là hạt điều thô. Về cấu tạo, hạt điều thơ gồm có vỏ và nhân. Phần vỏ là phần không ăn được và bị loại bỏ trong quá trình chế biến hạt điều. Nhân hạt điều là phần màu trắng bên trong, có hình thận, được bao bọc trong một lớp vỏ lụa màu nâu đỏ. Theo Phan Đình Thanh (2003), tỷ lệ nhân trong hạt điều là khoảng 20-25%. Như vậy với 1 tấn hạt điều thô, lượng nhân thu được trung bình khoảng 220kg.
Nhân hạt điều có giá trị dinh dưỡng cao, với khoảng 40% thành phần là chất béo, 20% thành phần là protein, chất khoảng và vitamin. Nhân hạt điều được phân cấp thành nhiều thứ hạng, ứng với mỗi thứ hạng phân loại sẽ có mức giá khác nhau. Theo tiêu chuẩn AFI (2016) dành cho hạt điều, tiêu chuẩn chất lượng của nhân điều thành phẩm được xếp loại như sau:
Về kích thước, hạt điều phân loại thành hạt nguyên (Whole), hạt vỡ dọc (Splits), hạt vỡ ngang (Butts), mảnh vỡ lớn (Large pieces), mảnh vỡ nhỏ (baby bits). Trong đó hạt nguyên được phân chia theo kích thước lớn nhỏ của nhân hạt điều, gồm W180 (lớn nhất), W210, W320, W450 (nhỏ nhất).
Về chất lượng ngoại quan, hạt điều chia làm 5 loại:
- Loại 1: nhân hạt điều chất lượng cao, màu đồng nhất, trắng, trắng ngà hoặc vàng nhạt, gồm các loại .
- Loại 2: nhân hạt điều có màu vàng, màu nâu nhạt, nâu (Scorched)
- Loại 3: nhân hạt điều có màu vàng sậm, màu nâu, màu hổ phách, hình dạng hạt có thể bị teo, nhăn do thu hoạch hạt khi còn non.
- Loại 4: bề mặt hạt màu trắng, trắng ngà nhưng có những vết lốm đốm như vị nám (Blemish)
- Loại 5: trên bề mặt có vết lốm đốm nhưng nám đậm hơn loại 4 (dark belmish)
1.7.2 Đặc điểm của quản trị chất lượng hạt điều
Hạt điều nhân là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên, lại rất dễ bị hư hỏng bởi tác động của mơi trường bên ngồi cũng như điều kiện bảo quản. Theo Nguyễn Đình Thanh (2003), hạt điều nhân có sự thay đổi chất lượng như lượng chất béo và dinh dưỡng trong hạt điều sẽ chuyển hóa thành các chất khơng có lợi cho sức khỏe và làm cho hạt điều có mùi giống như bị ôi dầu, đặc biệt theo S.Shivaskanha, A.G Mathew và C.P Natarajan (1974), trong điều kiện nhiệt độ cao (37oC), sự chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng trong hạt điều diễn ra mạnh mẽ hơn so với điều kiện thường.
Ngoài ra, nhân điều cũng là thức ăn u thích của các lồi động vật gây hại như gián, kiến, chuột, do đó việc đóng gói nhân điều thường sử dụng bao bì kín, khó bị xâm nhập bởi động vật gặm nhắm, một số cơng ty cịn thực hiện việc bơm khí trơ vào túi nhân điều thành phẩm nhằm hạn chế sự phát triển của cơn trùng.
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa lại các lý thuyết về chất lượng hàng hóa, các đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, các chức năng của quản trị chất lượng hàng hóa. Đồng thời, tác giả cũng tóm lược một số nguyên tắc, cách thức và công cụ đã và đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản trị chất lượng tại các nhà máy sản xuất.
Có rất nhiều phương pháp và cách thức tiếp cận trong quản trị chất lượng, tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp, cách tiếp cận và tiến trình thực hiện như thế nào phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng một hoặc có thể kết hợp sử dụng nhiều công cụ, phương thức, hệ thống quản trị chất lượng cho hoạt động sản xuất hàng hóa tại cơng ty mình để tạo ra hiệu quả cao nhất. Do đó, để áp dụng được thành cơng các chương trình quản trị chất lượng, mỗi doanh nghiệp cần xác định ưu điểm, nhược điểm, năng lực, lợi thế của bản thân, từ đó đưa ra các kế hoạch hành động phù hợp để có được kết quả tốt nhất.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG HẠT ĐIỀU TẠI CÔNG TY TNHH INTERSNACK CASHEW VIỆT NAM