Các yếu tố ảnh hương đến việc thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 37)

tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự

- về chất lượng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Ớ Việt Nam hiện nay, hoạt động xây dựng pháp luật nói chung và hoạt động xây dựng pháp luật về đất đai nói riêng vẫn cịn nhiều bất cập, kỹ thuật soạn thảo, xây dựng pháp luật chưa cao, thuật ngữ và các khái niệm pháp lý trong các quy phạm pháp luật về đất đai muốn áp dụng trên thực tế lại cần có văn bản hướng dẫn để thi hành của các cơ quan có thẩm quyền. Tính ổn định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật về đất đai không ổn định lâu dài, trong những năm qua chu kỳ 10 năm lại sử đồi, bô sung một lần. Thực tế, một số văn bản pháp luật về đất đai đã được ban hành nhưng khơng có tính khả thi hoặc khả năng áp dụng pháp luật vào thực tiễn giải quyết tranh chấp không sát với thực tế, và thậm chí khơng theo kịp với thực tế dẫn đến hiệu lực và hiệu quả thấp...

Đe giải quyết tranh chấp đất đai nhanh chóng, hiệu quả thì bản thân pháp luật về đất đai và hệ thống pháp luật phải có chất lượng cao, phải sát với thực tế và theo kịp với đời sống xã hội; hệ thống pháp luật đất đai và các văn bản hướng dẫn phải có tính đồng bộ, thống nhất về nội dung vãn bản (không mâu thuẫn,

chồng chéo nhau). Các văn bản pháp luật được ban hành phải phù hợp giữa nội dung và hình thức, phù hợp với thực tiền, có tính khả thi cao và đảm bảo ổn định tương đối, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp mặt khác việc hướng dẫn, thi hành các văn bản pháp luật cần được tập huấn thường xuyên và cập nhật liên tục. Trong hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của TAND thì chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng áp dụng pháp luật và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ của công dân khi tham gia quan hệ tranh chấp đó, khi áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai thì tồ án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật nội dung và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đất đai. Do vậy nếu hệ thống pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật không đảm bảo chất lượng tốt, thiếu tính chính xác, khơng có khả thi sẽ khơng đảm bảo được quyền và lợi ích họp pháp của đương sự, không thể hiện được pháp chế cua Nhà nước xã hội chú nghĩa. Vì thế chất lượng của hệ thống pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật phải tốt thì việc áp dụng pháp luật mới đảm bảo được tính hiệu quả và hiệu lực cao, theo sát với thực tiễn và đi vào cuộc sống.

- về công tác quản lý, lưu trừ các thông tin về đất đai và trách nhiệm cung

cấp thông tin của các cơ quan quản ỉỷ nhà nước về đất đai

Trong giải quyết tranh chấp đất đai, các thông tin về đất đai như tờ bản đồ, sơ đồ, trích lục bản đồ, quy hoạch, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mốc giới đất là những tài liệu, chứng cứ quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả giải quyết vụ án tranh chấp đất đai. Đó là nhừng tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc chứng minh quyền khởi kiện, điều kiện khởi kiện, xác định nguồn gốc đất, quá trình quản lý sử dụng đất, xác định tài sản chung, riêng hay xác định di sản, hay hiệu lực cúa hợp đồng chuyển nhượng hay xác định chủ thể có quyền sử dụng đất, đường lối giải quyết vụ án... Những chứng cứ đó nhiều khi nằm trong sự lưu giữ và quản lý cùa các cơ quan, tồ chức, cá nhân khác. Đối với tranh

chấp về đất đai các chứng cứ chứng minh nguồn gốc đất, sự thay đổi, chuyển dịch quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, các tờ bản đồ về nhà đất, hiện trạng nhà đất... do cơ quan quản lý đất đai ở địa phương quản lý. Vì vậy, để đương sự có thể thực hiện được việc cung cấp chứng cứ và chứng minh cho u cầu của mình cần phải có sự họp tác tích cực từ nhừng cơ quan, tồ chức, cá nhân này. Những chủ thề này cần phải nhận thức rõ trách nhiệm và nghía vụ của mình trong việc cung cấp chứng cứ, tài liệu. Song, việc quản lý đất đai của nhiều chính quyền địa phương trong thời gian vừa qua thực hiện không tốt, khi đương sự hay tịa án u cầu cung cấp thơng tin, nhiều ủy ban nhân dân không trả lời hoặc trả lời chậm, thậm chí khơng trả lời. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả giải quyết tranh chấp đất đai. Do đó, cần có quy định cụ thể về hệ thống quản lý các dữ liệu về đất đai và chế tài đủ mạnh đối với các tồ chức lưu trữ, quản lý thông tin về đất đai nhưng không sẵn sàng cung cấp thông tin cho đương sự và tịa án khi có u cầu.

- về trình độ, phẩm chất đạo đức và các chế độ chỉnh sách đãi ngộ đối với

thăm phản và Hội thẩm nhân dãn

Giải quyết các vụ việc nói chung và vụ án tranh chấp đất đai nói riêng là chức năng, nhiệm vụ đặc thù của TAND nhàm bảo vệ công lý, đảm bảo sự công bàng, ổn định, phát triển kinh tế xã hội. Cán bộ, thẩm phán toà án và Hội thẩm nhân dân phải có trình độ chun mơn tốt, có năng lực trong cơng việc, có kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp, có cách ứng xử tốt, có tư cách đạo đức mẫu mực. Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai của TAND được chuẩn mực, khách quan và hiệu quả cao.

Đe làm tốt công tác này thì thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ln trau dồi kiến thức, nghiệp vụ, tập huấn nghiệp vụ và có các thấm phán chuyên biệt để giải quyết các tranh chấp đất đai. Trong thực tế những năm gần đây đã có trường họp áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai cúa TAND còn tình trạng

giải quyết thiếu khách quan, khơng thấu tình đạt lý dẫn đến các ban án bị huỷ, sửa nhiều, nguyên nhân do trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của thấm phán. Đối với Hội thẩm nhân dân phải là người có am hiểu pháp luật có trình độ kiến thức pháp luật thì hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng mới có hiệu quả cao.

Để có hiệu quả cao trong áp dụng pháp luật nói chung thì Nhà nước cần quan tâm hơn nữa để đảm bảo chế độ chính sách đối với đội ngũ thẩm phán và quan trọng nhất về tiền lương và phụ cấp. Khi có một mức lương xứng đáng đảm bảo được cuộc sống của mình và con cái của họ thì chắc chắn ràng hạn chế được việc tham nhũng, tiêu cực xảy ra. Trên cơ sở họ cân nhắc những thiệt hơn chắc rằng họ sẽ khơng có việc tiêu cực, tham nhũng xảy ra. Sự quan tâm này là sự tác động lớn thúc đẩy các thẩm phán và Hội thẩm nhân dân làm việc cơng tâm, khách quan, cống hiến hết mình cho sự nghiệp.

- về cơ sở vật chất, các chế độ hảo vệ thâm phản và Hội thảm nhân dán đê đảm bảo cho hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai

Đe đảm bảo cho cán bộ toà án, thẩm phán và Hội thấm nhân dân, nhừng người làm công tác áp dụng pháp luật, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, một trong những điều kiện hết sức quan trọng phải quan tâm là vấn đề trụ sở, nhũng thiết bị làm việc và xét xử. Xét xử là công việc phức tạp, bản án, quyết định của Hội đồng xét xử sẽ dẫn đến một hoặc nhiều cá nhân, tố chức phải chịu trách nhiệm pháp lý nhất định, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, danh dự của người phải thi hành. Chính điều này đã trở thành sự ganh ghét, hàn thù, đe doạ, trả thù trong cuộc sống. Ai cũng phải có các mối quan hệ xã hội. Nếu thẩm phán không biết phân biệt thì dễ dẫn đến những cám dồ vật chất đời thường, nhất là điều kiện kinh tế vật chất hiện nay đang thiếu thốn. Do tính chất đặc thù của công việc, thẩm phán phải được bảo vệ tuyệt đối an toàn. Đe giúp các Thấm phán yên tâm cơng tác, Nhà nước nên có quy định những biện pháp đặc biệt để đảm bảo an toàn cho thẩm phán có như vậy các thẩm phán mới yên tâm, chuyên tâm vào

công việc trọng trách được giao. Việc áp dụng pháp luật đê giải quyêt và xét xử các vụ án tranh chấp đất đai được đảm bảo chính xác và đúng pháp luật.

Bên cạnh đó, cần xây dựng các điều kiện nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan của thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong để giải quyết tranh chấp đất đai. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp đất đai khơng được bất kỳ ai can thiệp hoặc tác động đến đường lối giải quyết của thẩm phán. Năng lực, sự cẩn trọng cùa thẩm phán là tiền đề để thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình đúng quy định cùa pháp luật và đảm bảo tính cơng bằng khi giải quyết. Năng lực chuyên mơn đó được thể hiện trong quá trình giải quyết vụ án (từ khi thu thập chứng cứ, chuẩn bị xét xử, điều khiển phiên toà, ra bản án, quyết định của Hội đồng xét xử) đảm bảo chính xác, khách quan, tồn diện đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự và thực tiễn tại các tòa án nhân dân trên địa bàn đắk lắk (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)