2.1. Quan hệ đảm bảo việc làm giữa Nhà nước và người lao động
Pháp luật quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo việc làm cho người lao động như sau:
- Nhà nước là chủ thể trong việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực việc làm, hoạch định các kế hoạch, chiến lược phát triển việc làm trong từng giai đoạn và từng năm. Nhà nước cũng khuyến khích và tạo điều kiện cần thiết cho các chủ thể tham gia trong việc bảo đảm việc làm cho người lao động. Trên cơ sở đó, Nhà nước có chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ về vốn, chính sách cho vay vốn, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng lao động đặc thù. Đồng thời, Nhà nước cũng có chính sách giải quyết việc làm cho người lao động khi người lao động bị mất việc làm trên cơ sở việc đóng góp quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ khó khăn cho người lao động. Nhà nước cũng quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện chính sách về việc làm và bảo đảm việc làm cho người lao động.
- Chính phủ là cơ quan quản lý Nhà nước có quyền lập chương trình quốc gia về việc làm, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, di dân phát triển vùng kinh tế mới gắn với chương trình giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, Chính phủ xây dựng các chương trình và quỹ quốc gia về việc làm trong phạm vi cả nước và trình Quốc hội quyết định chương trình và quỹ quốc gia về việc làm.
- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội chủ trì lập kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia về việc làm và quỹ quốc gia về việc làm.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập chương trình và quỹ giải quyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
2.2. Quan hệ về đảm bảo việc làm giữa người sử dụng lao động vàngười lao động người lao động
- Người sử dụng lao động phải tuân thủ pháp luật về việc làm, thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản về việc làm trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
- Người sử dụng lao động phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
- Người sử dụng lao động không có quyền thay đổi cơng việc trái với nguyện vọng của người lao động trừ một số trường hợp đặc biệt theo Điều 31 Bộ luật lao động 2012.
- Người sử dụng lao động phải có chính sách bảo đảm việc làm cho người lao động, có trách nhiệm đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, đào tạo lại cho người lao động khi người lao động bị mất việc làm, bổ túc nghề cho người lao động.
- Người sử dụng lao động phải có chính sách giải quyết việc làm cho người lao động đặc thù, lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
- Người sử dụng lao động phải đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
- Cấm người sử dụng lao động có hành vi dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
2.3. Quan hệ giữa người lao động và các tổ chức dịch vụ việc làm
Tổ chức dịch vụ việc làm được cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
Tổ chức dịch vụ việc làm là cầu nối trung gian trong việc lấy thông tin từ thị trường lao động và đem thơng tin đó cung cấp cho người lao động phù hợp với đặc điểm của địa phương.
Tổ chức dịch vụ việc làm được thu phí, được Nhà nước xét giảm, miễn thuế và được tổ chức dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Tổ chức dịch vụ việc làm được tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.
Tổ chức dịch vụ việc làm có nhiệm vụ tư vấn, dịch vụ việc làm cho người lao động. Tùy điều kiện lao động của địa phương mà tổ chức dịch vụ việc làm được sử dụng các hình thức khác nhau trong tạo việc làm cho người lao động.