Nước mưa chảy tràn

Một phần của tài liệu TOM TAT DTM QUY DAT TINH LO 561(1) (Trang 134 - 136)

- Giảm thiểu sự cố do máy vận thăng lồng, cẩu tháp

b. Nước mưa chảy tràn

Như đã đánh giá ở trên thành phần ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn tương đối thấp và thay đổi tuỳ theo điều kiện vệ sinh sân bãi. Hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn của dự án được thiết kế độc lập với hệ thống thoát nước thải.

- Đối với khối nhà cao tầng:

Phương án thoát nước mặt chảy tràn vào tầng hầm:

Để hạn chế nước mưa chảy tràn xâm nhập vào tầng hầm, chủ dự án bố trí mương B300, i=0,35% và tuyến ống D200 để thu nước mưa chảy tràn của khu vực bãi đỗ xe và các khu vực kỹ thuật trong tầng hầm. Nước mặt tự chảy về hố bơm 1 để thoát nước sàn (KT1500x1500x1500mm), Q = 3m3

/h, H = 10m (1 bơm làm việc và 1 bơm dự phịng). Ngồi ra, tại khu vực tầng hầm còn bố trí 1 hố bơm 2 (KT600x600x500mm), bơm thoát nước thang PCCC, Q = 2m3

/h, H = 12m (1 bơm làm việc và 1 bơm dự phòng). Ở điều kiện bình thường 2 bơm hoạt động luân phiên, khi xảy ra lũ lụt hoặc cháy 2 bơm hoạt động đồng thời.

(Vị trí các hố bơm, mương B300 được thể hiện ở Bản vẽ mặt bằng cấp thoát nước sàn tầng hầm đính kèm phần phụ lục).

Nước mưa từ các phễu thu ở tầng mái, các tầng của tòa nhà 15 tầng được thu gom vào cầu thu mưa DN100 và chảy vào hệ thống thốt nước mưa ngồi nhà là cống tròn BTCT D600 - D800 thu gom nước mưa sau đó thải ra tuyến cống hộp thu gom nước mưa hiện có 2Mx2M ở đường Trần Quang Khải. Địa hình khu đơ thị cao ráo nên khả năng thốt nước nhanh, khơng bị ngập úng cục bộ.

- Đối với khối nhà thấp tầng:

Nước mưa từ các nhà liên kế được thu gom vào cầu thu mưa DN80 và chảy vào hệ thống thốt nước mưa ngồi nhà (hệ thống cống tròn BTCT D600 - D800) sau đó thải ra tuyến cống hộp thu gom nước mưa hiện có 2Mx2M ở đường Trần Quang Khải.)

(Thể hiện ở bản vẽ tổng mặt bằng thoát nước mưa kèm ở phần phụ lục)

3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn

* Giảm thiểu tác động do chất thải rắn sinh hoạt:

Đối với khối nhà cao tầng:

- Mỗi hộ kinh doanh hay hộ gia đình sẽ tự trang bị thùng rác tùy theo nhu cầu sử dụng.

- Hệ thống đổ rác sử dụng là thang máy riêng biệt tại mỗi tầng với phòng gom rác riêng biệt từ tầng hầm đến tầng 15.

- Phịng chứa rác diện tích 9,7m2 (Bao gồm: Diện tích khu vực lưu giữ chất thải sinh hoạt thông thường là 4,6m2; diện tích khu vực lưu giữ CTNH là 2,3m2; diện tích khu vực bố trí trục hút mùi là 1m2; diện tích khu vực hút khói là 1,8m2). Trong đó, phịng chứa rác thải sinh hoạt có bố trí 5 thùng chứa rác loại 120 lít bằng nhựa, có nắp đậy kín.

- Hệ thống đổ rác tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy, chống ồn, có giải pháp ngăn mùi tại các phòng đệm đổ rác.

- Tại các phịng gom rác đều có hệ thống thu nước thải và được bố trí tại tầng 1. Trong phòng này được ốp gạch ceramic cao chạm trần nhằm mục đích cho dễ dàng vệ sinh khi cần, nền lát gạch ceramic chống trơn trượt.

- Các phịng chứa rác đều có hệ thống vịi nước để vệ sinh và rửa định kỳ làm bằng vật liệu có khả năng chống cháy cao.

- Ở phía dưới là cùng của hệ thống có một hành lang để xe chứa rác đi vào lấy rác tại cửa thang máy bằng thép có chức năng chống cháy tự động. Khi có sự cố bắt lửa trong phịng thu gom rác thì van chống cháy nằm trong cửa xả rác sẽ tự động bật ra và đóng kín cửa xả lại, ngăn khơng cho lửa lan lên các tầng trên qua hệ thống thu dẫn rác. Phòng thu gom rác được thiết kế độ dốc 2% nghiêng về phía ga thu, ở phía cửa có thiết kế rãnh thu nước sau đó xả ra hệ thống thoát nước chung.

- Trong hợp đồng bán/thuê các căn nhà liền kề, căn hộ chung cư, shophouse chủ đầu tư sẽ có điều khoản yêu cầu các chủ hộ phải đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Ban quản lý khu đô thị sẽ hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường và phát triển đơ thị Quảng Bình vận chuyển rác thải về bãi rác chung Đồng Hới - Bố Trạch hàng ngày.

Đối với khu vực nhà thấp tầng:

Mỗi hộ gia đình sẽ tự trang bị thùng rác loại tùy theo từng loại hình kinh doanh và phân loại rác tại nguồn thải. Đồng thời, hợp đồng với Công ty Cổ phần

Môi trường và Phát triển đơ thị Quảng Bình vận chuyển rác thải về bãi rác chung Đồng Hới - Bố Trạch hàng ngày.

* Giảm thiểu tác động do chất thải nguy hại:

Ban quản lý khu đô thị sẽ thực hiện các biện pháp thu gom, lưu chứa, phân loại, vận chuyển rác thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Đối với khu vực nhà cao tầng:

- Đảm bảo vận hành an tồn thiết bị máy móc đảm bảo khơng để rị rỉ dầu mỡ tại khu đô thị.

- Chất thải nguy hại bao gồm các loại giẻ lau dính dầu, pin, mực in, bóng đèn hư hỏng... được thu gom vào 3 thùng chứa CTNH loại 120 lít có nắp đậy kín có biển dấu hiệu cảnh báo theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến CTNH và có kích thước 30cm mỗi chiều được bố trí trong phịng chứa CTRNH diện tích 2,3m2 ở phịng chứa rác thải chung diện tích 9,7m2.

- Định kỳ (6 tháng/lần) chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng xử lý chất thải nguy hại để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

Đối với khu vực nhà thấp tầng:

Tại mỗi căn hộ tùy theo từng loại hình kinh doanh, có số lượng chất thải phát sinh khác nhau mà chủ căn hộ sẽ có biện pháp phân loại thu gom và chuyển giao cho đơn vị có chức năng theo quy định.

3.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường không liên quan đến chất thải: chất thải:

1. Biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn, độ rung

- Máy phát điện đặt ở tầng hầm, trong phịng kín cách biệt với các phịng trong khu vực tòa nhà 15 tầng và chỉ sử dụng trong trường hợp khu vực bị mất điện nên hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn đến các khu vực xung quanh.

- Định kỳ bảo dưỡng các máy móc thiết bị như máy phát điện, hệ thống điều hòa...

Một phần của tài liệu TOM TAT DTM QUY DAT TINH LO 561(1) (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)