luật đất đai và các hướng dẫn của TANDTC trong cơng tác xét xử thì trong q trình giải quyết, các tòa án trên địa bàn tỉnh còn vận dụng một cách phù hợp các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào việc giải quyết các tranh chấp đất đai sao cho phù hợp với đặc điểm chính trị của địa phương và đặc trưng của chế độ quản lý về đất đai khác nhau qua mỗi thời kỳ ở nước ta.
Thứ tư, các TAND trên địa bàn tỉnh ln chú trọng thực hiện cơng tác hồ
giải trong giải quyết vụ án tranh chấp đất đai. Hoà giải trong giải quyết vụ án tranh chấp đất đai là cơng tác được các tịa án trên địa bàn tỉnh chú trọng thực hiện và đạt được hiệu quả trong thời gian qua. Hoà giải thành tranh chấp đất đai khơng chỉ giúp cho ngành tồ án rút ngắn được thời gian giải quyết tranh chấp mà còn giúp các bên đương sự tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức trong việc “theo đuổi” khiếu kiện, “đánh tan” tâm lý “thắng - thua”; duy trì sự ổn định, đồn kết và khơng làm “sứt mẻ” tình cảm trong nội bộ nhân dân.
Những kết quả trên trong việc giải quyết tranh chấp đất đai theo thu tục tố tụng dân sự tại các tòa án ở tỉnh Đắk Lắk đã góp phần quan trọng vào việc ồn định trật tự, an toàn xã hội, phát triến kinh tế địa phương, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, nâng cao hiệu lực quản lý cúa Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, bảo vệ các giao dịch hợp pháp trong đời sống xã hội. Phần lớn các bản án, quyết định của tòa án các cấp xét xử các loại tranh chấp về quyền sử dụng đất có căn cứ pháp luật, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, được nhân dân đồng tình, dư luận xẫ hội ủng hộ và bảo đảm hiệu lực thi hành.