Thành phần và tải lượng:

Một phần của tài liệu TOM TAT DTM QUY DAT TINH LO 561(1) (Trang 92 - 94)

C: Hệ số dòng chảy (C = 0,34) (TCVN 7957:2008)

b. Thành phần và tải lượng:

* Chất thải rắn từ quá trình phát quang cây cối thảm thực vật

Phần lớn diện tích khu vực dự án là ao ni thủy sản vì vậy chỉ một phần diện tích rất nhỏ khoảng 300m2 là cây bụi, cỏ dại với khối lượng phát sinh trong quá trình GPMB tương đối nhỏ khoảng 0,6 tấn.

* Chất thải của quá trình phá dỡ nhà tạm

Cơng trình cần tháo dỡ trong khu vực thực hiện dự án là 2 nhà 1 tầng với khối lượng phá dỡ khoảng 4,86m3 và 5 nhà tạm khoảng 6,32m3. Như vậy, tổng khối lượng phá dỡ các hạng mục cơng trình khoảng 11,18m3 tương đương 26,83 tấn. Lượng chất thải rắn này nếu không được đổ thải đúng nơi quy định sẽ gây ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực cũng như chiếm dụng mặt bằng thi công của dự án.

* Đối với chất thải từ quá trình đào móng, làm tầng hầm và khoan cọc nhồi

Quá trình triển khai dự án làm phát sinh một lượng bùn đất từ quá trình đào tầng hầm, đào móng và khoan cọc nhồi. Theo bảng 1.4 thì khối lượng đất đào móng, làm tầng hầm là 7.879m3. Ngồi ra, trong q trình triển khai dự án cịn làm phát sinh 1.063,62m3 đất khoan cọc nhồi và bùn đất lẫn bentonite (Lượng

bentonite sử dụng cho 148 (137 cọc dài 40m; D=600mm và 11 cọc dài 39m, D=600mm) cọc khoan nhồi của dự án là 3.545,4m3, lượng bentonite loại thải bằng 30% lượng sử dụng là 1.063,62m3).

Vậy tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ q trình đào móng, làm tầng hầm và khoan cọc nhồi là 8.942,62m3 tương đương 12.519,67 tấn. Lượng chất thải rắn trên nếu không được đổ thải đúng nơi quy định sẽ gây ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực và chiếm dụng mặt bằng thi công của dự án.

* Đối với rác thải trong quá trình xây dựng

Thành phần chính gồm bao bì đựng vật liệu xây dựng, các loại vật liệu xây dựng dư thừa như cát, đá, xi măng rơi vãi... Khối lượng các nguồn rác thải này khó tính được, nó tùy thuộc vào khối lượng thi cơng, khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu, trình độ tay nghề của công nhân và biện pháp thu gom tái sử dụng các phế liệu này vào các mục đích khác.

Mặt khác, khối lượng nguyên vật liệu thi công xây dựng 138.827,02 tấn. Với hệ số phát sinh chất thải rắn từ một số cơng trình thực tế đã xây dựng là 0,5% thì tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong thời gian xây dựng cơ bản của cơng trình khoảng 694,14 tấn. Lượng chất thải xây dựng này còn phụ thuộc vào khả năng tiết kiệm và tay nghề của công nhân thi cơng cơng trình.

* Rác thải trong quá trình lắp đặt thiết bị và trang trí nội thất

Rác thải từ quá trình lắp đặt thiết bị và trang trí nội thất với thành phần chủ yếu là đoạn dây điện thừa, vỏ dây được gọt bỏ, bao bì, thùng cacton… nếu khơng được thu gom thì nguồn thải này sẽ làm mất mỹ quan của khu vực.

* Đối với rác thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân lao động trên công trường

Thành phần chủ yếu của nguồn thải này gồm giấy loại, bao bì, thức ăn thừa, các vật dụng sinh hoạt loại thải... Theo số liệu của “Vietnam Environment monitor

2004-Solid waste” quy ước lượng rác thải trung bình trên đầu người là 0,1 -

0,3kg/ngày. Theo điều kiện và tính chất sinh hoạt tại cơng trường thì trung bình mỗi người thải ra khoảng 0,2kg/ngày. Với số lượng cơng nhân thi cơng khoảng 70 người thì tổng lượng thải trung bình trong một ngày ước tính khoảng 14kg/ngày. Nhằm hạn chế các tác động đến môi trường xung quanh, chủ cơng trình và đơn vị thi cơng sẽ phối hợp với đội vệ sinh môi trường khu vực để thu gom và xử lý hết toàn bộ lượng rác thải này.

* Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động xây dựng

Chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn này gồm có dầu thải từ các phương tiện, máy móc thi cơng, các loại giẻ lau dính dầu, thùng sơn…

Theo “Kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu tái chế nhớt thải thành

phòng thực hiện vào năm 2002” cho thấy: Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương

tiện vận chuyển và thi cơng cơ giới trung bình 7 lit/lần thay, chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc trung bình từ 3 - 6 tháng/lần tùy thuộc vào cường độ hoạt động của phương tiện. Theo ước tính, số lượng phương tiện thi cơng cơ giới sử dụng dầu trên công trường khoảng 5 phương tiện. Vì vậy, lượng dầu mỡ thải phát sinh ước tính trong một lần thay khoảng 35 lít tương đương 28kg (lượng thải này khơng tính đến các phương tiện vận tải nguyên vật liệu phục vụ cho thi công).

Theo khảo sát thực tế tại một số cơng trình đã triển khai xây dựng trên địa bàn thì khối lượng giẻ lau phát sinh từ quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị hoặc lau dầu rị rỉ với khối lượng phát sinh khoảng 1 - 2 kg/tháng. Khối lượng bao bì, thùng đựng sơn phát sinh từ việc sử dụng sơn khoảng 7 - 10 kg/tháng.

Một phần của tài liệu TOM TAT DTM QUY DAT TINH LO 561(1) (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)