Chống phơi nhiễM pCb

Một phần của tài liệu 3-2014 (Trang 33 - 34)

Theo bà lê Thị ngọc quỳnh, phó trưởng ban khoa học, Cơng nghệ và môi trường, tập đoàn điện lực việt nam, khi chưa biết nguồn gốc và thành phần pCb trong các thiết bị, vật liệu và chất thải, người lao động cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm pCb như với các đối tượng có pCb, đó là khi tiếp xúc với dầu trong thời gian dài và ở diện rộng, cần sử dụng quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ, mũ, găng tay, ủng... khi tiếp xúc với các chất thải nguy hại. trong quá trình lấy mẫu, bảo dưỡng, tháo dỡ thiết bị, vật liệu người lao động cần chú ý không

được để dầu tiếp xúc với da, mắt, miệng và băng bó các vết thương hở nếu có.

trong cộng đồng, để phòng tránh phơi nhiễm pCb, người dân cần hạn chế ăn cá, trứng, sữa, gia cầm, thịt mỡ không rõ nguồn gốc; Thận trọng khi tiếp xúc các loại vật liệu cũ như: Chấn lưu điện tử, bóng đèn huỳnh quang, giấy than không cácbon, sơn chống cháy, giấy hắc ín; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất, trầm tích và nước xung quanh khu vực chôn lấp và xử lý chất thải nguy hại, khu công nghiệp, và hạ nguồn sông, tránh sinh sống gần các khu vực đốt chất thải.

việc phát hiện và điều trị phơi nhiễm pCb rất tốn kém. do đó, mỗi cá nhân cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tiếp xúc với các thiết bị, vật liệu có khả năng nhiễm pCb, nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình.

p. Linh

VĐể phịng tránh phơi nhiễm PCB, người dân khơng nên ăn cá, trứng, thịt không rõ nguồn gốc

Một phần của tài liệu 3-2014 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)