Nội dung của thỏa ước lao động tập thể là các điều khoản chứa đựng quyền và nghĩa vụ của tập thể người lao động và người sử dụng lao động cam kết các vấn đề về việc làm và bảo đảm việc làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, định mức lao động, bảo hộ lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
Pháp luật thường qui định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên ở mức tối thiểu hoặc tối đa do đó các bên phải thỏa thuận các vấn đề một cách cụ thể phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế của từng doanh nghiệp.
Thỏa ước lao động tập thể ngồi các nội dung nói trên pháp luật cũng cho phép các bên có thể thỏa thuận thêm những nội dung khác như thể thức giải quyết tranh chấp lao động, ăn giữa ca, phúc lợi tập thể, trợ cấp việc hiếu hỷ, xây nhà trẻ cho người lao động gửi con, xe đưa đón cơng nhân, trợ cấp khó khăn, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động… phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và bảo đảm quyền lợi cho tập thể người lao động.
2.1. Việc làm và bảo đảm việc làm
Việc làm và bảo đảm việc làm là vấn đề quan trọng đối với tập thể người lao động do đó các bên cần phải thỏa thuận thương lượng cụ thể các trường hợp duy trì quan hệ lao động, các biện pháp bảo đảm việc làm, trường hợp nâng cao tay nghề cho người lao động, đào tạo lại khi thay đổi kỹ thuật hay tổ chức sản xuất, các trường hợp điều chuyển người lao động sang làm công việc khác, cũng như các chế độ sau khi chấm dứt quan hệ lao động.
2.2. Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi đã được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh song để phù hợp với từng doanh nghiệp, từng tính chất cơng việc thì các bên phải thương lượng cụ thể về độ dài thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần, cần bố trí ca kíp, các trường hợp làm đêm, làm thêm giờ, thời giờ nghỉ giải lao phù hợp với từng loại nghề, công việc, thời giờ nghỉ giữa ca, các ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng, nghỉ phép năm, nghỉ Tết, nghỉ không hưởng lương, tiền tàu xe cho công nhân khi nghỉ phép năm…
2.3. Tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp
Các bên thỏa thuận tiền lương, tiền thưởng căn cứ vào công việc, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và trên cơ sở quy định của pháp luật. Các bên phải thỏa thuận tiền lương tối thiểu, tiền lương trung bình, thang bảng lương của doanh nghiệp, các hình thức trả lương, các trường
hợp nâng bậc lương, phương thức bồi thường khi người sử dụng lao động trả chậm lương, nguyên tắc thưởng, hình thức thưởng, thưởng thường xuyên hoặc đột xuất… Ngoài ra các bên còn phải thỏa thuận các chế độ phụ cấp và mức phụ cấp cụ thể.
2.4. Định mức lao động
Việc xác định hợp lý định mức lao động là cơ sở để phát triển sản xuất do đó các bên phải thương lượng cụ thể các nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức áp dụng thử, loại định mức, các biện pháp đối với trường hợp khơng hịan thành định mức, ngun tắc khốn tổng hợp cả lao động và vật tư…
2.5. An tòan lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về an tòan lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội các bên cần thỏa thuận cụ thể các biện pháp bảo hộ lao động, các chế độ phòng hộ lao động, bồi dưỡng sức khoẻ cho từng loại công việc, chế độ đối với lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại; trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Các bên cũng thỏa thuận về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đóng góp bảo hiểm xã hội và các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng, các khoản trợ cấp hỗ trợ khi người lao động bị ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu hoặc chế độ khi người lao động chết. Đặc biệt, trong