Những đặc trưng của thị trường

Một phần của tài liệu SỰ hài LÒNG của các CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU về các CÔNG TY FORWARDER tại KHU vực hồ CHÍ MINH v5 (Trang 28 - 31)

Tập quán xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF của các doanh nghiệp Việt Nam

Đa số các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đều có thói quen xuất khẩu theo điều kiện FOB (Incoterms) và nhập khẩu theo điều kiện CIF (Incoterms), trong đó việc mua bảo hiểm thường do đối tác nước ngoài phụ trách. Do đó, các cơng ty bảo hiểm tại Việt Nam khó có điều kiện phát triển thị trường khi mà tập

quán này đã ăn sâu vào một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và cả những doanh nghiệp sản xuất.

Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến việc lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm

Một đặc điểm đáng lưu ý trong thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đó chính là ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như theo các thỏa thuận toàn cầu thì các cơng ty có yếu tố nước ngồi phải lựa chọn các công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm theo chỉ thị từ công ty mẹ; hay các cơng ty Nhật thường có xu hướng lựa chọn các công ty bảo hiểm có nguồn gốc từ Nhật (chẳng hạn như công ty bảo hiểm Liên Hiệp); hay các cơng ty Hàn Quốc thì lựa chọn các cơng ty bảo hiểm có nguồn gốc từ Hàn Quốc (chẳng hạn như Samsung Vina). Để thay đổi tập quán này chắc chắn là điều không bao giờ dễ dàng cho các công ty bảo hiểm nội địa Việt Nam. Do đó, các cơng ty bảo hiểm nội địa nên lưu tâm đến vấn đề lập các công ty liên doanh với những công ty bảo hiểm đến từ Nhật và Hàn Quốc nhằm thu hút một lượng khách hàng rất tiềm năng này. Hiện nay, Bảo Minh cũng đã có cơng ty bảo hiểm Liên Hiệp (UIC), là liên doanh giữa Bảo Minh - Sompo Japan - LIG Insurance nhằm phục vụ thị trường ngách là các khách hàng Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tỷ lệ đền bù tổn thất toàn thị trường tương đối cao

Tỷ lệ bồi thường được xem như là một yếu tố phản ánh một phần khả năng kiểm sốt rủi ro của cơng ty bảo hiểm. Ngoài ra, nếu tỷ lệ bồi thường luôn ở mức cao sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các công ty bảo hiểm. Đối với bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam, tỷ lệ bồi thường tồn thị trường qua các năm ln ở mức cao, đặc biệt là năm 2009. Điều này phản ảnh khâu đánh giá rủi ro của các cơng ty bảo hiểm vẫn cịn nhiều điểm cần phải khắc phục (bên cạnh yếu tố những rủi ro đến từ tự nhiên). Một số cơng ty bảo hiểm vì chạy theo doanh thu mà xem nhẹ công tác này dẫn đến những thiệt hại về tài chính. Ngồi ra, việc đánh giá rủi ro đối với phương tiện vận chuyển cũng gây rất nhiều khó khăn cho các công ty bảo hiểm Việt Nam nhất là việc đánh giá liệu

con tàu có đủ khả năng đi biển hay khơng, hay tài chính của chủ tàu có vững mạnh hay không.

Cơng tác tư vấn và chăm sóc khách hàng

Cơng tác tư vấn và chăm sóc khách hàng là một cơng tác quan trọng đối với sản phẩm tương đối phức tạp như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Hiện nay, các công ty bảo hiểm tại Việt Nam đã bắt đầu có những quan tâm nhất định đến công tác này, nhất là khối các công ty bảo hiểm có yếu tố nước ngồi. Một hệ thống chăm sóc khách hàng tốt sẽ giúp các cơng ty bảo hiểm duy trì lượng khách hàng trung thành của mình một cách ổn định. Đối với đặc thù của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, các khách hàng chủ yếu mua theo tập quán thơng thường. Nếu khơng có sự tư vấn của nhân viên các công ty bảo hiểm trong việc lựa chọn các điều kiện bảo hiểm thích hợp, sẽ dẫn đến những thiệt hại cho khách hàng khi xảy ra tổn thất, và phần nào đó ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ đối với các công ty kinh doanh bảo hiểm.

Cạnh tranh kỹ thuật và phi kỹ thuật

Cạnh tranh kỹ thuật được hiểu là những cạnh tranh mang tính lành mạnh thông qua việc cung cấp các sản phẩm với mức phí cạnh tranh hay thực hiện tốt cơng tác chăm sóc khách hàng. Hiện nay, thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam có sự tham gia của rất nhiều cơng ty bảo hiểm, do đó những cạnh tranh mang tính kỹ thuật sẽ là một điều tốt cho các khách hàng. Các khách hàng sẽ có được mức phí bảo hiểm cạnh tranh cùng với chất lượng phục vụ tốt.

Tuy nhiên cạnh tranh phi kỹ thuật trong bảo hiểm hàng hóa thường diễn ra giữa các công ty bảo hiểm. Cạnh tranh phi kỹ thuật có thể được hiểu như là những cạnh tranh không lành mạnh chẳng hạn như việc đưa ra mức chiết khấu cao để thu hút các khách hàng bằng mọi giá. Đã có trường hợp trên tàu chở hàng xá của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cùng giám định, doanh nghiệp bảo hiểm có khấu trừ cao khơng phải bồi thường cịn doanh nghiệp bảo hiểm có khấu trừ thấp lại phải bồi thường.

Ảnh hưởng của các nhà tái bảo hiểm đối với thị trường

Ảnh hưởng của các nhà tái bảo hiểm đối với thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam là tương đối lớn (điều này cũng tương tự như thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thế giới). Tỷ lệ tái bảo hiểm của các công ty bảo hiểm Việt Nam ra nước ngoài tương đối cao. Đối với một số hợp đồng lớn, các công ty bảo hiểm đa số đều phải tái được ra nước ngồi rồi mới báo phí cho khách hàng. Hơn nữa, trong các điều khoản bảo hiểm hàng hóa mà các cơng ty bảo hiểm tại Việt Nam cung cấp, đều có điều khoản loại trừ của nhà tái bảo hiểm bên cạnh các điều khoản loại trừ theo ICC. Hàng năm, các nhà tái bảo hiểm lớn trên thế giới căn cứ vào tỷ lệ bồi thường (loss ratio) đối với một số loại hàng hóa hay gặp tổn thất hoặc một số tuyến đường vận chuyển nguy hiểm để điều chỉnh điều khoản loại trừ của mình. Nếu như khách hàng lớn có hàng hóa vận chuyển hoặc có tuyến đường vận chuyển nằm trong điều khoản loại trừ của nhà tái thì rất khó để cơng ty bảo hiểm tại Việt Nam nhận trách nhiệm bảo hiểm cho lơ hàng đó.

Một phần của tài liệu SỰ hài LÒNG của các CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU về các CÔNG TY FORWARDER tại KHU vực hồ CHÍ MINH v5 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w