- Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề thì
3. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
3.2.2. Đối với người lao động
Pháp luật lao động quy định: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Khi tham gia giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi lao động, đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động. Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến
dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Đối với đối tượng lao động đặc thù pháp luật lao động bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể này thông qua việc pháp luật lao động hạn chế quyền tham gia quan hệ lao động trong một số trường hợp nhất định. - Thứ nhất, đối với lao động nữ: Người lao động nữ không được làm
những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con, theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Người lao động nữ bất kỳ độ tuổi nào cũng không được làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước.
- Thứ hai, đối với lao động chưa thành niên: Người lao động chưa thành niên không được làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách theo Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
- Thứ ba, đối với người lao động cao tuổi, lao động tàn tật: Người lao động cao tuổi, lao động tàn tật không được làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.