Tranh chấp đất đai là mẫu thuẫn, xung đột phát sinh giừa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai về lợi ích kinh tế, quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể mà họ không thế tự mình giải quyết các tranh chấp đó mà phải thơng qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định cúa pháp luật. Tranh chấp đất đai thuộc thấm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bao gồm các tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp về các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, kiện đòi quyền sử dụng đất và các tranh chấp khác liên quan đến đất đai. Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục sơ thẩm dân sự là q trình tịa án xem xét, thụ lý tranh chấp đất đai, chuẩn bị xét xử sơ thẩm và xét xử tại phiên tòa sơ thẩm đối với tranh chấp đất đai.
Việc xây dựng pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết tranh chấp đất đai cần được dựa trên cơ sở bản chất của tranh chấp đất đai là tranh chấp dân sự và thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai. về nguyên tắc, trình tự, thú tục, thời hạn tòa án xem xét đơn khởi kiện và thụ lý tranh chấp đất đai được thực hiện giống như việc xem xét, thụ lý các tranh chấp dân sự nói chung. Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc thù của tranh chấp đất đai mà tòa án cần xem xét đến các điều kiện cụ thể khác về thụ lý, thu thập chứng cứ và xét xử. Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự phụ thuộc vào các yếu tố như chất lượng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, công tác quản lý, lưu trữ các thông tin về đất đai và trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, trình độ, phẩm chất đạo đức và các chế độ chính sách đãi ngộ đối với thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.
Chương 2
THỤC TRẠNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN sụ HIỆN HÀNH VÈ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO THỦ TỤC sơ THẨM