Phiên tòa sơ thầm giải quyết tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 58 - 66)

Xét xử sơ thẩm tranh chấp đất đai là phiên xét xử đầu tiên. Phiên tòa sơ thẩm tập trung các hoạt động tố tụng cùa những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Thủ tục tiến hành xét xử sơ thẩm tranh chấp đất đai được quy định tại Chương XIV BLTTDS năm 2015 gồm 48 điều từ Điều 222 đến Điều 269

Theo đó để tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp đất đai cần phái thực hiện các thủ tục sau: Bắt đầu phiên tòa, tranh tụng tại phiên tòa, nghị án và tuyên án.

Sơ đồ:

- Vé sự tham gia của kiêm sát viên

Viện kiếm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Theo khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2015, thì đối với vụ án có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất thì đại diện viện kiểm sát nhân dân bắt buộc tham gia phiên tòa sơ thẩm. Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 27 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao về quy định việc phối hợp giữa viện kiếm sát nhân dân và TAND trong việc thi hành một số quy định cúa BLTTDS quy định sự tham gia của viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm, tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 232 BLTTDS năm 2015 quy định: "Kiểm sát viên được

Viện trưởng Viện kiêm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tịa; nếu Kiêm sát viên váng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, khơng hỗn phiên tịa Có thể thấy quy định này gây khó khăn cho cơng tác kiếm sát

việc giải quyết vụ án tranh chấp đất đai, do hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, khơng hỗn phiên tịa khi vắng mặt kiếm sát viên, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng phiên tịa sơ thẩm khi khơng có sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật của viện kiểm sát. Cùng với đó, chúng ta có thể thấy được sự thiếu thống nhất trong quy định về sự tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án tranh chấp đất đai của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định tại khoản 1 Điều 232 và khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2015. Do đó, pháp luật cần có quy định cụ thể về vấn đề này để việc áp dụng pháp luật được thực hiện một cách thống nhất, cũng như đảm bảo hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật cùa viện kiểm sát.

- về những người tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thấm dân sự

Phiên tòa sơ thẩm vụ án tranh chấp đất đai được tiến hành với sự tham gia của những người tham gia tố tụng bao gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của đương sự, người làm chứng,

người giám định, người phiên dịch (nêu có). Trong trường hợp tịa án đã triệu tập hợp lệ những người tham gia tố tụng tham gia phiên tòa sơ thấm mà vắng mặt thì tùy từng trường hợp tịa án sẽ giải quyết theo quy định từ Điều 227 đến Điều 232 BLTTDS năm 2015.

- Thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thâm

Được quy định từ Điều 239 đến Điều 246 BLTTDS gồm các thủ tục sau: Khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử; Thư ký phiên tòa báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt cùa những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của tòa án và lý do vắng mặt; Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo cùa tòa án và kiếm tra căn cước của đương sự, người tham gia tố tụng khác. Chủ tọa phiên tòa phồ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của người tham gia tố tụng khác; Chủ toạ phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch. Chú tọa phiên tòa hởi nhừng người có quyền yêu cầu thay đồi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có u cầu thay đồi ai khơng; u cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên và yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính

xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.

Trong giai đoạn bắt đầu phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi dương sự một số nội dung chủ yếu sau: Hởi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc tồn bộ u cầu khởi kiện hay khơng? Hỏi bị đơn có thay đối, bổ sung, rút một phần hoặc tồn bộ u cầu phản tố hay khơng? Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay khơng?...

Trong giai đoạn này, Hội đồng xét xử có thể ban hành một trong số quyết định tố tụng như: Quyết định hỗn phiên tịa khi có người vắng mặt, theo đó, khi

có người tham gia tơ tụng văng mặt tại phiên tịa mà khơng thuộc trường hợp tịa án phải hỗn phiên tịa thì Chủ tọa phiên tịa phải hỏi xem có ai đề nghị hỗn phiên tịa hay khơng; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định theo thủ tục do BLTTDS năm 2015 quy định và có thể chấp nhận hoặc khơng chấp nhận; trường hợp khơng chấp nhận thì phải nêu rõ lý do và việc hỗn phiên tịa được thực hiện theo Mầu số 49-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử có thề ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định này được đưa ra khi Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội (khoản 1 Điều 246 BLTTDS năm 2015). Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự được thực hiện theo Mau số 39-DS ban hành kèm• • • • • • theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Quyết định công nhận sự thoa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

- Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm

Khi kết thúc thủ tục bắt đầu phiên tòa, Chủ tọa sè chuyến sang thủ tục tranh tụng tại phiên tòa, thủ tục tranh tụng được quy định từ Điều 247 đến Điều 263 BLTTDS năm 2015. Trong giai đoạn này, Chủ tọa điều khiền việc tranh tụng tại phiên tòa, các bên đương sự sẽ trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biếu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết. Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến nhưng có quyền u cầu họ dừng trình bày những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án dân sự.

Trong q trình xét xử, Hội đơng xét xử có qun qut định tạm ngừng phiên tịa khi có một trong các cãn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 259 BLTTDS năm 2015 và quyết định tạm ngừng phiên tòa được thực hiện theo Mau số 50-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Thời hạn tạm ngừng phiên tịa là khơng q 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tịa khơng cịn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tịa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa.

Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luât tố tụng của thẩm phán, Hội đồng xét xử, thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kề từ khi thụ lý cho đến trước thời điếm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết cúa vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xừ quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận. Như đà phân tích, theo Điều 232 BLTTDS năm 2015 quy định nếu kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, khơng hỗn phiên tòa trường hợp này kiểm sát viên vắng mặt thì việc phát biểu ý kiến của kiềm sát

viên về việc tuân theo pháp luât tố tụng được thực hiện như thế nào?

Bên cạnh đó, Điều 262 BLTTDS năm 2015 quỵ (7z7z/?:“Ngay sau khi kết thúc

phiên tòa, kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biếu ý kiến cho tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án ” có thê thấy, quy định này là khơng phù hợp với thực tiễn xét xử vụ

án tranh chấp đất đai bởi phát biêu của kiêm sát viên tại phiên tịa khơng chỉ

căn cứ vào tài liệu, chứng cứ, hồ sơ vụ án mà cỏn căn cứ vào diễn biến tại phiên

tịa, do đó bản phát biểu ý kiến của kiêm sát viên có thế sẽ được chỉnh sửa phù

hợp với diễn biến của phiên tòa, chưa kể bản phát biêu ý kiến của kiếm sát viên cịn được đóng dấu của viện kiêm sát. Do đó việc nộp vãn bản phát biêu ý kiến

cho tòa án này sau khi kết thúc phiên tòa là khó thực hiện. Bởì vậy, pháp luật cần quy định thời hạn nhất định đế kiếm sát viên gửi văn bản phát biểu ý kiến cho tòa ản đê lưu hồ sơ vụ án.

- Thủ tục nghị án và tuyên án

Đây là công đoạn cuối của giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp đất đai. BLTTDS năm 2015 quy định thủ tục nghị án từ Điều 264 đến Điều 269, theo đó sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử sẽ vào phòng nghị án đề nghị án. Chỉ có các thành viên Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án, trường họp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án địi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa. Qua nghị án, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc hởi chưa đầy đù hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hởi và tranh luận (Điều 265 BLTTDS năm 2015).

Đối với vụ án tranh chấp đất đai khi nghị án, một số nội dung mà Hội đồng xét xử cần tập trung:

Trước hết, phân tích làm rõ những tình tiết thực tế khách quan của vụ việc tranh chấp và các đặc trưng pháp lý của nó, việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó chính là cơ sở đế việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp được thực hiện một cách chính xác. Cùng với đó, trong khi nghị án, Hội đồng xét xử lựa chọn quy phạm pháp luật tương úng để giải quyết vụ việc. Nói cách khác, sau khi xác định đầy đủ tình tiết khách quan của vụ việc tranh chấp đất đai và các đặc trung pháp lý của nó. Hội đồng xét xử sẽ lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng, thích họp điều chỉnh quan hệ tranh chấp đó làm căn cứ đề áp dụng giải quyết vụ việc, quy phạm pháp luật được lựa chọn phải là quy phạm đang có hiệu lực trên cả ba phương diện: Thời gian, không gian và đối tượng áp dụng.

Trường hợp vụ án tranh châp đât đai chưa có điêu luật áp dụng. Hội đông xét xử phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tẳc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 BLDS năm 2015 và khoản 1, khoản 2 Điều 45 BLTTDS năm 2015.

Việc nghị án được lập thành biên bản và theo Mầu số 51-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trên cơ sở kết quả nghị án, Hội đồng xét xử sẽ ra bản án dân sự sơ thẩm giải quyết tranh chấp đất đai. Bản án dân sự sơ thấm được thực hiện theo Mầu số 52-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ- HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tố chức và cá nhân khởi kiện. Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tố chức, cá nhân khởi kiện và viện kicm sát cùng cấp, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án. Như vậy, việc cơ quan tòa án ra bản án giải quyết tranh chấp đất đai sẽ kết thúc giai đoạn xét xử sơ thẩm.

KÉT LUẬN CHƯƠNG 2

Vụ án tranh chấp đất đai là một trong các loại vụ án tranh chấp dân sự nên thủ tục sơ thẩm giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2015, bao gồm các thủ tục xem xét đơn khởi kiện và thụ lý tranh chấp đất đai, chuấn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai, phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp đất đai. về cơ bản các quy định của BLTTDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành đáp ứng các yêu cầu về giải quyết tranh chấp đất đai. Song do tính chất phức tạp và đặc thù của tranh chấp đất đai dẫn đến các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành vẫn cịn có những hạn chế, bất cập dẫn đến có các quan điểm và nhận thức khác nhau như các quy định về chủ thể có quyền khởi kiện tranh chấp đất đai, các tài liệu chửng cứ nộp cùng đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, vấn đề định giá quyền sử dụng đất, xem xét thẩm định tại chỗ quyền sử dụng đất, yêu cầu các cơ quan quản lý đất đai cung cấp hồ sơ địa chính và các thơng tin liên quan đến quyền sử dụng đất, sự tham gia của kiềm sát viên tại phiên tòa sơ thấm giải quyết tranh chấp đất đai, thù tục tranh tụng tại phiên tòa giải quyết tranh chấp đất đai... Do đó, cần hồn thiện pháp luật tố tụng về giải quyết tranh chấp đất đai.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)