Trợ cấp tiền lương đối với người lao động gặp hoàn cảnh đặc biệt:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công tác kế toán tại công ty tnhh một thành viên than mạo khê (Trang 30 - 36)

II/ Hình thức trả lương đối với CNVC:

6 Trợ cấp tiền lương đối với người lao động gặp hoàn cảnh đặc biệt:

Hoàn cảnh đặc biệt của người lao động được trợ cấp tiền lương gồm:

- Người lao động sức khoẻ quá yếu không đảm nhận được các công việc lao động trong điều kiện bình thường ( sức khoẻ xếp loại V trở lên theo kết quả khám phân loại sức khoẻ );

- Mắc các bệnh kinh niên, mãn tính ảnh hưởng đến khả năng lao động, Công ty đã có các biện pháp tích cực để phục hồi sức khoẻ, nhưng cá nhân người lao động không đảm nhận được các công việc lao động trong điều kiện bình thường, trừ trường hợp người lao động bị TNLĐ, mắc bệnh nghề nghiệp.

Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp: Tối đa 01 năm ( 12 tháng ); Sau thời gian 12 tháng nếu sức khoẻ không phục hồi để làm các công việc trong điều kiện bình thường thì không được hưởng trợ cấp tiền lương, Công ty giải quyết chế độ chính sách theo quy định của Bộ luật lao động.

Mức trợ cấp: Trợ cấp tiền lương hàng tháng bằng 01 hệ số lương tối thiểu Nhà nước quy định từng thời kỳ.

Trả lương: công nhân thử việc, học sinh thực tập nghề, công nhân được c.ty đào tạo thêm nghề trong thời gian thực tập nghề mới, công nhân học thực hành công nghệ mới, công nhân làm chuyên gia công nghệ mới .

Khi người lao động được C.ty ký giao kết hợp đồng lao động thử việc, tiền lương trong thời gian thử việc được trả như sau:

1/ Đối với CN kỹ thuật và lao động phổ thông: Đối với CN lao động thủ công:

– Thời gian thử việc 5 ngày ( tính theo ngày công thực hiện ).

Đối với CN kỹ thuật:

– Thời gian thử việc 30 ngày ( tính theo ngày công thực hiện ).

* Tiền lương trong thời gian thử việc được trả bằng 85% mức lương theo hệ số cơ bản được xếp có phụ cấp khu vực và mức lương tối thiểu KH của C. ty.

* Ngoài tiền lương thử việc, khi công nhân tham gia làm sản phẩm thì việc chia thêm tiền lương được thực hiện như sau:

Các đơn vị chia tiền lương sản phẩm thực hiện do công nhân thử việc tham gia trực tiếp sản xuất cùng công nhân chính theo các mức và đối tượng sau:

- 30 % tiền lương sản phẩm ( hoặc điểm ) chi trả cho công nhân thử việc ( sản phẩm do công nhân thử việc trực tiếp tham gia sản xuất );

- 20 % tiền lương sản phẩm ( hoặc điểm ) chi trả cho công nhân chính ( Tổ trưởng, nhóm trưởng hoặc thợ bậc cao ) được giao nhiệm vụ kèm cặp công nhân thử việc.

- 50 % còn lại được chia cho số công nhân sản xuất trong tổ hoặc nhóm cùng làm với công nhân thử việc.

2/ Đối với CBNV kỹ thuật nghiệp vụ: a – Thời gian thử việc tối đa :

- Đối với Trung cấp : 30 ngày ( tính theo ngày công thực hiện ).

- Từ Cao đẳng và Đại học trở lên: 60 ngày. ( Trường hợp bố trí trực tiếp làm CNKT thì thử việc 30 ngày, tiền lương thử việc trả như CNKT ).

b – Tiền lương trong thời gian hợp đồng thử việc ( Ghi tại quyết định ): Được Công ty trả bằng 85% mức lương theo hệ số lương cơ bản ghi tại quyết định tuyển dụng và phụ cấp, theo mức lương tối thiểu KH của Công ty.

1. Đối tượng áp dụng: Học sinh thực tập nghề có làm ra sản phẩm.

2. Đối tượng không áp dụng: Học sinh thực tập nghề không làm ra sản phẩm. 3. Hình thức trả lương: Trả tối đa 85% tiền lương sản phẩm hoặc số điểm của học sinh thực tập thực hiện được (điểm/công), số điểm (tiền lương) còn lại được trả cho người hướng dẫn kèm cặp tay nghề hoặc công nhân trong tổ nhóm cùng tham gia hướng dẫn.

Ví dụ: Tổ đào gương số 3 thuộc PX Đá 5 thực hiện trong ca được 1,0 mét lò =1.070 điểm, tổng số lao động 6 người (5 công nhân + 1 h/s). Sau khi bình công chấm điểm: 5 công nhân được 200 điểm/người, 1 học sinh được 70 điểm (tương ứng với số sản phẩm làm được), thì số điểm của mỗi người được tính như sau: 1 h/s = 70 đ x 85% = 60 điểm, số điểm còn lại (10 điểm) chia đều cho 5 công nhân chính, số điểm thực tế của mỗi công nhân chính sẽ là 202 điểm/người-ca.

Trả lương công nhân được c.ty đào tạo thêm nghề trong thời gian thực tập nghề mới:

1. Đối với thợ lò thực tập vận hành máng cào, quạt gió lò; cơ điện lò thực tập vận hành tầu điện: Được trả bằng 100% đơn giá ngày công khoán công việc thực tập. Trường hợp có tham gia làm thêm sản phẩm thì được trả thêm số tiền lương sản phẩm thực hiện được.

2. Các đối tượng còn lại: Được trả bằng 85% đơn giá ngày công khoán công việc thực hành.

Trả lương công nhân trong thời gian học thực hành công nghệ mới:

1. Học thực hành trong lò: Trả bằng 100% đơn giá ngày công khoán công việc thực hành.

2. Học thực hành ngoài lò: Đơn giá ngày công được trả bằng hệ số cấp bậc công việc khoán với phụ cấp khu vực, chức vụ (nếu có) x với mức lương tối thiểu kế hoạch của C.ty / 26.

TL ngày công = ( Hcbcv +Pcv + Pkv ) x Mtt /26 ; đồng

V. Trả lương công nhân làm chuyên gia công nghệ mới: Được trả bằng 130% đơn giá ngày công khoán của công việc đang làm.

Điều 4 . áp dụng hệ số khuyến khích SX đối với một số chức danh công việc có tính chất đặc thù, được tính vào đơn giá sản phẩm:

1/ Chi tiết từng ngành nghề được quy định chi tiết tại phụ lục.

2/ Vận dụng tăng đơn giá tiền lương 30% Đối với công nhân vận hành máy xúc, máy gạt khi bố trí 1 công nhân vận hành / ca máy, ( trường hợp bố trí 2 công nhân vận hành/ca máy thì không áp dụng hệ số tăng đơn giá này ).

3/ áp dụng tăng đơn giá tiền lương sản phẩm đối với công việc đào lò thượng, lò hạ trong than hoặc đá: K đc = 1,3 ( tăng 30% đơn giá tiền lương ) với chiều dài ≥ 60 mét; áp dụng cho các chức danh công việc lao động trực tiếp đào thượng được nêu trong định mức chi tiết đào thượng.

4/ Vận dụng tăng đơn giá tiền lương 17% thực hiện thông tư 16 /LĐTB – XH của Bộ lao động thương binh xã hội về việc rút ngắn thời giờ làm việc đối với lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, cụ thể như sau:

a - Hình thức thực hiện giảm giờ:

Số giờ rút ngắn được tính trả lương vào đơn giá tiền lương cho người lao động thay cho việc giảm bớt thời giờ trong ca làm việc; vì dây chuyền sản xuất của Công ty có nhiều công đoạn và phân hạng lao động theo các môi trường làm việc khác nhau.

b - Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được Liên bộ LĐTBXH – Y tế phân hạng loại V, VI ( làm việc trong hầm lò ) Cụ thể gồm các chức danh công việc sau:

+ Công nhân trực tiếp sản xuất: Khai thác than hầm lò; đào chống lò ( kể cả học sinh thực tập có ký hợp đồng lao động); vận tải lò; bắn mìn trong hầm lò; vận hành thiết bị trong hầm lò; sửa chữa cơ điện trong hầm lò V/hành trạm nạp ác quy trong hầm lò; lái, phụ tầu điện trong hầm lò; đo khí, thông gió trong hầm lò; cấp cứu mỏ, giải quyết sự cố trong hầm lò; sửa chữa đường sắt trong hầm lò; nghiệm thu lấy mẫu than trong hầm lò; công nhân trắc địa, địa chất hầm lò; đổ bê tông trong hầm lò; lắp đặt thiết bị máy trong hầm lò; đóng mở các cửa gió sâu cách cửa lò từ 10 mét trở lên; tháo dỡ thu hồi vật tư thiết bị trong hầm lò;

+ Cán bộ chỉ huy sản xuất: Trực tiếp chỉ huy sản xuất trong hầm lò

( Quản đốc, Phó quản đốc; Lò trưởng, Phó quản đốc cơ điện lò ), Quản đốc, Phó quản đốc phân xưởng thông gió cấp cứu mỏ; Quản đốc, Phó quản đốc phân xưởng vận tải hầm lò; GSATHL;

c- Đối tượng không áp dụng:

- Người lao động làm các công việc không nêu tại mục b nêu trên.

- Người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc haị, nguy hiểm nhưng C. ty đã thực hiện chế độ làm việc giảm giờ ( làm việc theo chế độ 4 ca / ngày đêm, tức là 6 giờ/ca ).

d - Hệ số điều chỉnh tăng đơn giá tiền lương được tính vào đơn giá tiền lương kế hoạch.

e – Trường hợp đặc biêt: Công ty cho phép áp dụng hệ số khuyến khích làm việc 6h/kíp như 8h/ca, với điều kiện phân xưởng phải tổ chức sản xuất sao cho thời gian làm việc hữu ích là 6h/kíp, không kể thời gian chuẩ bị và chỉ áp dụng đối với các công trình trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ.

1- Cơ sở xác định tỷ lệ tăng đơn giá ( Ktt16).

- Ký hiệu ( Ktt16 ) là hệ số tăng đơn giá tiền lương khi thực hiện thông tư 16:

Số giờ làm việc Số giờ tiêu chuẩn

kế hoạch hoặc _ quy định tại TT16 giao định mức LĐ LĐTB – XH 7h – 6h

Ktt16= —————————————————— x 100 = ——— x 100 = 16, 6 %

Số giờ T/ chuẩn quy định tại TT16 LĐTB-XH 6h

( Lấy tròn 17%)

* Cách tính đơn giá tiền lương khi có hệ số Ktt 16: Tiền lương ngày :

Hệ số CBCV;

Đơn giá 1 ngày công KH = Chức vụ và x (Kkk+Ktt16 + Kđh) x Mtt : 26 ngày

p/cấp CV, K/vực

Trong đó : Ktt16 là hệ số áp dụng theo thông tư 16 = 0,17; Kđh: là hệ số phụ cấp độc hại ( K = 0,15 ).

Kkk : Hệ số khuyến khích theo phụ lục. Mtt: Mức lương tối thiểu kế hoạch của C.ty.

- Khi xác định đơn giá tiền lương/ đơn vị sản phẩm thì căn cứ vào định mức lao động

C.ty giao để tính.

3/ Đối với bộ phận phòng ban, quản lý công ty:

Hàng tháng sau khi xác định được quỹ lương thực hiện của khối gián tiếp (Qth.gt ) quỹ lương sẽ được chia làm 2 phần:

Qth. gt = T1+T2 ( đồng )

Trong đó: Phần thứ nhất ( T1) là tổng tiền lương được tính theo chế độ; tính hệ số lương cơ bản cộng phụ cấp chức vụ ( nếu có ) và phụ cấp khu vực của từng CBNV nhân với mức lương tối thiểu Nhà nước quy định và số ngày công thực tế làm việc ( tối đa bằng công chế độ );

Phần thứ 2 ( T2 ) là tiền lương còn lại sau khi quỹ lương thực hiện của khối gián tiếp đã trừ tổng tiền lương được tính theo chế độ lương cơ bản ( T1 ).

T2 = Qth. gt - T1 đồng /tháng

* Quy chế tiền thưởng

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công tác kế toán tại công ty tnhh một thành viên than mạo khê (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w