Những khó khăn, vướng mắc và hạn chế trong thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự tại các tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 69 - 70)

quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự tại các tòa án nhân dân ở tỉnh Đắk Lắk

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì trong thời gian vừa qua, cơng tác xét xử các vụ tranh chấp đất đai tại tòa án cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Tỷ lệ các vụ án tranh chấp về đất đai bị hủy, bị sửa do xác định sai tư

cách hoặc thiếu người tham gia tố tụng, dẫn đến những quyết định sai hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng còn tương đối cao; việc hồn phiên tịa khơng đúng quy định vẫn còn xảy ra làm kéo dài việc giải quyết một số vụ án. Đáng chú ý có một số vụ án tranh chấp đất đai kéo dài, qua nhiều cấp xét xử nhưng việc nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện, chưa áp dụng đúng các chủ trương, chính sách về đất đai nên việc giải quyết gây ra bức xúc trong dư luận. Một số cơ quan, tố chức chưa thực sự quan tâm đến cơng tác phối hợp với tồ án, thậm chí chưa làm hết trách nhiệm của mình theo quy định cùa pháp luật trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, giám định, tham gia định giá tài sản, thực hiện uỷ thác tư pháp [62, tr.13]... Qua nghiên cứu thực tiễn giải quyết một số vụ án tranh chấp đất đai cùa các tòa án trên địa bàn tỉnh Đấk Lắk có thề rút ra những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng pháp luật để giải quyết loại tranh chấp này như sau:

Thứ nhất, những vướng mắc liên quan đến hệ thống pháp luật.

Pháp luật chưa thật thống nhất, đồng bộ, giữa Luật, Nghị định, Pháp lệnh về đất đai có những mâu thuẫn với nhau hay mâu thuẫn với các văn bản pháp

luật của các ngành liên quan như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở; vẫn còn tồn tại hiện tượng luật khung, luật ống; luật đã có hiệu lực lại phải chờ Nghị định, Thơng tư hướng dẫn...; trong khi số lượng các vụ án mà tranh chấp liên quan đến đất đai mà tòa án phải thụ lý, giải quyết ngày càng tăng, tính chất vụ việc ngày càng phức tạp. Có trường họp các văn bản trước tuy hết hiệu lực nhưng vẫn còn được áp dụng để giải quyết một số vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất tùy thuộc vào thời điểm xảy ra tranh chấp và tình tiết cúa vụ án đã khiến việc áp dụng gặp nhiều khó khăn hơn, đơi khi có sự mâu thuẫn do cách hiểu và áp dụng pháp luật của các thẩm phán không giống nhau.

Ngay trong chính những quy định được áp dụng trực tiếp để giải quyết tranh chấp đất đai tại toà án như Luật đất đai 2013, Bộ luật tố tụng dân sự cũng tồn tại những vướng mắc. Theo quy định tại khoản 3 và khoản 9 Điều 26

Comment [MP2]: CẦN có BÁO CÁO TỔNG KÊ

HOẶC số LIỆU THÔNG KÊ ĐÊ’ MINH CHỨNG CHO

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)